Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 22 – Bài 19 - Dòng điện – nguồn điện (tiếp)

- Hs mô tả được TN tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển dịch có hướng.

 - Nêu được tác dụng của các nguồn điện là tạo ra dòng điện, nhận biết được các nguồn điện thường dùng với 2 cực của chúng là cực (+), cực (-).

 - Biết mắc và kiểm tra để đảm bảo 1 mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối hoạt động -> đèn sáng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 22 – Bài 19 - Dòng điện – nguồn điện (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:7A……………….7B…………….7C…………….. Tiết22 – Bài 19 Dòng điện – nguồn điện A- Mục tiêu : - Hs mô tả được TN tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển dịch có hướng. - Nêu được tác dụng của các nguồn điện là tạo ra dòng điện, nhận biết được các nguồn điện thường dùng với 2 cực của chúng là cực (+), cực (-). - Biết mắc và kiểm tra để đảm bảo 1 mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối hoạt động -> đèn sáng. - Có kỹ năng làm TN và sử dụng bút thử điện. - Giáo dục tính cẩn thận, trung thực, có ý thức an toàn khi sử dụng điện. B Chuẩn bị : - Đồ dùng : + Gv : Tranh vẽ hình 19.1; 19.2; 19.3; 1 ắc qui + Mỗi nhóm Hs : 1 số loại pin, mảnh tôn vuông 80x80 (mm) 1 mảnh nhựa 130x180 (mm), mảnh len. 1 bút thử điện 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây có vỏ cách điện. - Những điểm cần lưu ý : Gv: Chuẩn bị trước tình huống xảy ra làm hở mạch cho Hs phát hiện. Nhóm 1 : Dây tóc đèn bị đứt. Nhóm 2 : Đui đèn không tiếp xúc với đế Nhóm 3 : Dây điện bị đứt ngầm Nhóm 4 : Pin hết - Kiến thức bổ xung : + Không thể quan sát được điện tích cũng như sự dịch chuyển của điện tích. Ta nhận biết chúng thông qua các thí dụ của dòng điện. C- Các hoạt động trên lớp : I- ổn định tổ chức : Sĩ số: . . . Vắng: . . . II- Kiểm tra bài cũ :(5’) Hs1 : Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các loại điện tích. Hs2 : Nêu qui ước vật mang điện tích (+) (-)? Trả lời bài tập 18.3 (SBT). (a, Tóc bị nhiễm điện dương … b, Vì những sợi tóc đó nhiễm điện cùng loại -> chúng đẩy nhau). Gv : ĐVĐ : SGK III- Bài mới : Phương pháp Nội dung Hoạt động 1:Nghiên cứu dòng điện (13’) Gv: Treo tranh hình 19.1 Hs: Quan sát - thảo luận nhóm nêu sự tương tự. - Đại diện nhóm phát biểu : + Mảnh phim nhựa tương tự bình nước. + Điện tích trên mảnh phim nhựa tương tự nước đựng trong bình. + Mảnh tôn, bóng đèn, bút thử điện tương tự ống thoát nước. + Điện tích dịch chuyển qua mảnh tôn, bóng đèn, tay tương tự như nước chảy qua ống thoát. + Điện tích trên mảnh phim nhựa giảm bớt tương tự như nước trong bình vơi đi. + Cọ xát lần nữa để tăng thêm sự nhiễm điện của mảnh phim nhựa tương tự như đổ thêm nước vào bình. Gv: Chốt lại phần trả lời của Hs. Hs: Đọc – dự đoán trả lời C2 Gv: Phát đồ dùng cho các bhóm. Hs: Hoạt động nhóm làm TN 19.1 (C). - Khi bút thử điện ngừng sáng, tiếp tục cọ xát mảnh phim nhựa xem đèn có sáng không? - Hoàn chỉnh nhận xét? Gv: Thông báo : Dòng điện. - Hãy cho biết dấu hiệu nhận biết có dòng điện chạy các thiết bị điện là gì? Gv: Nhắc nhở Hs an toàn khi sử dụng điện. Hoạt động 2:Nghiên cứu nguồn điện (10’) Gv: Trong thực tế dòng điện có được để sử dụng là do đâu? -> 2 - Hãy kể các nguồn điện trong thực tế? - Tác dụng của nguồn điện là gì? Gv: Thông báo các cực của nguồn điện. Hs: Hoạt động nhóm mắc mạch điện như hình 19.3 - Chú ý: Công tắc để mở. - Khi mắc xong đóng công tắc xem đèn có sáng không? -> Kiểm tra mạch điện. Gv: Kiểm tra - Điều khiển Hs mắc mạch điện. Tìm nguyên nhân mạch hở và cách khắc phục. Hoạt động 3:Vận dụng (10’) - Em cho biết dòng điện là gì? Làm thế nào để có dòng điện chạy qua bóng đèn pin? Hs: Vận dụng trả lời C4; C5; C6. - C5 : Hãy kể 5 dụng cụ (thiết bị) sử dụng nguồn điện là pin. 1- Dòng điện C1 : a, Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như nước tronh bình. b, Điện tích dịch chuyển từ mảnh phim nhựa qua bóng đèn đến tay ta tương tự như nước chảy từ bình A xuống bình B. C2: Dự đoán : Muốn đèn bút thử điện lại sáng thì cọ xát mảnh nhựa lần nữa. - TN kiểm chứng - Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi khi các điện tích dịch chuyển qua nó. * Kết luận : Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 2- Nguồn điện a, Các nguồn điện thường dùng : Pin ắc qui, các nhà máy điện. - Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động. - Mỗi nguồn điện có 2 cực: cực (+) và cực (-). C3 : b, Mạch điện có nguồn điện 3- Vận dụng * Ghi nhớ: C4 : Dòng điện là dòng điện tích dịch chuyển có hướng . - Đèn điện sáng khi có dòng điện chạy qua. - Quạt điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua. C5 : C6 : Để nguồn điện đi na mô hoạt động thắp sáng đèn cần ấn vào lẫy để núm xoay của nó tì sát vào vành xe đạp. Đạp cho bánh xe quay -> đèn sáng. - Lưu ý : Dây nối không bị hở. IV- Củng cố :(3’) - Dòng điện là gì? - Trả lời bài tập 19.1; 19.2 (20 – SNT). V- Hướng dẫn học ở nhà :(4’) - Học thuộc phần ghi nhớ. - Làm bài tập 19.3 (20 – SBT). - Đọc trước bài “Chất dẫn điện, chất cách điện”. D- Rút kinh nghiệm : ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT21.doc
Giáo án liên quan