- Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm
- Nhận biết một số nguồn âm thường gặp trong đời sống
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống ,kèn,sáo .v.v
b. Kĩ năng
- Quan sát thí ngiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động
c. Thái độ
- Yêu thích môn học
27 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 11 - Bài 10: Nguồn âm (tiết 4), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b. Đề kiểm tra
Câu 1:(3,5đ):
a, Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng?
b, Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng?
Câu 2:(2®) Ta nhìn thấy một vật khi nào? Lấy 2 ví dụ về nguồn sáng?
G
A
B
Câu 3: (2®): Cho 3 loại gương: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có cùng kích thước và một cây nến đang cháy. Không sờ vào gương, làm thế nào để phân biệt được 3 loại gương đó?
Câu 4:(2,5đ) Cho vật AB đặt trước gương phẳng (hình vẽ 1)
a. Vẽ ảnh của AB tạo bởi gương phẳng.
b. Vẽ tia tới bất kì AI trên gương và vẽ tia tới phản
xạ IR tương ứng. Có nhận xét gì về tia RI kéo dài?
3. Đáp án và biểu điểm
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1:
(3,5 điểm)
a. Trong môi trường trong suất và đồng tính ánh sáng truyền theo đườg thẳng
b. Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
1,5 điểm
1 điểm
1 điểm
Câu 2:
(2 điểm)
–Ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
VD về nguồn sáng: Mặt trời, ngọn nến đang cháy, ...
1 điểm
1 điểm
Câu 3:
(2 điểm)
- Gương phẳng cho ảnh của cây nến bằng vật, Gương cầu lồi cho ảnh của cây nến nhỏ hơn vật, Gương cầu lõm cho ảnh của cây nến to hơn vật
2 điểm
Câu 4:
(2.5 điểm)
Á
B
I’
A’/
B’
2,5 điểm
4. Nhận xét, đánh giá sau tiết kiểm tra.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Chương 2
ÂM HỌC
Ngày soạn: 26/10/2012
Ngày dạy: 7ABC: 30/10/2012
Tiết 11
BÀI 10: NGUỒN ÂM
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm
- Nhận biết một số nguồn âm thường gặp trong đời sống
- Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống ,kèn,sáo ..v.v
b. Kĩ năng
- Quan sát thí ngiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động
c. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Nắm được hiểu biết BVMT chống tiếng ồn
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
* Cả lớp: 1 cốc không, 1 cốc có nước
b. Chuẩn bị của HS
* Mỗi nhóm học sinh:
- 1 sợi dây cao su mãnh
- 1 dùi trống và trống, cốc thủy tinh, thìa
- 1 âm thoa và búa cao su, 1 quả bóng bàn
- 1 tờ giấy
- 1 tờ lá chuối
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (0’)
b. Dạy bài mới
*ĐVĐ: (5’)
- Giáo viên gọi học sinh đọc thông báo của chương và trả lời các câu hỏi:
- Chương “Âm học” nghiên cứu những vấn đề gì?
- Gọi học sinh đọc tình huống ở đầu bài
- Học sinh đọc thông báo
- HS: Học sinh trả lời vấn đề cần nghiên cứu như sách giáo khoa
- Học sinh đọc phần mở bài sách giáo khoa và nêu vấn đề: Âm thanh được tạo ra như thế nào?
* Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(5’)
Nhận biết nguồn âm
Gọi học sinh đọc C1, sau đó cả lớp giữ yên lặng trong 1 phút để trả lời C1?
Giáo viên thông báo: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
Gọi học sinh nêu ví dụ về nguồn âm.
Học sinh đọc sách giáo khoa
1 phút giữ trật tự lắng nghe âm thanh và trả lời C1
Học sinh nêu ví dụ : kèn, trống,..
I. Nhận biết nguồn âm
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm
Hoạt động 2(25’)
Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm làm thí nghiệm 1 theo các bước:
1. Một bạn dùng tay kéo căng sợi dây cao su nhỏ( dây ở vị trí cân bằng)
2. Một bạn khác dùng ngón tay bật sợi dây cao su đó.
- Vị trí cân bằng của sợi dây cao su là vị trí nào ?
