Mô tả được hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
-Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
-Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.
-Yêu thích bộ môn, khám phá.
II. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp đàm thoại, thuyết trình
III. CHUẨN BỊ
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 19 - Bài 17 - Sự nhiễm điện do cọ xát (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 02 / 01 / 2009
Ngµy gi¶ng: 05 / 01 / 2009 TiÕt 19
Bài 17 SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. MỤC TIÊU
-Mô tả được hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
-Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.
-Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát.
-Yêu thích bộ môn, khám phá.
II. PHƯƠNG PHÁP
Vấn đáp đàm thoại, thuyết trình
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: -Thước nhựa, thanh thuỷ tinh, mảnh nilông, mảnh dạ.
-Xốp, giá treo.
-Bút thử điện thông mạch.
Học sinh: Học bài, chuẩn bị bài
IV. TIẾN TRÌNH
1, Ổn định lớp
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Giảng bài mới :
Hoạt động 1: Thí nghiệm phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút vật khác.
Điều klhiển của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
+Trong chương ba chúng ta nghiên cứu những vấn đề nào?
* TH:
Tại sao khi chúng ta cởi áo thường có nghe tiếng lách cách?
-GV hướng dẫn vào bài.
-Y/C HS đọc thí nghiệm 1. Sau đó tiến hành thí nghiệm này.
+Kiểm tra khi chưa cọ xát.
+HS tiến hành thhí nghiệm và ghhi kết quả vào bảng.
-Y/C HS rút ra kết luận bằng cách hoàn chỉnh từ trong chỗ trống.
-HS: đọc sách và trả lời:
+Mấy loại điện tích.
+Dòng điện là gì? tác dụng của dòng điện.
+Đo cường độ dòng điện như thế nào.
+Hiệu điện thế là gì? cách đo HĐT.
+Đặc điểm của CĐDĐ và HĐT trong mãch nối tiếp và song song.
-HS suy nghĩ.
-Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của SGK và sự hướng dẫn của GV.
+Không có hiện tượng lạ.
+Khi thanh thủy tinh, thước nhựa, mảnh nilong, Phim nhựa đã cọ xát thì hút các vật nhẹ như:Giấy vụn, quả cầu, nhựa xốp. (Các vật nhẹ.)
-Kết luận.:”Hút các vật khác”
I.Vật nhiễm điện.
* Thí nghiệm 1.
Khi thanh thủy tinh, thước nhựa, mảnh nilong, Phim nhựa đã cọ xát thì chúng có khả năng hút các vật nhẹ như: Giấy vụn, quả cầu nhẹ, nhựa xốp.
* Kết luận: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
Hoạt động 2: Thí nghiệm Vật bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn.
-Y/C HS đọc và làm thí nghiệm 2.
-GV hhướng dẫn thêm cho HS.
-GV có thể lấy vài hiển tượng phóng điện thường gặp trong cuộc sống.
-Thay đổi các vật cọ xát.
-Sau đó rút ra kết luận qua thí nghiệm
-Vật nhiễm điện có khả năng gì?
-HS làm theo thí nghiệm 2 và hướng dẫn của GV.
+Khi chưa cọ xát mảnh nhựa, chạm bút thử điện vào thì đèn không sáng.
+Khi đã cọ xát thì khi chạm bút thử điện thì đèn sang.
* Kết luận:”Làm sáng ”
* Thí nghiệm 2:
* Kết luận:
Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.(Phóng điện).
* Vậy: Những vật sau khi cọ xát có thể hút hay phóng điện sang các vật khác ta gọi vật bị nhiễm điện hay mang điện.
Hoạt động 3: Vận dụng-củng cố-hướng dẫn về nhà.
1.Vận dụng:
-Y/C HS thảo luận câu C1,C2,C3.Cần có sự hướng dẫn của GV nếu HS lúng túng. Sau đó thống nhất và ghi câu trả lời.
-C2:+Khi quay thì cánh quạt có cọ xát không?
+Khi bị nhiễm điện thì nó có hút các vật nhỏ không?.
2.Củng cố:
-Chúng ta cần nhớ hiện tượng nhiễm điện do cọ xát?
3.Hướng dẫn về nhà:
-Học thuộc phần ghi nhớ.
-Làm bài tập:17.1 đến 17.3
-Hút vật nhẹ hay phóng điện qua các vật khác.
-C1:Khi chải thì lược và tóc cọ xát vào nhau nên cả hai đều nhiễm điện.
-C2:Cánh quạt quay cọ xát vào không khí làm cho nó bị nhiễm điện. Nên hút các hạt bụi.
-C3:Khi cọ xát khăn vào các vật trên làm cho chúng bị nhiễm điện.Hút các hạt bụi.
-HS nhắc lại ngay tại lớp.
II.Vận dụng:
-C1: Khi chải thì lược và tóc cọ xát vào nhau nên cả hai đều nhiễm điện. Nên lược hút tóc làm cho tóc thẳng ra.
-C2:Cánh quạt quay cọ xát vào không khí làm cho nó bị nhiễm điện. Nên hút các hạt bụi.
-C3:Khi cọ xát khăn vào các vật trên làm cho chúng bị nhiễm điện. Nên chúng hút các hạt bụi.
V. RÚT KINH NGHIỆM
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
File đính kèm:
- T19.doc