Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về điện học.
+ Vận dụng kiến thức đã học giải bài tập và giải thích một số trường hợp thực tế.
+ Chuẩn bị cho giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi câu hỏi phần vận dụng
III. Tiến trình giờ giảng:
4 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1028 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết: 26 - Ôn tập (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ………
Ngày giảng:
7A: 2007
7B: /2007
Tiết: 26
Ôn tập
I.Mục tiêu:
+ Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về điện học.
+ Vận dụng kiến thức đã học giải bài tập và giải thích một số trường hợp thực tế.
+ Chuẩn bị cho giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi câu hỏi phần vận dụng
III. Tiến trình giờ giảng:
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+Nội dung ghi nhớ về tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
4.Bài mới:
*Hoạt động 1:Tổ chức tình huống học tập(SGK)
Nội dung
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
I.Kiến thức cơ bản cần nhớ:
1. Sự nhiễm điện do cọ xát
-Một vật khi bị nhiễm điện thì có khả năng hút các vật khác.
-Có thể làm nhiễm điện các vật bằng cách cọ xát.
2. Hai loại điện tích.
* Có hai loại điện tích là điện tích dơng và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
* Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dơng và các êlêctrôn mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân
*một vật mang điện tích âm nếu thừa êlêctrôn, mang điện tích dơng nếu thiếu êlêctrôn.
3. Dòng điện- nguồn điện:
-Dòng điện là dòng chuyển dời có hớng của các hạt mang iện.
-Để duy trì dòng điện một cách liên tục, ta dùng nguồn điện. Mỗi nguồn điện đều có hai cực là cực (+) và cực (-)
-Để một thiết bị hoạt động, phải nối thiết bị với hai cực của nguồn điện. Khi đó xuất hiện dòng điện đi qua thiết bị và nguồn điện.
4. Chất dẫn điện và chất cách điện - Dòng điện trong kim loại.
-Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua.
-Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
-Dòng điện trong kim loại là dòng các êlêctrôn tự do dịch chuyển có hớng
-Chiều của dòng điện đợc quy ớc là ngợc với chiều chuyển động của các hạt mang điện âm.
5. Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện.
-Mạch điện đợc mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện ta có thể lắp mạch điện tơng ứng.
-Chiều dòng điện là chiều từ cực dơng qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.
6. Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện.
-Dòng điện đi qua vật dẫn làm cho vật dẫn nóng lên và có thể phát sáng.
-Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và đèn LED ( đèn điốt phát quang )
7. Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện.
-Dòng điện có tác dụng từ vì có thể làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép đặt gần đó.
-Dòng điện có tác dụng hoá học vì khi đi qua một số dung dịch, gây nên phản ứng hoá học.
-Dòng điện có tác dụng sinh lí vì nó gây nên một số tác động khi đi qua cơ thể ngời và các động vật.
II. Vận dụng:
1. Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm
- Thớc nhựa (bị) nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô.
- Có thể làm nhiễm điện nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát
-Cọ xát là một cách làm nhiễm điện nhiều vật
2. Đặt câu với các cụm từ: vật nhiễm điện dơng, vật nhiễm điện âm. nhận thêm êlêctrôn, mất bớt elêctrôn.
- Vật nhiễm điện dơng do ( thì ) mất bớt êlêctrôn.
- Vật nhiễm điện âm do ( thì ) nhận thêm êlêctrôn
3. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau.
A. Dòng điện là dòng .................................................có hướng
B. Dòng điện trong kim loại là dòng ........................................................có hướng
4. Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thờng
A. Mảnh tôn.
D. Đoạn dây đồng
B. Không khí
E. Mảnh pôliêtilen
C. Đoạn dây nhựa
F. Mảnh sứ
5.Cọ xát mảnh ni lông bằng một miếng len, cho rằng mảnh ni lông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm êlêctrôn, vật nào mất bớt êlêctrôn.
- Mảnh ni lông bị nhiễm điện âm do nhận thêm êlêctrôn
6.Trong các cách sau đây, cách nào làm thớc nhựa nhiễm điện
A. đập nhẹ nhiều lần thớc nhựa xuống mặt quyển vở.
B. áp sát thớc nhựa vào thành một bình nớc ấm.
C. Chiếu ánh sáng đèn pin vào thớc nhựa.
D. Cọ xát mạnh thớc nhựa bằng miếng vải khô.
7.Trong các hình sau cả hai vật A,B đều đợc nhiễm điện và đợc treo vào sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu (+) hay (-) cho vật cha ghi dấu
9.Chọn câu đúng trong các câu sau. Một vật bị nhiễm điện dơng vì:
A. Vật đó nhận thêm các điện tích dơng.
B. Vật đó không có điện tích âm.
C. Vật đó nhận thêm êlêctrôn.
D. Vật đó mất bớt êlêtrôn.
10. Nếu A hút B, B hút C, C đẩy D thì:
A) A và C có điện tích trái dấu.
B) B và D có điện tích cùng dấu.
C) A và D có điện tích cùng dấu.
D) A và D có điện tích trái dấu.
13. Dùng gạch nối để ghép mỗi đoạn câu ở bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu có nội dung đúng.
A. Bóng đèn dây tóc toả sáng.
1.là do tác dụng từ củadòng điện
B. Chuông điện kêu.
2. Là do tác dụng phát sáng của dòng điện
C. Bóng đèn bút thử điện loé sáng.
3. Là do tác dụng sinh lý của dòng điện
D. Các cơ bị co khi bị điện giật
4.là do tác dụng nhiệt của dòng điện
? Thế nào là vật nhiễm điện?
? Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào?
? Có mấy loại điện tích?
? Trình bày cấu tạo của nguyên tử.
? Thế nào là dòng điện?
? Thế nào là chất cách điện, chất dẫn điện?
? Dòng điện có chiều ntn? So sánh chiều dòng điện với chiều của các êlêctrôn?
Dòng điện có các tác dụng nào? Nêu VD từng trường hợp.
Gọi 3 h/s tại chỗ đặt câu
Gọi 2 h/s lên bảng điền vào chỗ trống.
Yêu cầu h/s thảo luận và đưa ra đáp án
Đưa ra hình vẽ và yêu cầu h/s điền dấu(+) hay (-)
Yêu cầu h/s đưa ra đáp án và giải thích
- Đưa ra bảng phụ và yêu cầu h/s đưa ra đáp án
- Thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.
- Thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.
- Thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.
- Thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.
h/s hoạt động độc lập, 3 h/s trả lời
2 h/s lên bảng. cả lớp tự làm vào vở
- Thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.
1 h/s lên bảng điền vào bảng phụ
- Thảo luận và cử đại diện nhóm trả lời.
- Thảo luận và cử đại diện nhóm đưa ra đáp án:
+ A- 4
+ B – 1
+ C - 2
+ D - 3
4.Củng cố:
+ Nhắc lại các kiến thức cơ bản đã học từ đầu chương.
5.Hướng dẫn ra bài tập về nhà:
+ Học bài theo SGK kết hợp vở ghi
+ Chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra 45’
.
Rút kinh nghiệm giảng dạy
Thời gan:
......................................................................................................
Phương pháp:
......................................................................................................
Nội dung:
......................................................................................................
Học sinh:
.....................................................................................................
File đính kèm:
- 26.doc