- Giáo viên hứơng dẫn học sinh làm thí nghiệm vừa lắng nghe, vừa quan sát hiện tượng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2:
- Dùng thìa gõ vào cốc thủy tinh quan sát hiện tượng và lắng nghe âm phát ra ?
C4: Vật nào phát ra âm ?
Vật đó có rung động không ?
Nhận biết điều đó bằng cách nào ?
- Để học sinh dễ quan sát giáo viên thay cốc thuỷ tinh bằng trống và làm thí nghiệm tương tự
Giáo viên cho học sinh làm
thí nghiệm 3
Dùng búa gõ nhẹ vào nhánh âm thoa, lắng nghe và quan sát để trả lời câu hỏi
C5: Âm thoa có dao động không? Hãy tìm cách kiểm tra xem khi phát ra âm thì âm thoa dao động ?
- Chọn 1 trong những phương án đã nêu để làm thí nghiệm kiểm tra
- Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận
Học sinh đọc các bước làm thí nghiệm.
Vị trí đứng yên, nằm trên đường thẳng
Học sinh hoạt động nhóm làm thí nghiệm theo các bước giáo viên hướng dẫn
+ Quan sát dây cao su rung động
+ Nghe được âm phát ra
Học sinh hoạt động nhóm làm thí nghiệm 2
Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời.
Cốc thủy tinh phát ra âm và rung động
Học sinh nêu phương án nhận biết
Học sinh quan sát nhận xét
Học sinh hoạt động nhóm làm thí ngiệm 3
Âm thoa dao động
Học sinh nêu phương án
+ Sờ tay vào nhánh âm thoa thấy âm thoa dao động.
+ Đặt quả bóng cạnh âm thoa thấy quả bóng nảy ra
Học sinh chọn phương án và làm thí nghiệm kiểm tra
Học sinh hoàn thành kết luận
II. Đặc điểm của nguồn âm:
Khi phát ra âm các vật đều dao động
Hoạt động 3(7’)
Vận dụng
* Vận dụng:
Gọi học sinh làm C6: Em hãy làm cho tờ giấy hoặc lá chuối phát ra âm ?
Tương tự cho học sinh trả lời C7: Hãy tìm hiểu xem bộ phận nào dao động phát ra âm trong 2 nhạc cụ mà em biết ?
C8: Nếu em thổi vào miệng một lọ nhỏ, cột không khí trong lọ sẽ dao động và phát ra âm. Hãy tìm cách kiểm tra xem có đúng khi đó cột không khí dao động không ?
C9 : Giáo viên hứơng dẫn về nhà học sinh làm
Lấy 7 cái ly đổ vào đó mực nước khác nhau và gõ nhẹ sẽ nghe được âm khác nhau.
C6: Tuỳ học sinh, có thể cuộn lá chuối thành kèn để thổi
Học sinh trả lời C7
+ Đàn ghita thì dây đàn dao động phát ra âm.
+ Trống thì mặt trống dao động phát ra âm
Học sinh nêu phương án có thể dán giấy ở miệng lọ sẽ thấy giấy rung động.
Học sinh nghe giáo viên hứơng dẫn để về nhà thực hiện
III. Vận dụng
C6:
C7:
C8:
C9:
c. Củng cố, luyện tập (2’)
- Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì ?
- Cho học sinh đọc mục “ Có thể em chưa biết”
Học sinh nêu : Có chung đặc điểm đều dao động
Học sinh đọc : “Có thể em chưa biết” ,tìm hiểu m cao, m thấp
d. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Về nhà làm bài tập: 10.1 đến 10.5 trang 10,11 sách bài tập
- Chuẩn bị bài:” Độ cao của âm”
4. Nhận xét, đánh giá sau bài dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 04/11/2012
Ngày dạy: 7ABC: 07/11/2012
Tiết 12
BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ.
- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật
b. Kĩ năng
- Tiến hành được thí nghiệm để rút ra các kiến thức của bài học
c. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Trung thực trong quá trình làm thí nghiệm và báo cáo kết quả
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
* Cả lớp: 1 quạt tiến hành thí nghiệm hình 11.3
b. Chuẩn bị của HS
* Mỗi nhóm học sinh:
- 1 một con lắc đơn chiều dài 20 cm
- 1 con lắc đơn chiều dài 40 cm
- Nguồn điện 3 V
- 1 miếng phim nhựa, 1 lá thép
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Các nguồn âm có chung đặc điểm gì?
