Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 15 - 16: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện

+ Một số kí thường thường dùng của vài thiết bị điện như : đèn, công tắc, nguồn điện,

+ Dùng kí hiệu để vẽ một sơ đồ mạch điện đơn giản.

 + Lắp được một mạch điện theo sơ đồ.

+ Các tác dụng của dòng điện và ứng dụng trong thực tế.

+Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều

 

doc7 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 2881 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 15 - 16: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/03/2008 CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN Tiết 15 - 16: III. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện. I/. MỤC TIÊU: 1. Biết: + Một số kí thường thường dùng của vài thiết bị điện như : đèn, công tắc, nguồn điện, … + Dùng kí hiệu để vẽ một sơ đồ mạch điện đơn giản. + Lắp được một mạch điện theo sơ đồ. + Các tác dụng của dòng điện và ứng dụng trong thực tế. +Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực. 2. Hiểu: + Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng. + Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn, các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện. + Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện 3. Có kĩ năng vận dụng: + Vận dụng kiến thức để lắp mạch điện và giải thích các hiện tượng có liên quan. II/. CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: 1. Sách giáo khoa Vật Lý 7: Trang 58 ® 65: Bài 21 ® 23 2. Sách bài tập Vật Lý 7: (Trang 22 ® 24): Bài 21 ® 23 3. Các bài tập khác: Sách hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 7, Sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , Bài tập trắc nghiệm vật lý 7… III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 15: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 17ph Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện : H?: Từ tính của nam châm thể hiện ở điểm nào? H?: Nam châm có đặc điểm gì? -> Thông báo các kí hiệu về hai cực của nam châm . - Dùng mạch điện hình 23.1 SGK , giới thiệu về nam châm điện. Sau đó yêu cầu trả lời câu hỏi: H? Khi ngắt hoặc đóng công tắc: đưa lần lượt đinh sắt, dây nhôm, dây đồng lại gần đầu cuộn dây có hiện tượng gì xảy ra? H? Khi đóng công tắc, đưa 1 trong hai cực của nam châm lại gần, có hiện tượng gì xảy ra? H? Nếu đổi đầu cuộn dây, hiện tượng xảy ra như thế nào? ->Thông báo: Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt , Cuộn dây có tính chất giống như nam châm® cuộn dây có lõi sắt có dòng điện chạy qua là nam châm điện. - Treo hình vẽ 23.2 SGK. Dựa vào tranh vẽ em hãy chỉ ra những bộ phận cơ bản của chuông điện? ->Thông báo: Hoạt động của nam châm điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện. Đầu gõ chuông điện chuyển động làm cho chuông kêu liên tiếp. Đó là biểu hiện tác dụng cơ học của dòng điện và kể một số ứng dụng trong thực tế tác dụng này của dòng điện. -Giới thiệu thí nghiệm hình 23.3 SGK ->Thông báo: Lớp màu đỏ nhạt đó là kim loại đồng. Hiện tượng đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học. H?: Nếu dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có hại gì? ->Lưu ý: Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết cách sử dụng. -> Chốt lại tác dụng sinh lí của dòng điện . Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện : 1. Kiến thức: - Tính chất từ của nam châm thể hiện: nam châm có khả năng hút các vật bảng sắt hoặc thép. - Mỗi nam châm có hai cực: cực Bắc(ghi chữ N) và cực Nam (ghi chữ S). - Cấu tạo nam châm điện: gồm cuộn dây quấn quanh lõi sắt có dòng điện chạy qua là nam châm điện. -Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép. - Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện. - Dòng điện có tác dụng hoá học , chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch , tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm . - Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật. HSTB-K: Nam châm có khả năng hút các vật bảng sắt hoặc thép. HSTB-Y: Mỗi nam châm có hai cực: cực Bắc và cực Nam. