Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 15 - Bài 14 : Phản xạ âm - Tiếng vang (tiết 1)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức : - Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang .

- Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt).

- Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm.

2. Kĩ năng : Quan sát, suy luận, giải thích hiện tượng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 15 - Bài 14 : Phản xạ âm - Tiếng vang (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 15 Ngày soạn : 01 / 12 / 2008 Bài 14 : PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG Ngµy d¹y: 02/ 12/ 2008 I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang . - Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt). - Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm. 2. Kĩ năng : Quan sát, suy luận, giải thích hiện tượng. 3. Thái độ : Tập trung lắng nghe, nghiêm túc hợp tác trao đổi, tuân thủ sự hướng dẫn của GV. II. Chuẩn bị : * Đối với cả lớp : Tranh vẽ to hình 4.1 SGK. III. Tổ chức hoạt động của học sinh : Hoạt động của HS Trợ giúp của GV Phần ghi bảng Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ. - 1 HS trả bài cũ. - 1 HS nhận xét. - Âm có thể truyền qua những môi trường nào và không thể truyền môi trường nào? - Nêu 1 ví dụ chứng tỏ âm có thể truyền trong môi trường lỏng. Hoạt động 2: (2 phút) Đặt vấn đề như SGK. Tập trung, lắng nghe, suy nghĩ để tìm lời giải thích. Trong cơn giông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài, gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền? Hoạt động 3: (20 phút) Tìm hiểu âm phản xạ và tiếng vang. - Từng cá nhân đọc mục I của SGK. - Trả lời các câu hỏi mà GV yêu cầu. - Đọc và trả lời C1. - Đọc và trả lời C2. - Đọc và trả lời C3. - Nhận xét, góp ý từng câu trả lời. - Điền từ thích hợp vào ô trống. - Đoc hoàn chỉnh câu kết luận và ghi vào vở học. - Yêu cầu HS tự đọc kĩ toàn bộ mục I (SGK) và thảo luận theo nhóm để trả lời C1, C2, C3. + HS phải nêu được âm phản xạ từ mặt chắn nào và đến tai sau âm trực tiếp khoảng 1/15 giây. + GV nên chốt lại vai trò khuếch đại của âm phản xạ nên nghe được âm to hơn. + GV chỉ ra rằng trường hợp trong phòng rất lớn, tai người phân biệt được âm phản xạ với âm trực tiếp nên nghe được tiếng vang. - Yêu cầu HS điền từ thích hợp vào phần kết luận. - Gọi 1 HS khác đọc hoàn chỉnh, GV chốt lại và cho các em ghi vào vở. I. Âm phản xạ - Tiếng vang : 1. Ví dụ : 2. Kết luận : - Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn. - Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. Hoạt động 4: (5 phút) Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. - Từng cá nhân đọc mục II của SGK. - Trả lời các câu hỏi mà GV yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung. - Đọc và trả lời C4. - Góp ý bổ sung để hoàn chỉnh câu trả lời. - Yêu cầu HS đọc mục II của SGK. - Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt? Vật như thế nào thì phản xạ âm kém? - Yêu cầu HS làm câu C4. - Gọi 1 HS trình bày trước lớp, HS khác bổ sung để hoàn chỉnh câu trả lời. II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém : - Các vật mềm, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. Ví dụ : Miếng xốp, áo len… - Các vật cứng, có bề mặt nhẵn, phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). Ví dụ : Mặt gương, mặt đá hoa… Hoạt động 5: (10 phút) Vận dụng. - Đọc và trả lời C5. Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn. - Đọc và trả lời C6. Mỗi khi khó nghe, người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn. - Đọc và trả lời C7. Âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 1/2 giây. Độ sâu của biển là: 1500m/s.1/2 s = 750m. - Đọc và trả lời C8. a,b,d. - Nhận xét, bổ sung để hoàn chỉnh các câu trả lời. - Trả lời một số câu hỏi mà GV đưa ra. - Góp ý, bổ sung, trao đổi thảo luận để hoàn chỉnh các câu trả lời cần có. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C5. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C6. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C7. - Yêu cầu HS đọc và trả lời C8. - Tại sao khi em nói to xuống một cái giếng sâu, em sẽ nghe thấy tiếng vang? - Tại sao tiếng nói của ta trong một phòng kín và trống trải nghe oang oang không được thật giọng. Tại sao trong phòng có nhiều người hoặc đồ đạc thì tiếng nói thật giọng hơn? - Khi em nói to vào một cái chum to miệng nhỏ, em sẽ nghe thấy tiếng vang. Khi em nói to như thế vào một chậu miệng rộng em lại không nghe thấy tiếng vang. Giải thích. III. Vận dụng : C5 : Làm tường sần sùi, treo rèm nhung để hấp thụ âm tốt hơn nên giảm tiếng vang. Âm nghe được rõ hơn. C6 : Mỗi khi khó nghe, người ta thường làm như vậy để hướng âm phản xạ từ tay đến tai ta giúp ta nghe được âm to hơn. C7 : Âm truyền từ tàu tới đáy biển trong 1/2 giây. Độ sâu của biển là: 1500m/s.1/2 s = 750m. C8 : a,b,d. Hoạt động 6: (3 phút) Hướng dẫn về nhà. Ghi chép và làm theo sự chỉ dẫn của GV. - Đọc có thể em chưa biết. - Làm các bài tập trong SBT. - Soạn bài mới : Chống ô nhiễm tiếng ồn. - Ôn tập dần chuẩn bị thi học kì I. IV. Rút kinh nghiệm : …………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docga7-15.doc
Giáo án liên quan