* Kiến thức:
Biết có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện. Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 20- Bài 18 - Hai loại điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 Bài 18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
Ngày soạn:2009
Ngày giảng: 2009
A. Mục tiêu:
* Kiến thức:
Biết có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện. Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn.
* Kỹ năng:
Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.
* Thái độ:
Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
B. Chuẩn bị.
GV: Tranh phóng to mô hình đơn giản nguyên tử. Bảng phụ ghi sẵn nội dung.
Mỗi nhóm: Hai mảnh ni lông 70 x 12mm , 1 bút chì gỗ hay nhựa, + 1 kẹp nhựa, 1 mảnh dạ hoặc len cở 150 x 150 mm, 1 mảnh lụa cở 150 x 150 mm, 1 thanh thủy tinh hữu cơ kích thước (5x10x200) mm, 2 đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa kích thước 10 dài 20 mm, 1 mũi nhọn đặt trên đế nhựa
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định.(1') Vắng:..........................................................................................................
II. Kiểm tra bài củ.(5')
Có thể làm cho một vật bị nhiễm điện bằng cách nào?
III. Bài mới.
* Đặt vấn đề (1'): Ở bài trước ta đã biết có thể làm cho vật khác bị nhiễm điện bằng cách cọ xát. Các vật nhiễm điện có thể hút các vật nhẹ. Vậy hai vật nhiễm điện có khả năng tương tác với nhau như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta tìm ra câu trả lời.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
5’
Hoạt động 1: Làm thí nghiệm tạo hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng.
Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1:
?Thí nghiệm 1 gồm những dụng cụ nào.
?Thí nghiệm được tiến hành như thế nào. Gọi 1, 2 học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm.
-Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra với 2 tấm ni lông.
-Đại diện nhóm lên nhận xét hiện tượng xảy ra.
Yêu cầu học sinh đọc và tiến hành thí nghiệm hình 18.2 theo nhóm.
HS tiến hành thí nghiệm và đưa ra nhận xét.
I. Hai loại điện tích.
* Thí nghiệm 1: Các nhóm tiến hành thí nghiệm
*Nhận xét: Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và được đặc cùng nhau thì chúng đẩy nhau.
5’
Hoạt động 2: Thí nghiệm 2. Phát hiện 2 vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại
-Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 2 và tiến hành thí nghiệm.
-Học sinh tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét.
?Vì sau các em biết thanh thủy tinh và thước nhựa nhiễm điện khác loại.
* Thí nghiệm 2:
*Nhận xét: Thanh nhựa sẩm màu và thanh thủy tinh khi cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
5’
Hoạt động 3: Hoàn thành kết luận về hai loại điện tích và lực tác dụng giữa chúng.
Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận
Thông báo về quy ước điện tích.
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1
*Kết luận: Có hao loại điện tích, các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
-Có hai loại điện tích: Điện tích dương (+) và điện tích âm(-)
C1:
8’
Hoạt động 4. Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
GV treo tranh vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4
Yêu cầu học sinh đọc phần cấu tạo đơn giản của nguyên tử.
Nguyên tử được cấu tạo như thế nào?
II. Về cấu tạo nguyên tử.
* Hạt nhân (mang điện tích dương)
*Vỏ nguyên tử: Các êlectrôn (mang điện tích âm)
+Tổng điện tích âm có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương ->nguyên tử trung hòa về điện.
+Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
10’
Hoạt động 5. Vận dụng.
Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi vận dụng.
C2: Trước khi cọ xát thước nhựa và miếng vải đều có điện tích dương và điện tích âm vì chúng cấu tạo từ các nguyên tử.
C3: Trước khi chưa cọ xát các vật chưa nhiễm điện-> không hút mẫu giấy nhỏ.
C4: Sau khi cọ xát, mảnh vải mất êlectron -> nhiễm điện dương.
+Thước nhựa nhận thêm êlectrôn -> mang điện tích âm.
IV. Củng cố. (5')
Có mấy loại điện tích? Khi nào các vật đến gần với nhau thì đẩy nhau, hút nhau?
V. Dặn dò.(2')
Qua bài học các em cần học thuộc phần ghi nhớ, về nhà làm bài tập 18.1; 18.2; 18.3; 18.4 (SBT)
* Rút kinh nghiệm:..............................................................................................................
***
File đính kèm:
- t20.doc