Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 2 - Tuần 2 - Bài 2: Sự truyền ánh sáng (tiếp)

1. Kiến thức: - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng.

 - Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì.

2. Kĩ năng: - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên.

3. Thái độ: - Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

II. Chuẩn bị:

1. GV: - 1 ống nhựa cong, ống nhựa thẳng, 1 nguồn sáng dùng pin, 3 man chắn có đục lỗ như nhau, 3 đinh ghim mạ mũ nhựa to.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 2 - Tuần 2 - Bài 2: Sự truyền ánh sáng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 02 Ngày soạn: 24-08-2013 Tiết : 02 Ngày dạy : 26-08-2013 B ài 2: SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phát biểu được định luật truyền thẳng của ánh sáng. - Nhận biết được ba loại chùm sáng: song song, hội tụ và phân kì. 2. Kĩ năng: - Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên. 3. Thái độ: - Biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống. II. Chuẩn bị: 1. GV: - 1 ống nhựa cong, ống nhựa thẳng, 1 nguồn sáng dùng pin, 3 man chắn có đục lỗ như nhau, 3 đinh ghim mạ mũ nhựa to. 2. HS: - Nội dung SGK. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Hs1: Khi nào ta nhận biết được ánh sáng? Khi nào ta nhìn thấy được vật? Giải thích hiện tượng nhìn thấy khói hương? - Hs2 chữa bài tập 1.1và 1.2 SBT 3. Tiến trình: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiến thức cần đạt Họat động 1: Giới thiệu bài mới: - Cho HS đọc phần mở bài SGK. Em có suy nghĩ gì về thắc mắc của bạn Hải ? - Đọc phần mở bài SGK. - Nêu ý kiến. Hoạt động 2: Nghiên cứu tìm quy luật đường truyền của ánh sáng: - Dự đoán xem ánh sáng truyền theo đường cong hay đường gấp khúc? Từ dụ đoán trên em hãy nêu phương án kiểm tra? - Cùng với hs thảo luận các phương án kiểm tra? - Cho hs chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm. - Không có ống thẳng thì ánh sáng có truyền theo đường thẳng không? Nếu phương án của hs không thực hiện được thì tiến hành làm TN theo SGK? - Để cho hs nêu phương án thử, sau đó giúp cho hs không cần kiểm tra 3 lỗ A,B,C. mà chỉ cần kiểm tra 3 bản 1,2,3, nằm trên cùng một đường thẳng vì 3 bản này đều giống hệt nhau - Chú ý chỉ lệch khoảng 1-2 cm tránh lệch hẳn thì ánh sáng có thể lọt qua lỗ còn lại. - Căn cứ vào kêt quả thí nghiệm y/c hs hoàn thành phần kết luận? - Thông báo môi trường không khí, nước, tấm kính trong => gọi là môi trường trong suốt. mọi vị trí tring môi trường có tính chất như nhau=> đồng tính => rút ra định luật - Nêu dự đoán (tùy hs) ánh sáng truyền qua khe hẹp đi thẳng hoặc ánh sáng từ đèn phát ra đi thẳng. - Bố trí thí nghiệm, làm việc cá nhân lần lượt từng hs quan sát dây tóc bóng đèn pin qua ống thẳng và ống cong => Tiến hành hoàn thành C1 C1: Ống thẳng nhìn thấy dây tóc bóng đèn đang phát sáng => ánh sáng từ dây tóc bóng đèn qua ống thẳng tới mắt. ống cong không nhìn thấy dây tóc bóng đèn => ánh sáng từ dây tóc bóng đèn không truyền theo đường cong. - Hs nêu phương án làm thí nghiệm - Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm + Bật đèn + Để dèn 1,2,3 sao cho nhìn qua 3 lỗ A,B,C vẫn thấy đèn sáng + Kiểm tra 3 lỗ A,B,C có thẳng hàng không? -Hs ghi vở 3 lỗ A,B,C thẳng hàng => ánh sáng truyền theo đường thẳng - Để lệch một trong ba bản quan sát