Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 20 - Tuần 20 - Bài 18: Hai loại điện tích

1.Kiến thức:

 Học sinh hiểu được có hai loại điện tích dương và điện tích âm , hai loại điện tích cùng dấu đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau và nêu được cấu tạo nguyên tử :

2.Kỹ năng:

Có kỹ năng quan sát , thực hành thí nghiệm nhận biiết các loại điện tích

3.Thái độ: Biết hợp tác trong học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 20 - Tuần 20 - Bài 18: Hai loại điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: .................... Tiết 20 Ngày dạy: ................... BàI 18: Hai loại đIện tích I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Học sinh hiểu được có hai loại điện tích dương và điện tích âm , hai loại điện tích cùng dấu đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau và nêu được cấu tạo nguyên tử : 2.Kỹ năng: Có kỹ năng quan sát , thực hành thí nghiệm nhận biiết các loại điện tích 3.Thái độ: Biết hợp tác trong học tập II.Chuẩn bị : III.Phương pháp : Quan sát thí nghiệm và các dụng cụ trực quan. Nêu và giải quyết vấn đề . Thực hành. IV. Tiến trình : 1.ổn định lớp( 1phút) 2.Kiểm tra bài cũ:(3 phút) a.Câu hỏi: GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Nêu các loại máy cơ đơn giản mà em đã học? Dùng mặt phẳng nghiêng có lợi gì? b.Đáp án: Có 3 loại máy cơ đơn giản: mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ròng rọc. Dùng mặt phẳng nghiêng 3.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 4: Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tương tác giữa chúng.(6 phút) ?: Từ hai nhận xét trên rút ra kết luận gì? HS: Tự điền câu kết luận. Một em đọc kết luận, dưới lớp nhận xét. GV:Thông báo tên hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, quy ước gọi điện tích dương và điện tích âm như SGK. GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời câu C1. HS: Làm việc cá nhân câu C1. Hoạt động 5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử (6 phút) GV: Nêu vấn đề “Các vật nhiễm điện là các vật mang điện tích. Vậy những điện tích này từ đâu mà có?”. Treo tranh vẽ hình 18.4, kết hợp thông báo và hỏi HS: Thông báo nguyên tử có kích thước rất nhỏ, nếu xếp sát nhau thành một hàng dài thẳng 1mm có khoảng 10 triệu nguyên tử. Thông báo về hạt nhân và yêu cầu HS nhận biết hạt nhân trong hình vẽ. Thông báo về electron, yêu cầu HS đếm số “+” ở hạt nhân và số dấu “-” ở các electron để nhận biết nguyên tử trung hoà về điện. Thông báo về electron có thể dich chuyển. Hoạt động 6: Vận dụng (6 phút) GV: Cho HS vận dụng hiểu biết về cấu tạo nguyên tử để lần lượt trả lời các câu hỏi C2, C3, C4. HS: Thảo luận nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi. GV: Nhận xét chung. Bài18: hai loại đIện tích I.Hai loại điện tích: 1.Thí nghiệm 1(hình 18.1) Nhận xét: Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau. 2.Thí nghiệm 2 (hình 18.2) Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. 3.Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau. 4.Quy ước: Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương(+), điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-). C1: Mảnh vải mang điện dương. Vì thanh nhựa mang điện tích âm. II.Sơ lược về cấu tạo nguyên tử: 1.Hạt nhân mang điện tích dương. 2.Xung quanh hạt nhân có các electron mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ của nguyên tử. 3.Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. 4.Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác. III.Vận dụng: C2: Có. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguên tử, các điện tích âm tồn tại ở các electron chuyển động xung quanh hạt nhân. C3:Vì các vật đó chưa nhiễm điện. C4:Thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron. Vải nhiễm điện dương do mất bớt elctrron 4.Củng cố:(3 phút) GV: Gọi vài HS trả lời các câu hỏi sau và đọc phần “Có thể em chưa biết”. ?: Có mấy loại điện tích; khi nào các vật nhiễm điện hút nhau, đẩy nhau? ?: Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử? ?: Khi nào vật nhiễm điện âm, nhiễm điện dương? 5. Dặn dò: (1 phút) Học bài ở vở và SGK. Làm các bài tập từ bài 18.1 đến 18.4 trang 19/SBT. Soạn trước bài 19: dòng điện – nguồn điện. * Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTiet 20 - bai 18.doc