Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 13 - Độ to của âm (tiết 4)

1. Kiến thức :

 HS nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm. Sử dụng được âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm.

2. Kỹ năng :

 Rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng quan sát cho học sinh.

3. Thái độ :

 HS có thái độ học tập tích cực, say mê nghiên cứu, yêu thích môn học .

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 13 - Độ to của âm (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 13 Ngày soạn : ................ ĐỘ TO CỦA ÂM A- Mục tiêu : Kiến thức : HS nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm. Sử dụng được âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng nghe, kỹ năng quan sát cho học sinh. Thái độ : HS có thái độ học tập tích cực, say mê nghiên cứu, yêu thích môn học . B- Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề. C- Chuẩn bị : GV : Vẽ to bảng 1 ; bảng 2 và hình 12.3 SGK HS : (mổi nhóm) dụng cụ thí nghiệm như hình 12.1 và hình 12.2 SGK, vẽ bảng 1 SGK. D- Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định tổ chức – KTSS: 2. Kiểm tra bài cũ : Từ 3 thí nghiệm ở bài ‘Độ cao của âm” em rút ra kết luận gì ? 3. Bài mới : a. Đặt vấn đề : Như chúng ta đã biết, âm phát ra cao (thấp) phụ thuộc vào tần số. Vậy vật phát ra âm to (hoặc nhỏ) phụ thuộc vào yếu tố nào ? b. Triển khai bài . Hoạt động của thầy và trò Nội dung a-Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, phân nhóm học sinh yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm, hoàn thành bảng 1. HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm trả lời câu C1 SGK. GV tổ chức HS cả lớp thảo luận đi đến thống nhất chung. HS thảo luận. GV đưa ra khái niệm biên độ dao động. HS nắm được khái niệm biên độ dao động. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C2 HS cả lớp trả lời câu C2. GV yêu cầu nhóm HS tiến hành thí nghiệm 2 và trả lời câu C3. HS tiến hành làm thí nghiệm trả lời câu C3 SGK. GV qua hai thí nghiệm trên chúng ta rút ra được kết luận gì ? HS rút ra kết luận theo gợi ý ở SGK. Gv tổ chức cả lớp thảo luận rút ra kết luận đúng. HS thảo luận đi đến thống nhất chung. Gv gọi một vài HS phát biểu lại kết luận. HS phát biểu được kết luận. b-Hoạt động 2 : GV trình bày đơn vị độ to của âm. HS nắm được đơn vị độ to của âm là dB. GV trình bày bảng đơn vị độ to của âm đã chuẩn bị sẵn và hướng dẫn học sinh cách tra bảng tìm độ to của âm. HS quan sát và nắm vững một số độ to của âm thường gặp trong thực tế. I.Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động : 1.Thí nghiệm 1 : Độ lệch lơn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động. 2.Thí nghiệm 2 : Quả cầu bấc lệch nhiều (hoặc ít) chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (hoặc nhỏ) tiếng trống càng to (hoặc nhỏ). *Kết luận : Âm phát ra càng to (hoặc càng nhỏ) khi dao động càng lớn (hoặc nhỏ). II.Độ to của âm : Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben. Kí hiệu : dB 4. Củng cố : GV chốt lại kiến thức cần nhớ. Tổ chức cả lớp trả lời các câu hỏi từ C4 đến C7 SGK. Gọi HS đọc phần có thể em chưa biết, giáo dục HS biết cách bảo vệ tai của mình. 5. Dặn dò : Học bài + làm bài tập ở SBT. Nghiên cứu bài mới.

File đính kèm:

  • docTiet 13.doc