Một số kí thường thường dùng của vài thiết bị điện như : đèn, công tắc, nguồn điện,
+ Dùng kí hiệu để vẽ một sơ đồ mạch điện đơn giản.
+ Lắp được một mạch điện theo sơ đồ.
+ Các tác dụng của dòng điện và ứng dụng trong thực tế.
+Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều
6 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1995 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 13 - 14: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 26/02/2008
CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN
Tiết 13 - 14: II. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.
I/. MỤC TIÊU:
1. Biết:
+ Một số kí thường thường dùng của vài thiết bị điện như : đèn, công tắc, nguồn điện, …
+ Dùng kí hiệu để vẽ một sơ đồ mạch điện đơn giản.
+ Lắp được một mạch điện theo sơ đồ.
+ Các tác dụng của dòng điện và ứng dụng trong thực tế.
+Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều
dòng điện chạy trong mạch điện thực.
2. Hiểu:
+ Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
+ Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn, các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
+ Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện
3. Có kĩ năng vận dụng:
+ Vận dụng kiến thức để lắp mạch điện và giải thích các hiện tượng có liên quan.
II/. CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ:
1. Sách giáo khoa Vật Lý 7:
Trang 58 ® 65: Bài 21 ® 23
2. Sách bài tập Vật Lý 7:
(Trang 22 ® 24): Bài 21 ® 23
3. Các bài tập khác:
Sách hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 7, Sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , Bài tập trắc nghiệm
vật lý 7…
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 13:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15ph
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện :
H?: Khi có dòng địên trong mạch, ta có nhìn thấy các điện tích hay electron chuyển động không?
H?: Vậy căn cứ vào đâu để biết có dòng điện chạy trong mạch?
H? Khi có dòng điện chạy qua thì các vật dẫn điện sẽ như thế nào?
H? Khi dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn thì hiện tượng gì xảy ra với dây tóc ?
H? Đèn điốt phát quang có đặc điểm gì ?
-> Nhận xét, kết luận về tác dụng nhiệt và phát sáng của dòng điện .
- Treo bảng phụ bài tập ® Yêu cầu học sinh đọc đề và hoàn thành bài tập:Dùng gạch nối, nối mỗi điểm ở cột bên phải với điểm ở cột bên trái thích hợp.
Bóng đèn pin sáng Dòng điện đi qua
chất khí
Bóng đèn bút thử Dòng điện chỉ đi qua
điện sáng một chiều
Đèn điôt phát quang Dòng điện đi qua
sáng. kim loại
- Hướng dẫn học sinh thảo luận, chốt lại kết quả đúng.
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện :
1. Kiến thức:
Dòng điện đi qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên . nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng .
Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao .
HSTB-K: Không nhìn thấy.
® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất .
HSTB: Nêu các dấu hiệu để nhận biết có dòng điện chạy trong mạch.
® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất .
HSTB-Y:Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn bị nóng lên .
HSTB: Khi dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng .
HSTB-K: Đèn điốt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua một chiều nhất định .
® Lớp lắng nghe và tham gia nhận xét sửa sai nếu có .
- Cá nhân chú ý lắng nghe
- Cá nhân dưới lớp đọc đề, suy nghĩ và làm bài tập
HSTB: Đứng tại chỗ trả lời
® Lớp tham gia nhận xét bài bạn trên lớp và thống nhất ghi vở .
30ph
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 22.1; 22.2; 22.3 SBT:
- Treo bảng phụ bài 22.1 ® Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài 22.1 SBT.
- Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
- Treo bảng phụ bài 22.2 ® Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài 22.2 SBT.
- Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
® Liên hệ thực tế ® giáo dục và lưu ý học sinh cẩn thận tránh xảy ra trường hợp b.
- Treo bảng phụ bài 22.3 ® Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời 22.3 SBT.
® Hướng dẫn học sinh nhận xét, uốn nắn, sửa sai (nếu có), thống nhất câu trả lời.
Hoạt động 2: Giải bài tập 22.1; 22.2; 22.3 SBT:
2. Bài tập SBT:
22.1:
4 Tác dụng nhiệt của dòng điện là có ích : Nồi cơm điện, ấm điện.
4 Tác dụng nhiệt không có ích: Quạt điện, Máy thu hình , Máy thu thanh .
22.2.
a) Nếu còn nước trong ấm thì nhiệt độ của nước trong ấm cao nhất là 1000C (nhiệt độ này có được khi nước sôi )
b) Nếu vô ý để quên , nước trong ấm cạn hết thì sẽ bị cháy, ấm bị hỏng . Vì dòng điện chạy qua ấm làm nóng dây may so ở đáy ấm . Khi có nước trong ấm thì nước sẽ nóng theo . Nếu không có nước trong ấm chỉ có dây may so bị nóng nên nhiệt độ của dây có thể rất lớn làm cháy dây và hỏng bếp.
