Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực ( loại đơn giản)
Mắc đúng một mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.
Cẩn thận trong khi làm thí nghiệm. Có tinh thần cộng tác phối hợp với các bạn trong hoạt động chung của nhóm.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 23 - Tuần 23 - Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 Ngày soạn:........................
Tiết 23 Ngày dạy:.........................
Bài 21: sơ đồ mạch đIện- chiều dòng đIện
I.Mục tiêu:
Vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực ( loại đơn giản)
Mắc đúng một mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ đúng chiều dòng điện chạy trong mạch điện thực.
Cẩn thận trong khi làm thí nghiệm. Có tinh thần cộng tác phối hợp với các bạn trong hoạt động chung của nhóm.
II.Chuẩn bị :
GV chuẩn bị:
Đồ dùng cho mỗi nhóm HS:
-1 pin
-1 công tắc
-1 bóng đèn pin
-5 đoạn dây nối
2.Đồ dùng cho cả lớp:
-Tranh vẽ to kí hiệu các yếu tố mạch điện, hình 21.1, hình 21.2.
III.Phơng pháp :
Quan sát thí nghiệm và các dụng cụ trực quan.
Nêu và giải quyết vấn đề .
Thực hành.
IV. Tiến trình :
1.ổn định lớp: ( 1phút)
2.Kiểm tra bài cũ:(5 phút)
a.Câu hỏi:
GV gọi 1 HS trả lời câu hỏi: Chất dẫn điện là gì? Chất cách điện là gì? Cho ví dụ. Thế nào là electron tự do?
Gọi 1 HS khác trả lời câu hỏi: Dòng điện trong kim loại là gì? Làm bài tập 20.1
b.Đáp án:
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua (nhôm, đồng, sắt…), chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua (nhựa, cao su, thuỷ tinh,…). Trong kim loại các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do gọi là các electron tự do.
Dòng điện trong kim loại là dòng electron tự do dịch chuyển có hướng.
Bài 20.1:
Chất dẫn điện.
Chất cách điện.
Electron tự do.
Chất dẫn điện.
3.Bài mớ
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1: Đặt vấn đề. (4 phút)
GV đặt vấn đề: Với những mạch điện phức tạp như mạch điện gia đình, mạch điện trong xe máy, ôtô hay mạch đIện của tivi, thì các thợ điện căn cứ vào đâu để mắc các mạch điện đúng như yêu cầu cần có?
HS có thể trả lời:Căn cứ vào sơ đồ mạch điện.
GV: Cho cả lớp quan sát sơ đồ mạch điện của xe máy với các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện.
Hoạt động 2: Sử dụng các kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện và mắc mạch điện theo sơ đồ. (14 phút)
GV:Treo bảng vẽ các bộ phận của mạch điện cho HS quan sát.
HS: Tìm hiểu các kí hiệu của một số bộ phận mạch điện.
GV: Hướng dẫn HS sử dụng các kí hiệu để vẽ và lắp các mạch điện theo các câu hỏi C1, C2,C3.
HS: Làm theo nhóm, treo kết quả lên bảng. Dưới lớp nhận xét.
GV: Thống nhất và cho HS vẽ vào vở.
Hoạt động 3:Xác định và biểu diễn chiều dòng điện quy ước.(12 phút)
GV: Thông báo quy ước về chiều dòng điện, minh họa cho cả lớp theo như hình 21.1a.
HS: Tiếp thu thông báo và đọc lại quy ước về chiều dòng điện.
GV:Treo hình 20.4 cạnh hình 21.1a và yêu cầu HS trả lời câu C4. Treo hình 21.1 và yêu cầu HS lên bảng vẽ chiều dòng điện trên các hình b, c, d.
HS: Cá nhân thực hiện, dưới lớp nhận xét.
Hoạt động 4:Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của đèn pin (6phút)
GV: Treo tranh hình 21.2 đồng thời cho HS quan sát chiếc đèn pin đã được tháo sẵn để thấy được hoạt động của công tắc đèn.
HS: Quan sát và thực hiện các mục a, b của câu C6.
Bài 21: sơ đồ mạch đIện- chiều dòng đIện
I. Sơ đồ mạch điện:
1.Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện:
(SGK)
2.Sơ đồ mạch điện:
II.Chiều dòng điện:
Quy ước về chiều dòng điện :
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
C4: Ngược chiều nhau.
C5:
III.Vận dụng:
C6:
Nguồn điện gồm 2 chiếc pin. Cực dương của nguồn điện lắp về phía đầu của đèn.
b.
4.Củng cố: ( 2 phút)
GV: Cho HS đọc phần ghi nhớ và mục “ Có thể em chưa biết”, làm bài tập 21.2, 21.3.
5. Dặn dò: (1 phút)
Học bài ở vở và SGK.
Làm các bài tập bài 21.1, 21.3 trang 22/SBT.
Soạn trước bài 22:tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng đIện.
Rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiet 23 - bai 21.doc