1/Kiến thức :
* Kiến thức quy định theo chuẩn:
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.
* Mức độ thể hiện cụ thể:
[NB]. Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
[TH]. Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
4 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 12 - Tuần 12 - Bài 11: Độ cao của âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Ngày soạn :31/10/2011
Tiết 12 Ngày dạy :4/11/2011
BÀI 11: ĐỘ CAO CỦA ÂM
I/ MỤC TIÊU :
1/Kiến thức :
* Kiến thức quy định theo chuẩn:
- Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ.
- Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ.
* Mức độ thể hiện cụ thể:
[NB]. Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
[TH]. Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
[TH]. Tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao, gọi là âm cao hay âm bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì âm phát ra thấp gọi là âm thấp hay âm trầm.
2/Kỹ năng :
* Kĩ năng quy định theo chuẩn;
- Nêu được ví dụ về âm trầm, bổng là do tần số dao động của vật.
* Mức độ thể hiện cụ thể:
[VD]. Lấy được một ví dụ về âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật.
3/Thái độ :
-Báo cáo nghiêm túc,trung thực
II/ CHUẨN BỊ:
Mỗi nhóm:
-Một con lắc đơn 20cm, một con lắc đơn 40cm, một đĩa quay có đục những hàng lỗ cách đều nhau và được gắn chặt vào trục động cơ, nguồn điện từ 6V đến 9V, một tấm bìa mỏng
- Hai lá thép mỏng
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt Động 1: Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ- Bài mới: ( 5 phút )
Hoạt động điều khiển của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Các nguồn âm có đặc điểm gì giống nhau? Làm 10.1, 10.2
3. Bài mới:
Khi ta gõ hay thổi vào đàn ống nghiệm âm phát ra có giống nhau không? Vậy âm nghe ntn?
Vậy khi nào âm phát ra trầm, khi nào âm phát ra bổng?
- Học sinh lên bảng kiểm tra theo chỉ định của giáo viên
-HS dưới lớp lắng nghe và nhận xét
_ Học sinh chú ý lắng nghe giáo viên giới thiệu bài mới
Kiến thức: ôn lại kiến thức bài cũ để xây dựng kiến thức mới
-Tạo sự cần thiết phải tìm hiểu bài mới
Hoạt Động 2: Dao động nhanh, chậm – tần số dao động (14phút )
Điều khiển của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
-Yêu cầu hs quan sát h11.1 dụng cụ TN gồm những dụng cụ nào?
- Yêu cầu hs đọc TN và C1
Gv hướng dẫn cho hs cách xác định 1 dao động, đếm số dao động của từng con lắc trong 10s
-Yêu cầu 1 hs theo dõi thời gian, một hs xác định số dao động
- Yêu cầu hs tính số dao động trong 1s?
-Gv thông báo khái niệm về tần số, đơn vị và ký hiệu của tần số
- Yêu cầu hs làm C2 và rút ra nhận xét sau khi làm Tn
- Gv nhận xét và thống nhất ghi
- Học sinh quan sát hình trả lời các dụng cụ của thí nghiệm
- Hs đọc TN và C1
- Hs theo dõi Cách xác định một dao động do giáo viên hướng dẫn
- Hoạt động nhóm tiến hành Tn. Chú ý hai con lắc lệch một góc như nhau
Hs tiến hành tính số dao động
- Học sinh thu nhận thông tin và học sinh ghi vở
Hs trả lời C2
- Hs theo dõi và ghi vở
* Kiến thức
[NB]. Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc, kí hiệu là Hz.
[TH]. Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
[TH]. Tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao, gọi là âm cao hay âm bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì âm phát ra thấp gọi là âm thấp hay âm trầm.
Hoạt Động 3 : Âm cao (bổng), Âm thấp (trầm) (15phút )
Điều khiển của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
- Gv giới htiệu cách làm TN2 và hs chú ý một đầu thước phải được đặt cố định
-Yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành Thí nghiệm – trả lời C3
Gv nhận xét và thống nhất câu trả lời đúng
- GV hướng dẫn hs làm TN3 và hướng dẫn cách làm thay đổi vận tốc
của đĩa quay
- Yêu cầu hs làm kết luận
Gv nhận xét và thốngnhất ghi vở
Gv : âm phát ra cao hay thấp phụ
thuộc vào yếu tố nào? Phụ thuộc như thế nào ?
- Hoạt động nhóm tiến hành làm TN2
- Trả lời C3 – ghi vở
Hs theo dõi
- Hoạt động nhóm làm TN
Các nhóm nhận dụng cụ tiến hành Tn
Thảo luận nhóm trả lời C4
- Học sinh hoàn thành kết luận
- Hs ghi vở
- Hs trả lời
* Kiến thức
[TH]. Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn và ngược lại vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.
[TH]. Tần số dao động của vật lớn thì âm phát ra cao, gọi là âm cao hay âm bổng. Ngược lại, tần số dao động của vật nhỏ, thì âm phát ra thấp gọi là âm thấp hay âm trầm.
* Kĩ năng: Phân tích và liên hệ thực tế.
* Thái độ: Trung thực, chính xác
Hoạt động 4: Vận dụng – củng cố (11ph)
Điều khiển của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
1/ Vận dụng:
- yêu cầu hs đọc C5, C6 và trả lời
GV nhận xét
- Yêu cầu hs đọc C7
Gv làm TN C7 cho hs quan sát và lắng nghe âm phát ra
- yêu cầu hs trả lời C7
-Gv nhận xét và thống nhất câu trả lời
2/ Củng cố :
-Âm cao hay âm thấp phụ thuộc vào yếu tố nào?
-Tần số là gì? Đơn vị của tần số?
-Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng nào?
-Thế nào gọi là hạ âm? Siêu âm?
. Dặn dò:
Học bài, làm tất cà bài tập SBT
- Chuẩn bị : Độ to của âm
Hs trả lời C5, C6
Ghi vở
Hs đọc C7
Hs theo dõi giáo viên làm thí nghiệm
Hs trả lời theo sự chỉ dẫn của giáo viên
Học sinh lắng nghe nhận xét của giáo viện và ghi vở
Hs trả lời
Hs trả lời
Hs đọc có thể em chưa biết
Hs trả lời
Kiến thức : Khắc sâu kiến thức của bài học và vận dụng kiến thức
Kĩ năng:
[VD]. Lấy được một ví dụ về âm trầm, âm bổng là do tần số dao động của vật.
4
IV. PHẦN PHỤ LỤC.
V. GHI BẢNG.
I. Dao động nhanh, chậm – tần số dao động
1/ TN1 : H11.1
- tần số là số dao động trong một giây
- Đơn vị là héc(Hz)
C2: con lắc b
2/ Nhận xét: ….nhanh…..lớn; ….chậm…nhỏ
II/ Âm cao(bổng) , âm thấp (trầm)
1/ TN2: h11.2
C3: chậm , thấp ; nhanh, cao
2/ TN3: h11.3
C4: chậm, thấp ; nhanh, cao
3/ Kết luận :
- Nhanh, lớn, cao
- Chậm, nhỏ, thấp
III. Vận dụng
C5: Vật có tần số 70Hz : dao động nhanh, vật có tần số 50Hz phát ra âm trầm
C6:
-Dây đàn căng nhiều : phát ra âm cao với tần số dao động lớn
-Dây đàn căng ít : phát ra âm thấp với tần số dao động nhỏ
C7: Khi chạm miếng bìa vào vành lỗ thì âm phát ra cao vì số lỗ ở vành có nhiều lỗ hơn
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- tiết 12.doc