Kiến thức:
Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh
Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống. Hệ thống hóa lại kiến thức của chương I và chương II
* Kỹ năng:
Vận dụng kiến để trả lời được một số câu hỏi và bài tập
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 17 - Bài 16 - Tổng kết chương II – Âm học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 Bài 16. TỔNG KẾT CHƯƠNG II – ÂM HỌC
Ngày soạn: 19/12/2008
Ngày giảng:20/12/2008
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
Ôn tập, củng cố lại kiến thức về âm thanh
Luyện tập cách vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống. Hệ thống hóa lại kiến thức của chương I và chương II
* Kỹ năng:
Vận dụng kiến để trả lời được một số câu hỏi và bài tập
* Thái độ:
Yêu thích môn học
B. Chuẩn bị:
HS chuẩn bị đề cương ôn tập dựa theo phần tự kiểm tra.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: (1’) Vắng:……………………………………………………………………
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong qt ôn tập
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Yêu cầu lần lượt học sinh phát biểu phần tự kiểm tra của mình theo các câu
Mỗi câu yêu cầu 2 học sinh trả lời.
HS thảo luận để lựa chọn ra câu trả lời đúng.
I. Tự kiểm tra.
20’
Hoạt động 2: Vận dụng.
Yêu cầu học sinh xem lại câu hỏi 1, 2, 3 và chuẩn bị 1 phút rồi trả lời
Yêu cầu học sinh trả lời câu 4
?Cấu tạo cơ bản của mũ nhà du hành.
?Tại sao hai nhà du hành không nói chuyện trực tiếp đực được.
?Khi chạm mũ thì nói chuyện được. Vậy âm truyền đi qua môi trường nào?
Yêu cầu học sinh xây dựng được từ ngữ nào mới có âm được phản xạ nhiều lần và kéo dài -> tạo ra tiếng vang.
Yêu cầu học sinh nêu được biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn và giải thích tại sao phải sử dụng biện pháp ấy.
-Học sinh đưa ra biện pháp và giải thích.
II. Vận dụng.
1.Đàn ghi ta: Dây đàn phát ra âm.
Kèn lá: Phần đầu lá chuối dao động phát ra âm.
Sáo : hơi dao động phát ra âm. Trống: Mặt trống dao động phát ra âm.
2. c.
3.
a)Dao động có biên độ lớn -> âm to Dao động có biên độ nhỏ -> âm nhỏ
b)Dao động dây đàn nhanh (tần số lớn - > âm cao), tần số nhỏ âm thấp.
4.Trong mũ có không khí. Do đó âm truyền qua không khí, qua mũ đến tai.
5.Ngõ hẹp.
10’
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ.
Yêu cầu cán bộ lớp (lớp phó học tập) dẫn chương trình
Toàn bộ lớp tham gia trả lời theo sự xung phong.
III. Trò chơi.
IV. Củng cố. (5')
Lòng vào nôi dung bài học.
V. Dặn dò.(2')
Về nhà các em trả lời một số câu hỏi.
1.Đặc điểm chung của nguồn âm?
2.Âm bổng, âm trầm phụ thuộc vào yếu tố nào ?
3.Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào ? Đơn vị độ to. Giới hạn độ to của âm để không ảnh hưởng đến sức khỏe mà vẫn nghe ấm tốt?
4.Âm truyền qua môi trường nào ? Trong môi trường nào âm truyền tốt?
5.Âm phản xạ là gì ? Khi nào nghe được tiếng vang của âm? Vật nào phản xạ âm tốt, vật nào phản xạ âm kém.
6.Nêu các phương pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
Đồng thời về nhà các em xem lại toàn bộ nội dung chương I, chương II hôm sau kiểm tra học kì I.
* Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................
File đính kèm:
- t17 on tap.doc