1.Kiến thức :
HS biết có hai loại điện tích : điện tích dương và điện tích âm, cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử, biết vật mang điện âm nhận thêm elecrton, vật mang điện dương mất bớt electron.
2.Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét cho HS.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1055 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 20 - Hai loại điện tích (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 20 Ngày soạn : ................
Ngày dạy:.....................
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
A- Mục tiêu :
1.Kiến thức :
HS biết có hai loại điện tích : điện tích dương và điện tích âm, cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu hút nhau. Nêu được cấu tạo nguyên tử, biết vật mang điện âm nhận thêm elecrton, vật mang điện dương mất bớt electron.
2.Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét cho HS.
3.Thái độ :
HS có thái độ học tập tích cực, say mê nghiên cứu, yêu thích môn học.
B-Phương pháp :
Nêu & giải quyết vấn đề ; hoạt động nhóm.
C-Chuẩn bị :
GV : Vẽ to hình 18.4 và 18.5 SGK, máy chiếu.
HS : (mỗi nhóm) dụng cụ thí nghiệm như hình 18.1; 18.2 và 18.3 SGK.
D- Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định tổ chức – KTSS:
2. Kiểm tra bài cũ :
Có thể làm nhiễm điện cho vật bằng cách nào ? Vật nhiễm điện có khả năng gì ?
3. Bài mới :
a.Đặt vấn đề :
Một vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. Nếu hai vật nhiễm điện đưa lại gần nhau thì có hiện tượng gì xãy ra ?
b.Triển khai bài :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
a-Hoạt động 1 :
GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, hướng dẫn HS làm thí nghiệm, phân nhóm HS, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng rút ra nhận xét.
HS làm việc theo nhóm, tiến hành thí nghiệm như ở SGK, quan sát hiện tượng rút ra nhận xét.
GV theo dõi, phụ giúp các nhóm làm còn chậm.
Tổ chức cả lớp thảo luận rút ra nhận xét chung.
HS thảo luận đi đến thống nhất chung.
b-Hoạt động 2 :
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm, phân nhóm HS, yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm và rút ra nhận xét.
HS làm việc theo nhóm, tiến hành thí nghiệm như ở SGK và rút ra nhận xét.
GV theo dõi, phụ giúp các nhóm làm còn chậm.
Tổ chức HS cả lớp thảo luận đi đến thống nhất chung.
HS thảo luận.
GV dựa vào các thí nghiệm trên chúng ta rút ra kết luận gì ?
HS rút ra kết luận.
GV gọi HS phát biểu kết luận.
HS phát biểu kết luận.
GV đưa ra quy ước về dấu và tên gọi của các điện tích.
HS nắm vững quy ước.
c-Hoạt động 3 :
GV trình bày hình 18.4 SGK và dùng máy chiếu chiếu nội dung thuyết cấu tạo nguyên tử lên màn ảnh. Gọi một vài em HS đọc nội dung thuyết cấu tạo nguyên tử.
HS đọc và nắm nội dung thuyết cấu tạo nguyên tử.
I.Hai loại điện tích :
1.Thí nghiệm 1 :
*Nhận xét :
Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
2.Thí nghiệm 2 :
*Nhận xét :
Hai vật mang điện tích khác loại thì chúng hút nhau.
3.Kết luận :
Có hai loại điện tích, các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
*Quy ước :
Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+).
Điện tích của thanh nhựa sẩm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
II.Sơ lược về cấu tạo nguyên tử :
Ở mỗi tâm nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương.
Xung quanh hạt nhân có các eletron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử.
Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.
4. Củng cố :
GV chốt lại kiến thức cần nhớ.
Tổ chức HS cả lớp làm câu C2 đến câu C4 SGK.
5. Dặn dò :
Học bài, làm bài tập SBT, đọc phần có thể em chưa biết.
Nghiên cứu bài mới.
File đính kèm:
- Tiet 20.doc