1. Kiến thức : - Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.
- Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.
- Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
2. Kĩ năng : Quan sát, thực hành, nhận xét tự rút ra kết luận.
3. Thái độ : Tuân thủ sự hướng dẫn của GV, tập trung nghe giảng, quan sát TN, hợp tác trao đổi.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 25 - Bài 23 : Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 25 Ngày soạn : 1 / 3 / 2009
Ngày dạy : 3/ 3 / 2009
Bài 23 : TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HOÁ HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH LÍ CỦA DÒNG ĐIỆN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : - Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.
- Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.
- Nêu được các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
2. Kĩ năng : Quan sát, thực hành, nhận xét tự rút ra kết luận.
3. Thái độ : Tuân thủ sự hướng dẫn của GV, tập trung nghe giảng, quan sát TN, hợp tác trao đổi.
II. Chuẩn bị : * Đối với mỗi nhóm HS :
1 cuộn dây dùng làm nam châm điện, 2 pin đã lắp vào đế, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối, 1 kim nam châm, 1 vài đinh sắt nhỏ, 1 vài mẩu dây đồng, dây nhôm.
* Đối với cả lớp :
1 vài nam châm, 1 vài mẩu dây nhỏ bằng sắt, thép, đồng, nhôm, 1 chuông điện, 1 acquy, 1 công tắc, 1 bóng đèn, 1 bình đựng dung dịch đồng sunfat với nắp nhựa có gắn sẵn 2 điện cực bằng than chì, 6 đoạn dây nối, tranh vẽ to sơ đồ chuông điện.
III. Tổ chức hoạt động của học sinh :
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: (5 phút) Kiểm tra bài cũ.
- 1 HS trả bài cũ.
- 1 HS nhận xét.
Trình bày tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện. Nêu ứng dụng của chúng.
Hoạt động 2: (3 phút) Đặt vấn đề vào bài mới.
Quan sát ảnh chụp cần cẩu điện.
Đề nghị HS quan sát ảnh chụp cần cẩu dùng nam châm điện ở trang đầu chương 3 và nêu câu hỏi định hướng sự chú ý của HS như phần mở đầu bài 23 trong SGK.
Hoạt động 3: (10 phút) Tìm hiểu nam châm điện.
- Nhớ lại và trả lời tính chất của đá nam châm đã học ở lớp 5.
- Quan sát vài nam châm vĩnh cữu và TN giáo viên làm để nêu tính chất từ của chúng.
- Nhận dụng cụ và mắc mạch điện như hình 23.1 SGK.
- Tự đọc và thực hiện như C1.
- Cá nhân trả lời C1.
- Điện từ hoàn chỉnh vào phần kết luận.
- Góp ý, bổ sung, để hoàn chỉnh đầy đủ câu trả lời trong phần kết luận.
- Cho HS ôn lại tính chất của đá nam châm đã học ở lớp 5.
- Cho HS quan sát một vài nam châm vĩnh cữu, quan sát tính chất từ của chúng.
- Cho HS chỉ ra các cực từ của nam châm vĩnh cữu.
- Hướng dẫn HS mắc mạch điện như hình 23.1 SGK.
- Đề nghị HS thực hiện và trả lời C1.
- Lưu ý HS so sánh tính chất của cuộn dây có dòng điện chạy qua với tính chất từ của đá nam châm để rút ra kết luận cần có.
- Gọi HS điền từ thích hợp vào phần kết luận.
I. Tác dụng từ :
1. Tính chất từ của nam châm:
- Hút các vật bằng sắt thép.
- Nam châm có 2 cực : cực bắc và cực nam.
- Cùng cực thì đẩy nhau .
- Khác cực thì hút nhau .
2. Nam châm điện :
3. Kết luận : - Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là nam châm điện.
- Nam châm điện có tính chất từ vì nó có khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt thép.
- Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.
