Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 24 - Bài 22 - Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện (tiếp)

1.Về kiến thức:

 - Nêu được khi dòng điện đi qua một vật dẫn thì làm cho vật dẫn nóng lên.

 2.Về kĩ năng:

 - Kể tên được 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.

 - Nhận biết đèn LED chỉ cho dòng điện chạy qua theo 1 chiều

 3.Về thái độ

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 24 - Bài 22 - Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 7A Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Lớp: 7B Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Tiết 24 Bài 22 TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: - Nêu được khi dòng điện đi qua một vật dẫn thì làm cho vật dẫn nóng lên. 2.Về kĩ năng: - Kể tên được 5 dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện. - Nhận biết đèn LED chỉ cho dòng điện chạy qua theo 1 chiều 3.Về thái độ - Cẩn thận, tỉ mỉ II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Nguồn điện 6V. - Công tắc. - Cầu chì. - Dây sắt mảnh dài. - Nhiều mảnh giấy nhỏ. - Dây nối. - Mỗi nhóm HS: nguồn pin, công tắc, đèn LED, dây nối.- 2. Học sinh: - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 22 III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ : - Căn cứ vào đâu để lắp mạch điện theo yêu cầu? - Chiều dòng điện trong mạch được quy ước như thế nào? - Vẽ sơ đồ mạch điện cho mạch hình 21.1, 21.2 SBT 2. Bài mới - GV nêu vấn đề: Ta đã biết dòng điện chạy qua vật dẫn kim loại do các hạt mang điện nào tạo thành. Vậy ta có trông thấy các electron dịch chuyển trong vật dẫn không? Làm cách nào biết được có dòng điện chạy qua vật dẫn kim loại, bóng đèn, quạt điện…? Bài học hôm nay và bài sau sẽ cung cấp cho chúng ta biết một số tác dụng của dòng điện để nhận biết có dòng điện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1 : Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng điện - Yêu cầu HS đọc và trả lời C1. - Yêu cầu HS đọc và làm theo C2 để tìm hiểu trong mạch điện, bộ phận nào bị nóng nhiều, bộ phận nào bị nóng ít khi có dòng điện chạy qua? Và trả lời các câu hỏi nêu ra ở C2. - Trong mạch chúng ta vừa lắp, khi đèn phát sáng thì hầu như chúng ta không cảm thấy dây dẫn bị nóng lên. Vậy khi dòng điện chạy qua một dây dẫn kim loại có làm cho dây nóng lên hay không? - Lắp mạch điện như hình 22.2SGK và biểu diễn cho HS xem. Yêu cầu HS nhận xét kết quả thí nghiệm, trả lời các câu hỏi ở C3. - Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về tác dụng nhiệt của dòng điện. - Yêu cầu HS xem bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất và trả lời C4. Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng phát sáng của dòng điện Khi nào thì dây tóc bóng đèn phát sáng? à Vậy có một số vật dẫn khi bị nóng lên nhiệt độ cao thì phát sáng. Nhưng vẫn có một số đèn phát sáng khi có dòng điện chạy qua thì nhiệt độ không tăng nhiều. - GV biểu diễn thí nghiệm sử dụng bút thử điện cắm vào ổ điện. - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - Hướng dẫn HS nối 2 đầu dây của đèn LED với 2 cực của nguồn điện, thay đổi đầu thích hợp cho đến khi đèn phát sáng. - Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành câu kết luận. Hoạt động 3: Vận dụng - Yêu cầu HS đọc và trả lời C8. - Yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hiện thí nghiệm trả lời C9. D Thảo luận, trao đổi với nhau để tìm nhiều dụng cụ. D Thảo luận nhóm để trả lời. à HS đưa ra các dự đoán của mình. à Kết quả thí nghiệm: Dây dẫn bị nóng lên, các mảnh giấy bị cháy và rơi xuống. à Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành kết luận. à Quan sát bảng nhiệt độ nóng chảy của một số chất, tìm cách trả lời C4. à Khi nhiệt độ của dây tóc bóng đèn tăng cao. à Quan sát thí nghiệm, trả lời C5 và C6. à Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. à Thực hiện thí nghiệm, nhận xét khi cực nào nối với đầu nào thì đèn mới phát sáng D Thảo luận nhóm. à Chọn E. D Thực hiện thí nghiệm, trình bày phương án của nhóm I – Tác dụng nhiệt: C1: Bóng đèn điện, bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, mỏ hàn, ấm điện… C2: a) Bóng đèn nóng lên. Có thể xác nhận qua cảm giác bằng tay. b) Dây tóc của bóng đèn bị đốt nóng mạnh và phát sáng. c) Dây tóc thường làm bằng Vonfram để không bị nóng chảy. ˜ Vật dẫn điện nóng lên khi có dòng điện chạy qua. C3: a) Các mảnh giấy bị cháy đứt và rơi xuống. b) Dòng điện làm dây AB nóng lên. ˜ Kết luận: Khi có dòng điện chạy qua, các vật dẫn bị nóng lên. Dòng điện chạy qua dây tóc bóng đèn làm dây tóc nóng tới nhiệt độ cao và phát sáng. C4: Khi đó cầu chì bị nóng lên và đứt. Mạch bị hở, tránh hư hại các thiết bị. II – Tác dụng phát sáng: 1. Bóng đèn bút thử điện: C5: Hai đầu dây trong bóng đèn bút thử điện tách rời nhau. C6: Đèn bút thử điện sáng do chất khí ở giữa 2 đầu dây phát sáng. ˜ Kết luận: Dòng điện chạy qua chất khí trong bóng đèn của bút thử điện là chất khí này phát sáng. 2. Đèn điôt phát quang (đèn LED): C7: Đèn LED sáng khi bản kim loại nhỏ nối với cực dương của pin, bản kim loại to nối với cực âm. ˜ Kết luận: Đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định và khi đó đèn sáng. III – Vận dụng: C8: E. Không có trường hợp nào. C9: Nối bản kim loại nhỏ với cực A của nguồn. Nếu đèn sáng thì cực A là cực dương, ngược lại, đèn không sáng thì cực A là cực âm của nguồn. 3/.Củng cố: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - Hãy nêu các tác dụng của dòng điện đã được học? 4/.Dặn dò : - Đọc Có thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học mới.

File đính kèm:

  • docvat li 7.tiet 24.doc