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ. - Cá nhân quan sát và trả lời các câu hỏi của giáo viên: HSY: Khi công tắc ngắt: không có hiện tượng gì. HSTB: Khi công tắc đóng đầu cuộn dây hút đinh sắt, không hút dây đồng, dây nhôm. HSTB-K: Khi đưa 1 trong 2 cực của kim nam châm lại gần thì cực này của kim nam châm hoặc bị hút hoặc bị đẩy. Nếu đảo đầu cuộn dây, cực của nam châm lúc trước bị hút thì giờ bị đẩy và ngược lại. - Cá nhân chú ý lắng nghe . Thảo luận nhóm để hoàn thành kết luận. - Cá nhân quan sát tranh vẽ phóng to hình chuông điện và chỉ ra những bộ phận cơ bản của chuông điện . - Cá nhân chú ý lắng nghe . - Cá nhân chú ý quan sát và lắng nghe giới thiệu của giáo viên . HSTB-K: Nếu dòng điện trong mạch điện ở gia đình nếu trực tiếp đi qua cơ thể người có thể gây điện giật nguy hiểm đến tính mạng. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ . - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi vở . 28ph Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 23.1; 23.2; 23.3; 23.4 SBT: - Treo bảng phụ bài 23.1 ® Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài 23.1 SBT. - Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Treo bảng phụ bài 23.2 ® Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài 22.2 SBT. - Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Treo bảng phụ bài 23.3 ® Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài 22.2 SBT. - Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Treo bảng phụ bài 23.4 ® Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài 22.4 SBT. - Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. Hoạt động 2: Giải bài tập 23.1; 23.2; 23.3; 23.4 SBT: 2. Bài tập SBT: 23.1: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắtnon thì cuộn dây này có thể: B. Hút các vụn sắt . 23.2. Chuông điện hoạt động là do : C. Tác dụng từ của dòng điện 23.3. Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ : D. làm biến đổi màu thỏi than nối với cực âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này . 23.4. Nối câu đúng : 4Tác dụng sinh lí – Cơ co giật. 4Tác dụng nhiệt – Dây tóc bóng đèn sáng . 4Tác dụng hoá học – Mạ điện . 4Tác dụng phát sáng –Bóng đèn bút thử điện phát sáng và dây tóc bóng đèn sáng . 4Tác dụng từ – chuông điện kêu . - Cá nhân tự đọc đề, suy nghĩ, HSTB-Y: Đứng tại chỗ trả lời bài 23.1. - Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời. - Cá nhân tự đọc đề, suy nghĩ, HSTB: Đứng tại chỗ trả lời bài 23.2. - Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời. - Cá nhân tự đọc đề, suy nghĩ, HSTB-K: Đứng tại chỗ trả lời bài 23.2. - Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời. - Cá nhân đọc đề, suy nghĩ ® Thảo luận nhóm hoàn thành bài 23.4 vào bảng nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày: - Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở. Tiết 16: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 37ph Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải một số bài tập thêm : 4Treo bảng phụ bài tập 1 và yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài tập : Trong các thiết bị sau đây , thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện ? A. Nam châm vĩnh cửu B. Nam châm điện C. Chuông điện D. Aám đun nước bằng điện E. Bóng đèn điện F. Bàn ủi điện - Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. 4Treo bảng phụ bài tập 2 và yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài tập : Trong các thiết bị sau đây , thiết bị nào ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện ? A. Mạ kim loại B. Hoạt động của quạt điện C. Nạp điện cho ăcquy D. Đun nước bằng điện E. Đèn điện sáng F. Hàn điện - Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. 4Treo bảng phụ bài tập 3 và yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài tập : Một số học sinh đã đưa ra những kết luận sau đây, khi nói về một số tác dụng của dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt : Có thể hút hoặc đẩy một nam châm khi đặt gần nó Có thể hút hoặc đẩy một cái đinh bằng thép khi đặt gần nó . Có thể hút những mẩu giấy vụn như một vật nhiễm điện Có thể hút các vật bảng đồng cho dù vật này đặt gần hay xa cuộn dây . Những kết luận nào trong các kết luận trên là đúng ? Tại sao ? - Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Treo bảng phụ bài tập bài 23.3 , bài 23.6 trang 66 sách bài tập chọn lọc vật lí 7 và bài tập 23.11 trang 97 Sách bài tập trắc nghiệm vật lí 7. - Hướng dẫn cả lớp nhận xét để chọn câu trả lời đúng. - Đọc đề bài tập và yêu cầu học sinh trả lời : Khi máy quay băng hoạt động thì dòng điện gây ra các tác dụng nào? - Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. Hoạt động 1: Giải một số