Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 24 - Bài 22 - Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

Kiến thức:

Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: bóng đèn pin, bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điôt phát quang (đèn LED)

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 24 - Bài 22 - Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 Bài 22. TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN Ngày soạn:2009 Ngày giảng: 2009 A. Mục tiêu: * Kiến thức: Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: bóng đèn pin, bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điôt phát quang (đèn LED) * Kỹ năng: Mắc mạch điện đơn giản * Thái độ: Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. B. Chuẩn bị. -Cả lớp: 1 ắc quy 12V (hoặc bộ chỉnh lưu hạ thế) 5 dây nối có võ bọc cách điện, 1 bút thử điện với bóng đèn có hai đầu dây bên trong tách rời nhau (có thể tháo sẵn bóng đèn khỏi bút),1 số cầu chì như ở mạch điện gia đình -Mỗi nhóm: 2 pin loại 1,5 V với đế lắp pin, 1 bóng đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có võ bọc cách điện, 1 bút thử điện với bóng đèn có hai dây bên trong tách rời nhau, 1 đèn điôt phát quang nhìn rõ hai bản kim loại trong đèn C. Tiến trình lên lớp I. Ổn định.(1’) Vắng: II. Kiểm tra bài củ.(5') (Kiểm tra 15’) Câu 1: Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích? A.Một ống bằng gỗ C.Một ống bằng giấy B.Một ống bằng thép D.Một ống bằng nhựa Câu 2: Mộtvật trung hòa về điện bị mất bớt êlectron sẽ trở thành: A.Trung hòa về điện C.Mang điện tích âm B.Mang điện tích dương D.Không xác định được trung hòa hay mang điện tích loại nào Câu 3: Hãy xác định chiều dòng điện trong các mạch điện ( ở bảng phụ) III. Bài mới. * Đặt vấn đề (1'): Khi có dòng điện trong mạch, ta có nhìn thấy các điện tích hay êlectron chuyển động không? Vậy căn cứ vào đâu để biết có dòng dđẹn chay trong mạch ? Để biết được bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu. Hoạt động của thầy và trò Nội dung 8’ Hoạt động 1: Tìm tác dụng nhiệt của dòng điện GV gọi 2, 3 học sinh lên bảng còn HS khác viết vào vở tên dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. Sau đó yêu cầu học sinh đọc câu hỏi C2 hoạt động theo nhóm, tự chọn đồ dùng mắc mạch hình 22.1 và trả lời C2. Dây tóc bóng đèn nóng lên khi có dòng điện chạy qua. Trên bộ thí nghiệm có 1 dây sắt khi dòng điện hay qua dây sắt có nóng lên hay không? Để trả lời câu hỏi đó theo ta tiến hành thí nghiệm như thế nào? Khi cho dòng điện chạy qua tì có hiện tượng gì xãy ra trên dây sắt. Qua thí nghiệm đó các em có nhận xét gì? GV thông báo học sinh các vật nóng tới 5000C thì bắt đầu phát sáng. I. Tác dụng nhiệt Ví dụ: Đèn điện, dây tóc, bàn là, bếp điện, lò sởi … -Dây tóc bóng đèn bị đốt nóng và phát sáng. -Dây tóc bóng đèn được làm bằng Vônfram để không bị nóng chảy vì nhiệt độ nóng chảy của Vônfram rất cao. *Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn bị nóng lên. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc bóng đèn nóng với nhiệt độ cao và phát sáng. C4: Nhiệt độ nóng chảy của chì là khoảng 200-3000C < 3270C nên dây chì nóng chảy và bị đứt và ngắt mạch điện. 6’ Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện GV nêu nhiều loại đèn điện hoạt động dựa vào tác dụng phát sáng và yêu học sinh tìm hiểu cấu tạo của bóng đèn bút thử điện và nêu nhận xét về hai đầu dây bên trong của nó? GV cắm bút thử điện vào ổ lấy điện để bóng đèn bút thử điện sáng. Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo của bóng đèn LED và lắpđèn LED vào mạch điện, quan sát. Sau đó đảo ngược hai đầu dây đèn quan sát. Từ đó rút ra nhận xét. II.Tác dụng phát sáng *Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện làm chất khí này phát sáng. *Kết luận: Đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định khi đó đèn sáng. 7’ Hoạt động 4: Vận dụng Yêu cầu học sinh hoàn thành các câu hỏi C8, C9. HS trả lời III Vận dụng C8: E C9: Chạm hai đầu LED vào hai cực của pin nếu đèn không sáng thì đổi ngược lại. Khi đèn sáng bản kim loại nhỏ trong đèn LED được nối với cực nào thì đó là cực dương, cực kia là âm. IV. Củng cố. (5') Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ làm bài tập 22.1 SBT. V. Dặn dò.(2') Về nhà các em xem lại nội dung bài học học thuộc phần ghi nhớ làm bài tập 22.2; 21.3 SBT. Đọc và chuẩn bị bài mới. * Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................. –***—

File đính kèm:

  • doct24.doc