- Sửa bài tập 10.1 , 10.2 trong sách bài tập.
Giáo viên nhận xét thống nhất cho điểm
HS:
Khi phát âm các vật đều dao động
Bài 10.1
D. Dao động
Bài 10.2
D. Khi làm vật dao động.
Học sinh khác lắng nghe và nêu nhận xét
b. Dạy bài mới
*ĐVĐ: (2’)
- Gọi 1 em nam và 1 em nữ mỗi em hát 1 đoạn của bài hát “Đội ca”
Yêu cầu cả lớp nhận xét bạn nào hát giọng cao, bạn nào hát giọng thấp
GV: Các bạn trai thường có giọng trầm (thấp), các bạn gái thường có giọng bổng (cao). Khi nào phát ra âm trầm? Khi nào phát ra âm bổng? Ta tìm câu trả lời trong bài học hôm nay.
* Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(15’)
Quan sát dao động nhanh chậm và nghiên cứu khái niệm tần số
Giáo viên tiến hành thí nghiệm như hình 11.1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách xác định một dao động: quá trình con lắc đi từ biên bên phải sang biên bên trái và trở lại biên bên phải
- Tiến hành thí nghiệm cả lớp đếm to thành tiếng và cử 1 em theo dõi thời gian 10 giây.
- Treo bảng phụ (bảng câu c1) yêu cầu 2 em lên điển kết quả (số dao động của con lắc trong 1 dây)
- Hướng dẫn học sinh xác định tần số dao động trong 1 giây.
- Giáo viên cho học sinh nhận xét kết quả của các bạn
- Giáo viên thông báo kn, đơn vị của tần số, kí hiệu.
- Hãy so sánh tần số dao động của con lắc a và con lắc b rồi rút ra nhận xét ?
Học sinh lắng nghe sự hướng dẫn của giáo viên để biết thế nào là 1 một dao động
- Trả lời theo hướng dẫn của giáo viên
2 em lên điền kết quả
Học sinh lần lượt tính số dao động của con lắc a, b
Học sinh so sánh tần số dao động của con lắc a, b và hoàn thành phần nhận xét.
I. Dao động nhanh, chậm -Tần số
* Thí nghiệm 1
C1:
Con lắc
Dao động nhanh ?
Dao động chậm ?
Số dao động trong 10 giây
Số dao động trong 1 giây
a
b
- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số
+ Đơn vị: Héc
+ Kí hiệu: Hz
C2: Con lắc b có tần số dao động lớn hơn.
* NX: Dao động càng nhanh (chậm) tần số dao động càng lớn (nhỏ)
Hoạt động 2(15’)
Nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm 2
Cố định đầu thước đàn hồi có chiều dài khác nhau. Lần lượt bật nhẹ đầu tự do của thứơc cho chúng dao động
Hãy quan sát kĩ thí nghiệm để trả lời C3
+ Phần tự do của thước dài dao động…………âm phát ra……..
+ Phần tự do của thước ngắn dao động……..âm phát ra………..
Giáo viên hứơng dẫn học sinh làm thí nghiệm 3
Chạm góc miếng bìa vào hàng lỗ trên đĩa quay trong 2 trường hợp:
+ Đĩa quay chậm
+ Đĩa quay nhanh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thay đổi vận tốc của đĩa nhựa bằng cách thay đổi số pin.
- Tương tự yêu cầu học sinh hoàn tnành C4
Sau khi học sinh làm thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3 gọi học sinh hoàn thành kết luận
Học sinh hoạt động nhóm làm thí nghiệm 2
Học sinh làm thí nghiệm trong 2 trường hợp:
+ Phần tự do của thước dài
+ Phần tự do của thước ngắn
Học sinh quan sát và rút ra nhận xét.