bài tập thêm : 3. Bài tập bổ sung: Bài tập 1: Thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện ? B. Nam châm điện C. Chuông điện Bài tập 2: Thiết bị nào ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện ? A. Mạ kim loại C. Nạp điện cho ăcquy Bài tập 3: Kết luận A: Có thể hút hoặc đẩy một nam châm khi đặt gần nó là đúng vì dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt , lõi sắt trở thành một nam châm và do đó nó có thể hút hoặc đẩy một nam châm khác đặt gần nó. Bài 23.3 trang 66: Dòng điện có tác dụng sinh lí vì nó có thể : D. Làm chân tay bị co giật. Bài 23.6 trang 66: Hoạt động của chiếc chuông điện có cơ sở là : B. Tác dụng từ . Bài 23.15 trang 97: Ta đã biết dòng điện là dòng các điẹn tích dịch chuyển có hướng . Vậy điện tích dịch chuyển có hướng tạo ra dòng điện trong dung dịch muối đồng sunfat là gì? A. Các nguyên tử đồng đã mất bớt electron . Bài tập: Khi máy quay băng hoạt động thì một số bộ phận quay (tác dụng từ) , đồng thời máy bị nóng dần lên (tác dụng nhiệt) , đèn nhấp nháy sáng ( nếu có – tác dụng quang ) - Cá nhân đọc đề, suy nghĩ . HSTB: Trả lời - Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở. - Cá nhân đọc đề suy nghĩ và trả lời . HSTB: Trả lời - Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở. - Cá nhân đọc đề suy nghĩ và trả lời . HSK: Đứng tại chỗ trả lời. ( Có giải thích vì sao ) ® Lớp tham gia nhận xét và thống nhất ghi vở . - Cá nhân đọc đề suy nghĩ và trả lời . HSTB: Trả lời bài 23.3 trang 66 (Có giải thích cách chọn) HSTB-Y: Trả lời bài 23.6 trang 66 (Có giải thích cách chọn) HSK: Trả lời bài 23.15 trang 97 (Có giải thích cách chọn) ® Lớp tham gia nhận xét thống nhất kết qủa . - Cá nhân lắng nghe và ® Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập vào bảng nhóm và cử đại diện lên bảng trình bày: - Lớp tham gia nhận xét, thống nhất câu trả lời và ghi vở. 7ph Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh củng cố: - Lần lượt nêu các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời: H?: Nêu dặc điểm và từ tính của nam châm ? H?: Dòng điện có những tác dụng nào ? Nêu ứng dụng của từng tác dụng đó ? H?: Kể 5 dụng cụ điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của dòng điện ? H?: Kể tên một vài trường hợp ứng dụng tác dụng sinh lí của dòng điện? -> Chốt lại các kiến thức Hoạt động 2: Củng cố : - Cá nhân lắng nghe các câu hỏi của giáo viên ® suy nghĩ và trả lời: HSTB-Y: Trả lời. HSK: Trả lời. HSTB: Trả lời. HSTB-K: Trả lời. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ. 4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (1 phút) Về nhà : + Học bài, xem lại các bài tập đã giải. + Ôn lại các kiến thức đã học của hai chủ đề , tiết sau ôn tập và kiểm tra . IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Bổ sung bài tập cho học sinh lớp 7A3: Bài 1: Để mạ kẽm cho một dây thép thì phải dùng phương pháp nào là đúng trong các phương pháp sau ? Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch . Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian . Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm , rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này . Nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối mạ kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch . Bài 2: Phát biểu nào dưới đây là sai ? Cơ co giật là do tác dụng sinh lí của dòng điện . Tác dụng hóa học sủa dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện . Hoạt động của chuông điện dựa trên tác dụng từ của dòng điện . Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện . Bài 3: Hai vùng của nam châm có tính chất từ mạnh nhất được gọi là : Cực dương và âm Cực bắc, nam Cực từ, quy ước gọi là cực bắc từ và cực nam từ. Đầu nam châm . Bài 4: Nối hai cực của một nguồn điện với hai thanh than A và B sau đó nhúng hai thanh than vào dung dịch muối bạc , sau một thời gian thấy có bạc bám vào thanh than A. Dòng điện có chạy qua dung dịch muối bạc không ? Nếu có thì dòng điện chạy theo chiều nào? Thanh than A nối với cực dương hay cực âm của nguòn điện ? Hiện tượng trên liên quan đến tác dụng nào của dòng điện ? ( a/ Dòng điện chạy qua dung dịch muối bạc . Chiều dòng điện từ thanh than B qua dung dịch đến thanh than A . Thanh than A nối với cực âm của nguồn điện b/ Hiện tượng trên là kết qủa của tác dụng hoá học của dòng điện . )

File đính kèm:

  • doctiet 15-16.doc
Giáo án liên quan