I/. MỤC TIÊU:
1. Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của HS, kĩ năng tổng hợp và vận dụng các nội dung
kiến thức đã học của chủ đề 1 và 2.
2. Rèn luyện tính trung thực, độc lập trong công việc.
II/. CHUẨN BỊ:
1 - Giáo viên :
+ Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm.
6 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 18 - Kiểm tra 1 tiết (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 06/03/2008
Tiết 18:
I/. MỤC TIÊU:
1. Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức của HS, kĩ năng tổng hợp và vận dụng các nội dung kiến thức đã học của chủ đề 1 và 2.
2. Rèn luyện tính trung thực, độc lập trong công việc.
II/. CHUẨN BỊ:
1 - Giáo viên :
+ Đề kiểm tra, đáp án và biểu điểm.
2 - Học sinh :
+ Ôn tập các kiến thức đã học của chủ đề 1 và 2.
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số.
2. Kiểm tra:
- Giáo viên giám sát học sinh làm bài chống xem tài liệu, quay cóp.
- Học sinh : Cá nhân tích cực làm bài.
* ĐỀ KIỂM TRA:
Đề 1: (Lớp 7A3)
I . Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất : ( 3đ )
1 . Phát biểu nào dưới đây là đúng ?
Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác .
Hạt nhân nguyên tử có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác .
Êlectrôn của mọi nguyên tử không thể từ nguyên tử này chuyển dịch sang nguyên tử khác được.
Nguyên tử này có thể dịch chuyển sang nguyên tử khác .
2 . Đưa hai qủa cầu giống hệt nhau về hình dạng bên ngoài lại gần nhau, hiện tượng nào cho phép ta khẳng định cả hai qủa cầu đều bị nhiễm điện ?
Đẩy nhau.
Hút nhau.
Cả A và B đều đúng.
Cả A và B đều sai.
3. Bật công tắc điện, bóng đèn sáng vì:
A. Có dòng điện qua bóng đèn.
B. Dòng electron chuyển qua dây tóc bóng đèn.
C. Nguồn điện đã duy trì dòng điện làm bóng đèn sáng.
D. Cả 3 câu đúng.
4 . Mắc một chiếc quạt vào mạch điện, khi nào quạt quay?
A. Khi có dòng các electron dịch chuyển có hướng qua quạt .
Khi trong quạt có các điện tích dương và âm dịch chuyển .
Khi có dòng các hạt nhân nguyên tử dịch chuyển có hướng qua quạt .
Cả A, B, c đều đúng .
5. Hạt nào dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện?
Điện tích dương .
Nguyên tử.
Điện tích âm .
Cả A,B đều đúng .
6. Để mạ kẽm cho một dây thép thì phải dùng phương pháp nào là đúng trong các phương pháp sau ?
Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch .
Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian .
Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm , rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này .
Nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối mạ kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch .
II . Điền từ thích hợp vào chỗ trống: ( 2đ )
1. Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) có … (1) … các vật khác. Các vật nhiễm điện khác loại thì … (2) … , cùng loại thì … (3) … .
2. Nguyên tử gồm … (4) … mang điện tích dương và … (5) … mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân.
3. Nguồn điện có khả năng … (6) … để các dụng cụ điện hoạt động.
4. Dòng điện trong kim loại là dòng … (7) … dịch chuyển có hướng.
Trả lời : (1) : ……………………………………………… ; (2) : ……………………………………………… ; (3) : ………………………………………………
(4) : ……………………………………………… ; (5) ………………………………………………; (6) : ………………………………………………
(7) : ………………………………………………
III . Hoàn thành các câu hỏi sau : ( 5đ )
Câu 1: (1đ) Vì sao về mùa đông , quần áo đang mặc có khi bị dính vào da người mặt dù da khô, còn tóc nếu được chải lại dựng đứng lên ?
Câu 2: (2đ) Vẽ mạch điện gồm hai pin mắc nối tiếp , hai bóng đèn Đ1, Đ2 , hai công tắc K1 , K2 sao cho chỉ khi K1 đóng thì đèn 2 sáng và đèn 1 tắt , chỉ khi K2 đóng thì đèn 1 sáng và đèn 2 tắt .
Câu 3: (2đ) Trong mạch điện nêu trong hình vẽ:
a) Có bao nhiêu nguồn điện trong từng mạch?
b) Trong mỗi mạch điện , dòng điện có chiều như thế nào ? Hãy biểu diễn bằng cách vẽ thêm chiều dòng điện vào trong mạch ?
Đề 2: (Lớp 7A1, 7A2, 7A4, 7A5)
I .Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất : ( 3đ )
1. Cánh quạt điện mặt dù gió thổi bay nhưng sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào , đặc biệt ở mép cánh quạt vì:
Gió cuốn bụi làm cho bụi bám vào .
Điện vào cánh quạt làm cho nó nhiễm điện nên hút được bụi .
Khi quay cánh quạt bị nhiễm điện do cọ xác với không khí nên nó hút bụi , làm bụi bám vào .
Cánh quạt quay liên tục va chạm càng nhiều với cát bụi.
2 . Công tắc mắc như thế nào thì có thể điều khiển được bóng đèn ?
Mắc trước bóng đèn.
Mắc sau bóng đèn .
Cả A, B đều đúng .
Cả A, B đều sai .
