Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 11 - Bài 10 - Nguồn âm (tiết 1)

1.Về kiến thức:

- Giúp học sinh biết được nguồn âm là các vật dao động. Nêu được một số thí dụ về nguồn âm.

- Biết được 2 đặc điểm của âm là độ cao ( trầm, bổng) và độ to của âm.

 2.Về kĩ năng:

- Rèn kỹ năng nhận biết được âm trầm,bổng, to, nhỏ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 11 - Bài 10 - Nguồn âm (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 7A Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Lớp: 7B Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Tiết 11 Bài 10 NGUỒN ÂM I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: Giúp học sinh biết được nguồn âm là các vật dao động. Nêu được một số thí dụ về nguồn âm. Biết được 2 đặc điểm của âm là độ cao ( trầm, bổng) và độ to của âm. 2.Về kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận biết được âm trầm,bổng, to, nhỏ. Nêu được một số ví dụ chứng tỏ được âm truyền được trong chất lỏng, rắn, khí. 3.Về thái độ - Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, tích hợp nội dung bảo vệ môi trường. - Tập tính độc lập suy nghĩ, mạnh dạn nêu ý kiến của mình. Biết phối hợp với bạn trong hoạt động nhóm II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Một số nguồn âm : âm thoa, trống, sợi day cao su, thìa, cốc thuỷ tinh. - Ống nghiệm (7 ống) + chậu nhựa chứa nước - Lá chuối, kèn 2. Học sinh: - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 10 III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ : - Không kiểm tra - Sĩ số lớp 7A : 36 Vắng : 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1:Tạo tình huống học tập (5 Phút) Cho HS quan sát, lắng nghe ĐT để trong hộp, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi ? ?: Có hiện tượng gì xảy ra ở trong hộp ? ?: Em cho dự đoán vật phát ra âm ? GV giới thiệu chương. Giới thiệu bài mới. Hoạt động 2: Nhận bíêt nguồn âm (10 phút) - GV tiến hành thí nghiệm dùng dùi đánh trống, 2,3 tiếng yêu cầu quan sát hiện tượng. - GV đặt câu hỏi cho học sinh trả lời: Âm phát ra từ đâu? Cái trống gọi là nguồn âm định nghĩa nguồn âm là gì ? Yêu cầu học sinh thực hiện C2 Hoạt động 3: Nghiên cứu đặc điểm của nguồn âm Thí nghiệm 1: - Y/c mỗi nhóm lấy ra 1 sợi dây cao su ( thun) kéo thun ra và bún vào cho sợi dây phát ra âm sợi dây có gì khác so với ban đầu? Thí nghiệm 2: gõ vào thành cốc thủy tinh ta nghe được âm. YC HS trả lời C4: Thí nghiệm 2: Đặt viên phấn trên âm thoa, yc hs tạo ra âm trên âm thoa, quan sát hiện tượng ? Gõ cho âm thoa phát ra âm, dùng tay chạm nhẹ, chạm mạnh vào âm thoa nhận xét gì? - Khi phát ra âm thì nguồn âm có đặc điểm gì khác thường? Thông báo : chuyển động, rung rinh, lắc lư,… gọi là dao động. Tổng hợp ý kiến : khi phát ra âm, mọi vật đều dao động. GDMT: Để bảo vệ giọng nói của người, ta cần tập luyện thường xuyên, tránh nói quá to, không nên hút thuốc lá. Hoạt động 4: Vận dụng - Y/c học sinh tự vận dụng C6,C7. C8: nhóm đưa ra cách kiểm tra. HS : Quan sát, lắng nghe Tiếng nhạc phát ra trong hộp Chiếc điện thoại - Âm phát ra từ cái trống. - Học sinh đưa ra định nghĩa nguồn âm ghi vào vở - C2: kể tên một số nguồn âm:… C3: Sợi dây rung rinh. Làm thí nghiệm - C4: Viên phấn bị lăn. Chạm nhẹ: tay tê (âm thoa dao động). Chạm mạnh : tay tê không nghe âm phát ra. Nguồn âm rung rinh, chuyển động,… Học sinh ghi đặc điểm của nguồn âm. Cá nhân trả lời C6, C7. Thảo luận nhóm C8. HS trả lời cá nhân, HS khác nhận xét . - Đọc tài liệu. I. Nhận bíêt nguồn âm - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm - Ví dụ : Giọng nói, tiếng trống trường, tiếng đài phát thanh, tiếng tivi…. II. Đặc điểm của nguồn âm 1. Thí nghiệm : 2. Kết luận: - Vị trí cân bằng: Là vị trí vật đứng yên. - Các vật phát ra âm đều dao động. III.Vận dụng C8: dùng một mảnh giấy nhỏ gắn ở miệng lọ. Khi ta thổi nếu mảnh giấy dao động chứng tỏ cột không khí trong ống dao động 3/.Củng cố: - GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ. - Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết. - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sách bài tập. 4/.Dặn dò : - Làm bài tập trong sách bài tập - Chuẩn bị bài 11 “ ĐỘ CAO CỦA ÂM ”

File đính kèm:

  • docDUGIOI.doc