Hoạt động 4: (8 phút) Tìm hiểu hoạt động của chuông điện.
- Quan sát thí nghiệm của GV làm.
- Suy nghĩ các câu trả lời.
- Quan sát tranh vẽ to hình 23.2 SGK .
- Cá nhân trả lời C2.
- Cá nhân trả lời C3.
- Cá nhân trả lời C4.
- Lắng nghe thông báo của GV về tác dụng cơ học.
- GV mắc chuông điện và cho nó hoạt động để kích thích hứng thú của HS.
- Chuông điện có cấu tạo và hoạt động như thế nào?
- Cho HS tìm hiểu cấu tạo của chuông điện qua tranh vẽ to.
- GV lưu ý giải thích các bộ phận của chuông điện như : cuộn dây, lá thép đàn hồi, miếng sắt…
- Cho các nhóm tự lực tìm hiểu, thảo luận về hoạt động của chuông điệnđể trả lời các câu hỏi C2, C3 và C4.
- GV thông báo về tác dụng cơ học của dòng điện.
4. Tìm hiểu chuông điện : SGK
Đầu gõ chuông chuyển động làm chuông kêu liên tiếp. Đó là biểu hiện tác dụng cơ học của dòng điện.
- Ứng dụng : Quạt điện, máy bơm nước.
Hoạt động 5: (8 phút) Tìm hiểu tác dụng hoá học của dòng điện.
- Lắng nghe thông báo của GV.
- Quan sát GV làm TN về tác dụng hoá học của dòng điện.
- Trả lời C5.
- Trả lời C6.
- Điền từ thích hợp vào câu kết luận.
- Bổ sung, góp ý để hoàn chỉnh các câu trả lời .
- GV thông báo : Chúng ta hãy tìm hiểu một tác dụng nữa của dòng điện qua TN sau.
- GV giới thiệu cho HS các dụng cụ TN . Cho HS thấy lúc đầu 2 thỏi than đều có màu đen.
- GV đóng công tắc, sau vài phút cho HS quan sát thỏi than nối với cực âm của nguồn điện có màu như thế nào.
- GV ch o cả lớp thảo luận, trả lời các câu C5, C6 và viết đầy đủ câu kết luận trong SGK.
II. Tác dụng hoá học :
1. Quan sát thí nghiệm của giáo viên :
2. Kết luận :
Dòng điện có tác dụng hoá học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.
Hoạt động 6: (4 phút) Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện.
- Trả lời câu hỏi mà GV yêu cầu.
- Đọc phần tác dụng sinh lí của dòng điện và trả lời các câu hỏi của GV đưa ra.
- Nêu có lợi , có hại của tác dụng này.
- Nếu sơ ý có thể bị điện giật chết người. Điện giật là gì?
- Đề nghị HS tự đọc phần tác dụng sinh lí trong SGK và trả lời câu hỏi của GV.
- Dòng điện qua cơ thể người là có hại hay có lợi? Khi nào có lợi? Nếu để dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì?
III. Tác dụng sinh lí :
Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật.
- Gây nguy hiểm tới tính mạng con người.
- Chữa một số bệnh trong y học.
Hoạt động 7: (5 phút) Củng cố bài và vận dụng.
- Đọc và ghi chép phần ghi nhớ vào vở.
- Trả lời C7, C8.
- Cho HS đọc và ghi vào vở phần ghi nhớ.
- Cho HS đọc và lần lượt trả lời C7, C8.
IV. Vận dụng : C7 : C
C8 : D
Hoạt động 8 : (2 phút) Hướng dẫn về nhà.
- Đọc có thể em chưa biết.
- Làm theo hướng dẫn của GV.
- Đề nghị HS đọc phần có thể em chưa biết.
- Làm hết các bài tập trong SBT.
- Soạn bài mới : Ôn tập (từ bài 17 đến bài 23).
IV. Rút kinh nghiệm:………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- ga7-25.doc