3 . Vì sao trong dây kim loại nối với hai cực của nguồn , electron dịch chuyển từ cực âm sang cực dương?
Vì electron bị điện tích ở cực âm của nguồn đẩy .
Vì electron bị điện tích ở cực dương của nguồn hút.
Cả A,B đều đúng .
Cả A, B đều sai .
4 / Trong kim loại electron tự do là những electron … ?
quay xung quanh hạt nhân .
chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác .
thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.
chuyển động có hướng .
5 / Để có mạch điện kín, có 4 ý kiến sau, ý kiến nào đúng ?
Mạch điện kín nhất thiết phải có công tắc điện.
Mạch điện kín nhất thiết phải có pin .
Mạch điện kín nhất thiết phải có nguồn điện và các thiết bị sử dụng điện nối với nhau bằng dây dẫn.
D. Cả A,B,C đều đúng .
6/ Qui ước chiều dòng điện là chiều chuyển động của điện tích nào ?
Điện tích âm .
Điện tích dương .
Êlectron .
D. Hạt nhân nguyên tử .
II . Điền từ thích hợp vào chỗ trống : ( 2đ )
1. Có thể làm … (1) … nhiều vật bằng cách cọ xát.
2. Một vật … (2) … nếu mất bớt electron, … (3) … nếu nhận thêm electron.
3. Các vật nhiễm điện … (4) … thì đẩy nhau, … (5) … thì hút nhau.
4. Chiều dòng điện là chiều từ … (6) … qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới … (7) … của nguồn điện.
Trả lời : (1) : ……………………………………………… ; (2) : ……………………………………………… ; (3) : ………………………………………………
(4) : ……………………………………………… ; (5) ………………………………………………; (6) : ………………………………………………
(7) : ………………………………………………
III . Hoàn thành các câu hỏi sau: ( 5đ )
Câu 1.(1đ) Trong các vật nhiễm điện cũng có các điện tích chuyển động , tại sao không tạo ra dòng điện ?
Câu 2:(2đ) Vẽ mạch điện gồm hai pin mắc nối tiếp , hai bóng đèn Đ1, Đ2 , hai công tắc K1 , K2 sao cho chỉ khi K1 đóng thì đèn Đ1 sáng và đèn Đ2 tắt , chỉ khi K2 đóng thì đèn Đ2 sáng và đèn Đ1 tắt .
Câu 3: (2đ) Trong mạch điện nêu trong hình vẽ:
a) Có bao nhiêu nguồn điện trong từng mạch?
b) Trong mỗi mạch điện , dòng điện có chiều như thế nào ? Hãy biểu diễn bằng cách vẽ thêm chiều dòng điện vào trong mạch ?
* ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Đề 1:
I .Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất : (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
1
2
3
4
5
6
A
A
D
A
D
B
II . Điền từ thích hợp vào chỗ trống: (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Trả lời : (1) : khả năng hút
(2) : hút nhau
(3) : đẩy nhau
(4) : hạt nhân
(5) : electron
(6) : cung cấp dòng điện
(7) : eletron tự do
III . Hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1. Quần áo cọ xát vào da người tạo nên hai vật nhiễm điện trái dấu nên hút nhau. (0,5đ)
Lược chải tóc làm các sợi tóc nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau . (0,5đ)
Câu 2: (2đ)
Câu 3: Trong mạch điện nêu trong hình vẽ:
a) Hình a có 1 nguồn điện là ba pin mắc nối tiếp. (0,5đ)
Hình b có 1 nguồn điện là hai pin mắc nối tiếp . (0,5đ)
b) Hình a dòng điện có chiều từ cực dương ®bóng đèn ® công tắc ® cực âm của nguồn điện (0,25đ)
Hình b dòng điện có chiều từ cực dương cực®bóng đèn ® công tắc ®âm của nguồn điện (0,25đ)
Biểu diễn chiều dòng điện trong mỗi mạch đúng (0,25đ)
Đề 2:
I .Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất : Mỗi câu đúng 0,5 điểm
1
2
3
4
5
6
C
C
C
C
C
B
II . Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Trả lời : (1) : nhiễm điện .
(2) : nhiễm điện dương
(3) : nhiễm điện âm
(4) : cùng loại
(5) : khác loại
(6) : cực dương
(7) : cực âm
III . Hoàn thành các câu hỏi sau:
Câu 1. (1đ) Điện tích trên vật nhiễm điện chuyển động hỗn loạn, không có hướng nên không tạo ra dòng điện .
Câu 2: (2đ)
Câu 3: Trong mạch điện nêu trong hình vẽ:
a) Hình a có 1 nguồn điện là ba pin mắc nối tiếp. (0,5đ)
Hình b có 1 nguồn điện là hai pin mắc nối tiếp . (0,5đ)
b) Hình a dòng điện có chiều từ cực dương ® công tắc ® bóng đèn ® cực âm của nguồn điện (0,25đ)
Hình b dòng điện có chiều từ cực dương ® công tắc ® bóng đèn ® cực âm của nguồn điện (0,25đ)
Biểu diễn chiều dòng điện trong mỗi mạch đúng (0,25đ)
KẾT QỦA THỐNG KÊ:
Điểm
Lớp
0 ®1,9
2 ® 3,4
3,5 ® 4,9
5,0 ® 6,4
6,5 ® 7,9
8,0 ® 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
7A1
7A2
7A3
7A4
7A5
IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- tiet 18.doc