C3
Học sinh làm thí nghiệm 3 theo sự hướng dẫn của giáo viên
Học sinh hoàn thành C4
Học sinh hoàn thành kết luận
II. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)
* Thí nghiệm 2
C3:
- Phân tự do của thước dài dao động (chậm), âm phát ra (thấp)
- Phân tự do của thước ngắn dao động (nhanh), âm phát ra (cao)
* Thí nghiệm 3
C4 :
- (chậm) – (thấp)
- (nhanh) – (cao)
* Kết luận
Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp)
Hoạt động 3(5’)
Vận dụng
C5: Một vật dao động có tần số 50Hz và một vật khác có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn ? Vật nào phát ra âm thấp hơn ?
C6: Hãy tìm hiểu xem khi vặn dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào ? Và tần số lớn, nhỏ ra sao?
Học sinh hoạt động cá nhân trả lời
C5: + Vật có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn.
+ Vật có tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn.
C6: Dây căng nhiều thì âm cao tần số dao động lớn. Dây căng ít thì âm thấp tần số dao động nhỏ
Học sinh hoạt động cá nhân để trả lời C7
III. Vận dụng
C5:
+ Vật có tần số 70 Hz dao động nhanh hơn.
+ Vật có tần số 50 Hz phát ra âm thấp hơn.
C6:
C7:
c. Củng cố, luyện tập (3’)
- Tần số là gì ? Đơn vị và kí hiệu?
HS1: Số dao động trong 1 giây gọi là tần số
+ Đơn vị: Héc
+ Kí hiệu: Hz
Sự phụ thuộc của âm cao (bổng), âm thấp (âm trầm) như thế nào với tần số của chúng?
HS2: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ) âm phát ra càng cao (thấp)
- GV gọi học sinh nhận xét, đánh giá cho điểm.
d. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Về nhà làm bài tập: 11.1 đến 11.5 trang 26 sách bài tập
- Đọc mục “có thể em chưa biết”
4. Nhận xét, đánh giá sau bài dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 10/11/2012
Ngày dạy: 7ABC: 14/11/2012
Tiết 13
BÀI 12: ĐỘ TO CỦA ÂM
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ.
- Nêu được ví dụ về âm to, nhỏ là do biên độ dao động của vật
b. Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm rút ra được :
- Khái niệm biên độ dao động
- Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ
c. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Trung thực trong quá trình làm thí nghiệm và báo cáo kết quả
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
* Cả lớp: 1 máy chiếu
b. Chuẩn bị của HS
* Mỗi nhóm học sinh:
- 1 trống + dùi 1, giá thí nghiệm, 1 con lắc bấc,1 lá thép mỏng
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (4’)
Kiểm tra 1 học sinh:
Tần số là gì ? Đơn vị của tấn số ? Khi nào âm phát ra cao?
Sữa bài tập 11.1 (SBT – Tr 26)
HS:
- Số dao động trong 1 giây gọi là tần số
+ Đơn vị: Héc
- Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
Bài 11.1
D. Khi tần số dao động lớn hơn
Học sinh khác lắng nghe và nêu nhận xét
b. Dạy bài mới
*ĐVĐ: (1’)
Một dao động thường phát ra âm có độ cao nhất định? Nhưng khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ?
* Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(25’)
Nghiên cứu về biên độ dao động.
Mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra
Giáo viên gọi học sinh đọc thí nghiệm 1
Hãy cho biết thí nghiệm gồm những dụng cụ nào?
- Tiến hành thí nghiệm theo các bước (máy chiếu)
+ Cố định đầu thứơc thép đàn hồi có chiều dài khoảng 20 cm trên mặt hộp gỗ
+ Nâng đầu tự do của thước lệch khỏi vị trí cân bằng rồi buông tay cho nó dao động trong hai trường hợp:
a. Đầu thước lệch nhiều
b. Đầu thước lệch ít.
- Chiếu bảng phụ (bảng 1) cho học sinh hoàn thành bảng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận về kết quả thí nghiệm.
Giáo viên thông báo về biên độ dao động.
Gọi học sinh làm việc cá nhân trả lời C2
* ĐVĐ: Đối với thí nghiệm khác thì liệu giữa độ to của âm và biên độ dao động có sự tương tự không?
