Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 14 - Môi trường truyền âm (tiết 9)

I. Mục tiêu:

- Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.

- Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: Rắn, lỏng, khí.

II. Chuẩn bị:

* GV: Đồng hồ có chuông, cốc nhỏ có thể cho vừa đồng hồ, Bình có thành trong suốt có thể đựng được cốc ở trên, nước, túi nilông, dây chun. . .

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 14 - Môi trường truyền âm (tiết 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23 - 11 - 2008 Ngày giảng : 25 - 11 - 2008 Tiết 14 MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM I. Mục tiêu: - Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm. - Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: Rắn, lỏng, khí. II. Chuẩn bị: * GV: Đồng hồ có chuông, cốc nhỏ có thể cho vừa đồng hồ, Bình có thành trong suốt có thể đựng được cốc ở trên, nước, túi nilông, dây chun. . . * Cho mỗi nhóm: + Hai trống, dùi trống. + Hai quả cầu bấc. + Giá đỡ thí nghiệm III. Phương pháp: Nhóm, thí nghiệm IV. Tổ chức hoạt động của học sinh: 1. Ổn định (1'): 7A1:..................; 7A2:..................; 7A3:.................. 2. Kiểm tra (7'): ? Nêu mối liên hệ giữa âm phát ra và biên độ dao động ? Độ to của âm được đo bằng đơn vị nào ? Viết kí hiệu? Làm BT 12.1 Sbt/13 3. Bài mới (36'): Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐVĐ Gv đưa ra tình huống học tập như Sgk. 1. Thí nghiệm: -Y/c Hs tự đọc thông tin trong SGK tìm hiểu: ? Dụng cụ thí nghiệm. ? Bố trí thí nghiệm. ? Cách tiến hành thí nghiệm. ? Mục đích thí nghiệm - GV nhấn mạnh các ý trên và nhấn lưu ý: Có thể cầm tay trống 1 (Tránh âm truyền qua thanh trụ giữa hai trống hoặc mặt bàn) Y/c Hs tiến hành làm thí nghiệm. Y/c đại diện 1 nhóm trả lời câu hỏi C1. GV thống nhất KQ và y/c HS trả lời C2 2, Y/c Hs đọc thông tin trong SGK tìm hiểu thí nghiệm 2. GV Cho học sinh hoạt động nhóm 3 người làm thí nghiệm, thay đổi chỗ cho nhau để tất cả cùng thấy hiện tượng. + Lưu ý: Gõ vào mặt bàn thật nhẹ để bạn đứng không nghe thấy (Bạn đứng không nhìn bạn gõ). ? Hiện tượng gì sảy ra. ? Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường nào khi nghe thấy tiếng gõ. ? Trả lời câu hỏi C3. 3, Y/c Hs tự đọc thông tin trong SGK : ? Mục đích, dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm. GV làm thí nghiệm. y/c Hs quan sát và trả lời C4 4, Giáo viên treo tranh giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm, hiện tượng sảy ra. ? Kết quả trên chứng tỏ điều gì. ? Hoàn thành KL GV thông báo nội dung Sgk về vận tốc truyền âm ? Trong 3 chất , chất nào truyền âm tốt hơn GV tổ chức cho Hs HĐ cá nhân trả lời các câu hỏi C7 - C9 GV Thống nhất câu trả lời y/ Hs tự hoàn thiện vào vở * Hoạt động1: Nghiên cứu môi trường truyền âm (24'). I. Môi trường truyền âm. 1. Sự truyền âm trong chất khí. * Thí nghiệm1. - Học sinh hoạt động cá nhân tự nghiên cứu SGK tìm hiểu : Hoạt động cá nhân làm thí nghiệm. - Báo cáo kết quả thí nghiệm. Lớp thống nhất C1: + Quả cầu 2 dao động + Chứng tỏ âm đã được không khí truyền từ mặt trống 1 sang mặt trống 2. C2: + Biên độ dao động của quả cầu 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu 1. + Kết luận: Càng xa nguồn âm, âm càng nhỏ. 2. Sự truyền âm trong chất rắn. - Học sinh hoạt động cá nhân đọc thông tin trong SGK tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm cách bố trí và tiến hành thí nghiệm, * Thí nghiệm 2: Hs tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. Hoạt động nhóm ba người làm thí nghiệm. Báo cáo hiện tượng sảy ra: Hs đứng tại chỗ trả lời C3: Âm truyền đến tai bạn C qua môi trường chất rắn (Gỗ). 3. Sự truyền âm trong chất lỏng. * Thí nghiệm 3 Nêu mục đích, d/c, tiến hành TN HS trả lời câu hỏi C4 C4: Âm truyền đến tai qua môi trường : Khí, rắn, lỏng. 4. Âm có truyền được trong chân không hay không. Hs nghe giáo viên giới thiệu quan sát tranh vẽ. - Trả lời câu hỏi - Hoàn thành KL 5. Vận tốc truyền âm. Hs trả lời câu hỏi * Hoạt động 4: Vận dụng củng cố (12') III. Vận dụng. Học sinh hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C7: Truyền qua môi trường không khí. C8: (Có thể có phương án) Hoặc:Khi đánh cá: Thả lưới , rồi người trèo thuyền bơi xung quanh lưới, vừa chèo vừa gõ để cá nghe thấy tiếng động, chạy vào lưới.. 4. HDVN (1'): - Học bài và làm các bài tập: 13.1 đến13. 5( SBT- 14) - Đọc có thể em chưa biết - Trả lời câu hỏi: Âm không truyền được trong chân không vì sao - Đọc trước bài mới.

File đính kèm:

  • docT 14- Moi truong truyen am.doc