1) Kiến thức: - Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ, hoặc ảnh chụp của mạch điện thật) loại đơn giản.
- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.
2) Kĩ năng: Có kỹ năng vẽ đúng sơ đồ một mạch điện loại đơn giản – mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 23: Sơ đồ mạch điện – chiều dòng điện (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 25/1/2013
Ngày giảng : 31/1/2013
TIẾT 23: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I/ Mục tiêu :
1) Kiến thức: - Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ, hoặc ảnh chụp của mạch điện thật) loại đơn giản.
- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.
Kĩ năng: Có kỹ năng vẽ đúng sơ đồ một mạch điện loại đơn giản – mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ
3) Thái độ (Giáo dục): Sử dụng bộ phận điều khiển mạch điện , an toàn điện.
II/ Chuẩn bị :
1) Giáo viên: - 1 đèn pin loại ống tròn vỏ nhựa có lắp pin
- Tranh vẽ to bảng các ký hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện sgk.
2) Học sinh: Hs mỗi nhóm :
1 pin đèn , 1 bóng đèn pin lắp sẵn đế đèn , 1 công tắc , 3 đoạn dây nối, nguồn .
Vấn đáp đàm thoại, thuyết trình, trực quan
III/ Tiến trình giảng dạy
1) Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:
- Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Nêu bản chất dòng điện trong kim loại?
- Tại sao các dụng cụ để sửa chữa của thợ điện (kìm,…) ở chỗ tay cầm thường có bọc cao su?
Đáp: Vì cao su là chất cách điện rất tốt , khi bọc chúng vào cán ( kìm,…) có tác dụng cách điện đối với tay người sử dụng khi sửa điện, tránh bị điện giật.
3) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Gv giới thiệu mở bài như sgk
Hoạt động 2: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ .
- Gv treo tranh vẽ ký hiệu của 1 số bộ phận mạch điện
- Lưu ý hs các ký hiệu nguồn điện
- Yêu cầu hs sử dụng kí hiệu vẽ sơ đồ mạch điện hình 19.3 vào vở cho câu C1?
- Gv kiểm tra tập 1 số hs đồng thời cho 1 hs lên bảng vẽ, cho hs nhận xét.
- Gv sửa hoàn chỉnh và cho hs thực hiện C2 (cho hs vẽ theo nhóm )?
- Gv kiểm tra, nhắc nhở những thao tác mắc sai của hs.
- Cho các em thực hiện C3?
- Các nhóm tiến hành mắc mạch điện theo đúng sơ đồ đã vẽ của nhóm mình.
- Gv giơ cao bảng điện của 1-2 nhóm để các bạn trong lớp nhận xét cách mắc.
- Gv đi kiểm tra các nhóm xem có mắc đúng sơ đồ.
Hoạt động 3: Xác định và biểu diễn chiều dòng điện quy ước
- Cho hs đọc thông báo mục II trả lời câu hỏi
- Nêu quy ước chiều dòng điện và ghi vở
- Có sẵn sơ đồ mạch điện trên bảng gv giới thiệu cách dùng mũi tên biểu diễn chiều dòng điện trong sơ đồ.
- Cho hs hoàn thành C4 vào vở bài tập?
(C4: ngược chiều nhau )
Cho hs biểu diễn chiều dòng điện trong C5?
I/ Sơ đồ mạch điện:
1) Ký hiệu của một số bộ phận mạch điện
2) Sơ đồ mạch điện
C1:
II/ Chiều dòng điện :
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn
4) Củng cố và luyện tập:
- Cho HS đọc và trả lời C6 ?
C6: a) Gồm hai chiếc pin. Thông thường cực dương của nguồn điện này lắp về phía đầu của đèn pin.
b) Một trong các sơ đồ có thể là:
5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Đọc phần có thể em chưa biết nhắc nhở hs an toàn về điện
- Học bài thuộc kí hiệu
- Tập vẽ thành thạo 1 sơ đồ mạch điện có nguồn , dây, khoá, bóng đèn.
- Làm bài tập 21.1 ® 21.3/ SBT
File đính kèm:
- Giao an ly 7 tuan 24.doc