Ta sang TN2
- Nếu em có cái trống và quả cầu bấc treo trên sợi dây hãy nêu phương án làm thí nghiệm kiểm tra ?
Giáo viên cho các nhóm làm thí nghiệm kiểm tra
Biên độ của quả bóng lớn ( nhỏ ) thì mặt trống dao động như thế nào?
Gọi học sinh hoàn thành C3
Qua 2 thí nghiệm yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận
Cá nhân học sinh đọc sách giáo khoa
Nêu được dụng cụ gồm hộp gỗ và lá thép mỏng
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát, lắng nghe âm phát ra và ghi kết quả vào bảng 1
Học sinh trả lời C2, học sinh khác nhận xét
Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát lắng nghe âm phát ra và nêu nhận xét.
+ Gõ nhẹ: âm nhỏ nên quả bóng dao động với biên độ nhỏ
+ Gõ mạnh: âm to nên quả bóng dao động với biên độ lớn.
- Đề xuất một số phương án thí nghiệm kiểm tra.
- Đọc
I. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động
* Thí nghiệm 1
C1
Bảng 1
Cách làm thước dao động
Đầu thước dao động mạnh hay yếu ?
Âm phát ra to hay nhỏ ?
a. Nâng đầu thước lệch nhiều
(Mạnh)
(To)
b. Nâng đầu thước lệch ít
(Yếu)
(Nhỏ)
* Khái niệm biên độ dao động:
Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó gọi là biên độ dao động
C2:
Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ)
* Thí nghiệm 2
C3:
Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ), tiếng trống càng to (nhỏ)
* Kết luận
Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn
Hoạt động 2(5’)
Tìm hiểu độ to của âm
Giáo viên thông báo
Giáo viên giới thiệu bảng 2 độ to của một số âm (dùng máy chiếu)
Độ to của âm là bao nhiêu thì làm đau tai ?
Học sinh theo dõi
Học sinh trả lời
130 dB thì làm đau tai
II. Độ to của một số âm
* Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben.
Kí hiệu: dB
Bảng 2: Độ to của một số âm (SGK/35)
Hoạt động 3(5’)
Vận dụng
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân để trả lời C4, C6
C7: Giáo viên thông báo khoảng 70-80 dB
- Trả lời cá nhân
- Trả lời cá nhân
III. Vận dụng
C4: Khi gảy mạnh một dây đàn thì âm sẽ to vì khi gảy mạnh dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.
C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Ngược lại biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.
c. Củng cố, luyện tập (4’)
- Độ to, nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ dao động như thế nào ?
- Đơn vị đo độ to của âm ?
- Gọi học sinh đọc “ Có thể em chưa biết”
HS: Trả lời
d. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Về nhà học phần ghi nhớ
- Làm bài tập: 12.- 12.8 (SBT- Tr 28,29)
- Đọc mục “có thể em chưa biết”
4. Nhận xét, đánh giá sau bài dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 17/11/2012
Ngày dạy: 7ABC: 21/11/2012
Tiết 14
BÀI 13: MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM
1. Mục tiêu
a. Kiến thức
- Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không.
- Nêu được trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau.
b. Kĩ năng
- Làm được thí nghiệm để chứng tỏ âm truyền qua môi trường rắn, lỏng, khí
c. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Trung thực trong quá trình làm thí nghiệm và báo cáo kết quả.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
* Cả lớp: 1 máy chiếu
b. Chuẩn bị của HS
* Mỗi nhóm học sinh:
- Mỗi nhóm học sinh:
- 2 trống, 1 dùi trống, giá đỡ, 1 bình to đựng đầy nứơc
- 1 nguồn âm vi mạch, 1 giá pin , tranh vẽ to hình 13.4
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (4’)
- Hãy nêu độ to của âm phụ thuộc vào biên độ như thế nào ?
- Đơn vị đo độ to của âm là gì ?
- Sữa bài tập 12.1; 12.2 (SBT- Tr 28)
HS
Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn
* Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben. Kí hiệu: dB
12.1. B;
12.2. (đêxi ben). (càng to); (càng nhỏ)
- Gọi 1 em nhận xét
- Giáo viên nhận xét thống nhất chấm điểm.
b. Dạy bài mới
*ĐVĐ: (1’)
Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao?
* Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1(25’)
Nghiên cứu môi trường truyền âm
Giáo viên cho nghiên cứu thí nghiệm 1
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm thí nghiệm 1.
Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm theo nhóm
Giáo viên quan sát học sinh làm thí nghiệm hướng dẫn học sinh
Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận kết quả thí nghiệm theo 2 câu C1, C2
- Cho học sinh làm thí nghiệm 2 sách giáo khoa
Bố trí thí nghiệm như hình 13.2 chú ý bạn gõ vào bàn thì gõ khẽ sao cho bạn đứng ( không nhìn bạn gõ ) không nghe thấy được
Qua thí nghiệm yêu cầu học sinh trả lời C3
- Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 3 nêu dụng cụ cần để làm thí nghiệm
C4: Âm truyền đến tai qua những môi trường nào ?
Giáo viên sử dụng hình vẽ hình 13.4
Giáo viên mô tả thí nghiệm yêu cầu học sinh quan sát và lắng nghe
Từ kết quả TN trên chứng tỏ điều gì ?
Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận chung
- Yêu cầu học sinh phan ánh thì
Học sinh nghiên cứu thí nghiệm sách giáo khoa chuẩn bị làm việc nhóm
- Khi gõ vào trống 1 quan sát thấy cả 2 quả cầu đều dao động
quả cầu 1 dao động mạnh hơn quả cầu 2
Cá nhân học sinh trả lời C1, C2
Học sinh làm thí nghiệm thay đổi vị trí cho nhau để tất cả cùng thấy được hiện tượng
Bạn B đứng không nghe thấy tiếng gõ của bạn A. Bạn C áp tai vào bàn nghe thấy tiếng gõ.
C3: Âm truyền đến tai qua môi trường rắn
Học sinh nêu dụng cụ thí nghiệm, học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
C4: Môi trường lỏng, khí
Học sinh quan sát hình vẽ và lắng nghe
Âm không truyền được trong chân không.
Học sinh hoàn thành kết luận
I. Môi trường truyền âm
* Thí nghiệm
1. Sự truyền âm trong chất khí
C1: Rung động và lệch ra khỏi vị trí cân bằng ban đầu. Điều đó chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống thứ nhất sang mặt trống thứ 2.
C2: Quả cầu bấc thứ hai có biên độ dao động nhỏ hơn so với quả cầu bấc thứ nhất.
* Kết luận: Độ to của âm càng giảm khi càng ở xa nguồn âm và ngược lại.
2. Sự truyền âm trong chất rắn.
C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường rắn.
3. Sự truyền âm trong chất lỏng.
C4: Âm truyền đến tai qua những môi trường rắn, lỏng, khí
-Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí.
- Ở vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ
Hoạt động 2(5’)
Vận tốc truyền âm
Yêu cầu học sinh đọc thông báo sách giáo khoa
- Trong môi trường nào âm truyền nhanh nhất ?
- Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép ?
Học sinh đọc thông báo
Âm truyền nhanh nhất trong môi trường rắn
- Vận tốc truyền âm trong không khí nhỏ hơn nước, trong nước nhỏ hơn thép.
II. Vận tốc truyền âm:
Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí
Hoạt động 3(5’)
Vận dụng
Yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời C7, C8
- Môi trường nào truyền âm?
- Học bài, trả lời C9, C10
- Bài tập 13.1 đến 13.5 trang 14 sách bài tập
- Đọc thêm “ Có thể em chưa biết:
- Xem trước: “ Phản xạ âm- Tiếng vang”
C7: Nhờ môi trường không khí
C8: Tùy học sinh
III. Vận dụng
C7: Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí.
c. Củng cố, luyện tập (4’)
- Môi trường nào truyền âm?
- HS trả lời: rắn, lỏng, khí
d. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Học bài, trả lời C8 - C10
- Bài tập 13.1 đến 13.5 trang 14 sách bài tập
- Đọc thêm “ Có thể em chưa biết:
- Xem trước: “ Phản xạ âm- Tiếng vang”
4. Nhận xét, đánh giá sau bài dạy
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Ly 7 CKTKN tu tiet 1016.doc