đèn => không thấy ánh sáng phát ra từ đèn - Làm việc cá nhân hoàn thành nội dung kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong khôngkhí là đường thẳng - Phát biểu định luật và ghi vào vở I. Đường truyền của ánh sáng: C1: Ống thẳng nhìn thấy dây tóc bóng đèn đang phát sáng => ánh sáng từ dây tóc bóng đèn qua ống thẳng tới mắt . ống cong không nhìn thấy dây tóc bóng đèn => ánh sáng từ dây tóc bóng đèn không truyền theo đường cong . * Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. * Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong, môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng. Hoạt động 3: Nghiên cứu thế nào là tia sáng , chùm sáng: - Qui ước tia sáng như thế nào? Thông qua thí nghiệm y/c hs nghiên cứu SGK và vẽ tia sáng ( Chú ý khe hẹp phải để song song với màn - Quy ước vẽ chùm sáng như thế nào? - GV chú thích thêm cho HS, trong thực tế thường gặp chùm sáng gồm nhiều tia sáng - Thay tấm chắn 1 khe hẹp bằng tấm chắn 2 khe hẹp song song - Vặn đèn để tạo ra 2 tia hẹp song song, 2 tia hội tụ, 2 tia phan kì. - Cho Hs trả lời C3? + Thế nào là chùm sáng song song? + Thế nào là chùm sáng hội tụ? + Thế nào là chùm sáng phân kỳ? - Làm việc cá nhân nghiên cứu SGK vẽ tia sáng từ điểm sáng S - Đường thẳng có dấu mũi tên. - HS ch ý lắng nghe. - HS làm theo hướng dẫn của GV. C3: - Chùm sáng song song là chùm sáng gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. - Chùm sáng HT là chùm sáng gồm các tia sáng giao nhau trên đường tryền của chúng. - Chùm sáng PK là chùm sáng gồm các chùm sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. II/ Tia sáng và chùm sáng: 1) Biểu diễn đường truyền của ánh sáng: *Quy ước: Biểu diễn đường truyền của ánh sáng bằng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. 2) Ba lọai chùm sáng: C3: Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. b) Chùm sáng hội tụ: Gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. c) Chùm sáng phân kỳ: Gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. Hoạt động 4: Vận dụng: - Cho hs giải đắp câu C4? - Cho hs đọc C5: Bằng kinh nghiệm nêu cách điều chỉnh 3 kim thẳng hàng? - Biểu diễn đường truyền của ánh sáng như thế nào? - Khi ngắm phân đội xếp hàng em phải ngắm như thế nào? giải thích C4: Anh sáng từ đèn phát ra đã truyền đến mắt ta theo đường thẳng. - Hs tiến hành làm thí nghiệm. + Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần mắt nhất mà không nhìn thấy 2 kim còn lại. + Giải thích: Kim 1 là vật chắn sáng của kim 2, Kim 2 là vật chắn sáng của kim 3 => do ánh sáng truyền theo đường thẳng nen ánh sáng từ kim 2, 3 bị chắn không tới mắt. C4: Làm TN giống như 02 TN ta vừa làm. Anh sáng truyền theo đường thẳng. - C5: Đặt mắt sao cho chỉ nhìn thấy kim gần mắt nhất mà không nhìn thấy kim còn lại. Giải thích: Kim 1 là vật chắn sáng của kim 2, kim 2 là vật chắn sáng của kim 3. Do ánh sáng truyền theo đường thẳng nên ánh sáng từ kim 2,3 bị chắn không tới mắt. IV. Củng cố: - Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? - Biểu diễn tia sáng như thế nào? V. Hướng dẫn về nhà: -Về học bài, làm các bài tập trong SBT. Xem trước và chuẩn bị bài 3. - Nhận xét tiết dạy, tuyên dương nhóm, cá nhân tích cực xây dựng bài. Rút kinh nghiệm:.................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTuan 02 ly 7 tiet 02 nam 2013 2014.doc