22.3. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây ?
D. Đèn báo của tivi .
- Cá nhân tự đọc đề, suy nghĩ, HSTB-Y: Lên bảng trả lời bài 22.1.
- Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời.
- Cá nhân đọc đề, suy nghĩ ® Thảo luận nhóm hoàn thành bài 22.2 vào bảng nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày:
4Nhóm 1,2,3 : trả lời câu a .
4 Nhóm 4,5,6 : trả lời câu b
- Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở.
- Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Cá nhân đọc đề, suy nghĩ .
HSTB: Đứng tại chỗ trả lời (có giải thích cách chọn )
® Cá nhân hoàn thành bài tập vào vở .
Tiết 14:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
36ph
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập thêm :
4Treo bảng phụ bài tập 1 và yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài tập :
Bóng đèn nào sau đay khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?
A. Đèn đi ốt phát quang
B. Bóng đèn đuôi ngạnh
C. Bóng đèn đuôi xoáy
D. Bóng đèn bút thử điện
E. Không có trường hợp nào kể trên
- Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
4Treo bảng phụ bài tập 2 và yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài tập :
Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây?
A. Ruột ấm điện .
B. Công tắt
C. Dây dẫn điện ở gia đình
D. Đèn báo của ti vi
E. Máy bơm nước chạy điện .
- Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
4Treo bảng phụ bài tập 3 và yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài tập :
Khi các dụng cụ điện sau đây hoạt động , trường hợp nào tác dụng nhiệt của dòng điện là có lợi ?
Máy bơm nước .
Nồi cơm điện
Bàn là điện
Máy vi tính
Quạt điện
Ti vi
Bóng đèn điện
Mỏ hàn điện .
- Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng.
4Treo bảng phụ bài tập 4 và yêu cầu học sinh đọc ® thảot luận và trả lời bài tập :Tại sao không dùng đồng , thép làm dây tóc bóng đèn mà lại dùng vônfram?
- Treo bảng phụ bài tập bài 22.1 , bài 22.4 trang 63 + 64 sách bài tập chọn lọc vật lí 7 và bài tập 22.3 trang 89 Sách bài tập trắc nghiệm vật lí 7 .
- Hướng dẫn cả lớp nhận xét để chọn câu trả lời đúng.
Hoạt động 1:
Giải một số bài tập thêm :
3. Bài tập bổ sung:
Bài tập 1:
Bóng đèn nào sau đay khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?
A.Đèn đi ốt phát quang
D.Bóng đèn bút thử điện
Bài tập 2:
Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây?
D. Đèn báo của ti vi
Bài tập 3:
Khi các dụng cụ điện sau đây hoạt động , trường hợp nào tác dụng nhiệt của dòng điện là có lợi ?
B. Nồi cơm điện
C. Bàn là điện
H. Mỏ hàn
Bài tập 4:
Vì vônfram có nhiệt độ nóng chảy (33700C) cao hơn nhiệt độ để phát sáng cần thiết của bóng đèn (25000C) . Nếu dùng đồng, thép làm dây tóc thì nó sẽ bị nóng chảy khi đạt nhiệt độ để phát sáng cần thiết của đèn .
Bài 22.1 trang 63:
Chọn câu sai :
D. Tác dụng nhiệt trong mọi trường hợp là có ích.
Bài 22.4 trang 64:
Dòng điện làm cho vật cách điện bị :
D. Cả A, B, C đều sai .
Bài 22.3 trang 86:
Trong bóng đèn bộ phận nào thường làm bằng vônfram, tại sao?
C. Dây tóc : Khi phát sáng nhiệt độ dây tóc khoảng 25000C . Nhiệt độ nóng chảy của vônfram là 33700C nên dùng nó làm dây tóc.
- Cá nhân đọc đề, suy nghĩ .
HSTB-Y: Trả lời
- Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở.
- Cá nhân đọc đề suy nghĩ và trả lời .
HSTB:
Đứng tại chỗ trả lời.
® Lớp tham gia nhận xét và thống nhất ghi vở .
- Cá nhân đọc đề suy nghĩ và trả lời .
HSK:
Đứng tại chỗ trả lời.
® Lớp tham gia nhận xét và thống nhất ghi vở .
- Cá nhân đọc đề suy nghĩ ® thảo luận và cử đại diện trả lời .
® Lớp tham gia nhận xét và thống nhất ghi vở .
- Cá nhân đọc đề suy nghĩ và trả lời .
HSTB:
Trả lời bài 22.1 trang 63
(Có giải thích cách chọn)
HSTB-Y:
Trả lời bài 22.4 trang 64
(Có giải thích cách chọn)
HSK:
Trả lời bài 22.3 trang 89
(Có giải thích cách chọn)
® Lớp tham gia nhận xét thống nhất kết qủa .
8ph
Hoạt động 2:
Hướng dẫn học sinh củng cố:
- Lần lượt nêu các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời:
H?: Ta đã biết các kim loại là vật liệu dẫn điện. Qua bài này ta còn biết những vật liệu nào khác có thể dẫn điện?
H?: Kể 5 dụng cụ điện hoạt động dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện ?
H?: Kể 5 dụng cụ điện hoạt động dựa vào tác dụng phát sáng của dòng điện ?
H?: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn điện , bóng đèn sẽ phát sáng đồng thời nóng lên . Như vậy có hai tác dụng của dòng điện cùng phát huy một lúc. Hỏi trong hai tác dụng trên , tác dụng nào là quan trọng hơn, vì sao ?
-> Chốt lại các kiến thức
Hoạt động 2: Củng cố :
- Cá nhân lắng nghe các câu hỏi của giáo viên ® suy nghĩ và trả lời:
HSTB-K: Chất khí (khí nêon, hơi thuỷ ngân) và chất bán dẫn có thể dẫn điện trong những điều kiện nhất định.
HSTB: Trả lời.
HSTB-Y: Trả lời.
HSK-G: Tác dụng nào là quan trọng hơn còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng của con người. Nếu cần có ánh sáng để sinh hoạt thì tác dụng phát sáng của dòng điện là quan trọng, nhưng nếu cần có nhiệt độ cao để sấy hoặc sởi thì tác dụng nhiệt là quan trọng .
- Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút)
Về nhà : + Học bài, xem lại các bài tập đã giải.
+ Xem trước bài 23 SGK vật lí 7 .
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
Bổ sung bài tập cho học sinh lớp 7A3:
Bài 1: Đèn nêon hoạt động dựa trên nguyên lí nào ?
Dòng điện làm dây tóc nóng lên và phát sáng .
Dòng điện làm vỏ bóng nóng lên và phát sáng .
Dòng điện làm chất khí trong đèn phát sáng .
Cả A, B, C đều đúng .
Bài 2: Giải thích về hoạt động của cầu chì :
Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện .
Nhiệt độ nóng chảy của chì thấp .
Dòng điện chạy qua gây ra tác dụng nhiệt làm dây chì nóng lên . Dòng điện mạnh đến mức nào đó làm cho dây chì đạt tới nhiệt độ nóng chảy (3270C) thì dây chì đứt, dòng điện bị ngắt .
Dây chì mềm nên dùng điện mạnh thì bị đứt.
Chọn câu giải thích đúng và rõ ràng nhất .
Bài 3: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống của kết luận sau: Khi chạy qua dây tóc bóng đèn , dòng điện
đã gây ra ……………… làm dây tóc nóng tới ……………………….và …………………….
tác dụng nhiệt ; khoảng 25000C ; phát sáng
hiện tượng nóng sáng ; nhiệt độ rất cao ; dây tóc đứt
sự đốt nóng ; hàng nghìn độ ; dây tóc cháy mòn đi
hoá học ; nhiệt độ cao ; phát sáng
Bài 4: Vỏ ổ lấy điện làm bằng chất cách điện , không cho dòng điện chạy qua , tại sao sau một thời gian sử
dụng lại bị nóng lên?
( Vì bên trong ổ lấy điện có các chi tiết làm bằng chất dẫn điện . Khi dòng điện chạy qua dây dẫn và các chi tiết dẫn điện trong ổ cắm điện làm chúng nóng lên, truyền nhiệt cho vỏ nhựa (hoặc sứ) làm cho vỏ của ổ lấy điện bị nóng lên theo )
Bài 5: Để tránh chập điện gây hỏa hoạn hoặc làm cháy các thiết bị dùng điện trong gia đình,người ta thường
mắc thêm cầu chì vào mạng điện . hãy quan sát và cho biết nguyên tắc hoạt động của cầu chì là gì?
(Cầu chì là một thiết bị an toàn về điện . Hoạt động của cầu chì dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện . Chì có nhiệt độ nóng chảy là 3270C, ở nhiệt độ này khi mạng điện trong nhà hoạt động bình thường , dây chì nóng lên nhưng không đạt đến nhiệt độ nóng chảy của chì, dây chì cúng là vật dẫn điện tốt . Khi có hiện tượng đoản mạch , dòng điện trong mạch tăng nhanh làm nhiệt đọ của dây dẫn tăng . khi vượt qúa giới hạn 3270C dây chì sẽ nóng chảy ra và cắt dòng điện trong mạch .
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- tiet 13-14.doc