I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức: Giúp giáo viên đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương điện học.
2) Kĩ năng: Vận dụng kiến thức của mình để hoàn thành tốt bài kiểm tra.
3) Thái độ (Giáo dục): Giáo dục tính độc lập nghiêm túc trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên: Đề kiểm tra
2) Học sinh: học bài ở nhà
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 921 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 27: Kiểm tra 1 tiết (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức: Giúp giáo viên đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh trong chương điện học.
2) Kĩ năng: Vận dụng kiến thức của mình để hoàn thành tốt bài kiểm tra.
3) Thái độ (Giáo dục): Giáo dục tính độc lập nghiêm túc trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ
1) Giáo viên: Đề kiểm tra
2) Học sinh: học bài ở nhà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1) Ổn định : 1’
2) Kiểm tra:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Cấp độ kiểm tra
Chủ đề
Các mức độ đánh giá
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TL
TL
TL
1. Sự nhiễm điện do cọ xát.
Hai loại điện tích.
Số câu Số điểm Tỉ lệ
Câu 1
0,5đ 5%
Câu 3
1đ 10%
Câu 8
1,5đ 15%
3Câu
3đ 30%
2. Dòng điện. Nguồn điên.
Số câu Số điểm Tỉ lệ
Câu 2
1đ 10%
1Câu
1đ 10%
3. Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại.
Số câu Số điểm Tỉ lệ
Câu 4
1,0đ 10%
Câu 3
1đ 10%
2Câu
2đ 20%
4. Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện.
Số câu Số điểm Tỉ lệ
Câu 9
2đ 20%
1Câu
2đ 20%
5. Các tác dụng của dòng điện.
Số câu Số điểm Tỉ lệ
Câu 6
1đ 10%
Câu 7
1đ 10%
2Câu
2đ 20%
Tổng
Số câu Số điểm Tỉ lệ
2 Câu 2đ 20%
3 Câu 3đ 30%
3Câu 5đ 50%
8Câu 10đ 100%
ĐỀ RA
Câu 1: Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách nào?
Câu 2: Dòng điện là gì? Thiết bị nào cung cấp dòng điện chạy trong mạch kín?
Câu 3: Có các loại điện tích nào? Sự tương tác giữa chúng?
Câu 4: Vật dẫn điện là gì? Vật cách điện là gì?
Câu 5: Nêu tên một dụng cụ điện chứng tỏ dòng điện có thể chạy qua chất khí?
Câu 6: Nêu các tác dụng của dòng điện?
Câu 7: Hiện tượng điện giật là do tác dụng gì của dòng điện?
Câu 8: Giải thích tại sao khi cánh quạt thổi gió mạnh thì sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí.
Câu 9: Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và chiều dòng điện chạy trong mạch khi đèn đang sáng.
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát
0,5đ
Câu 2
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng
Nguồn điện cung cấp dòng điện chạy trong mạch kín.
0,5đ
0,5đ
Câu 3
Có 2 loại: điện tích dương và điện tích âm.
Cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
0,5đ
0,5đ
Câu 4
Vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua.
Vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
0,5đ
0,5đ
Câu 5
Đó là bóng đèn của bút thử điện. Bóng đèn này sáng, chứng tỏ dòng điện có thể chạy qua chất khí.
0,5đ
0,5đ
Câu 6
Dòng điện có 5 tác dụng: tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí.
0,5đ
0,5đ
Câu 7
Hiện tượng điện giật là do tác dụng sinh lí của dòng điện
1đ
Câu 8
Khi quay cánh quạt cọ xát với không khí và bị nhiễm điện nên cánh quạt hút nhiều bụi. Mép cánh quạt được cọ xát nhiều nhất nên nhiễm điện nhiều nhất và hút bụi nhiều nhất.
1,5đ
Câu 9
+ Vẽ đúng sơ đồ mạch điện.
K
+ Kí hiệu đúng chiều dòng điện.
1đ
1đ
5) Hướng dẫn học ở nhà:
Xem trước bài “ Cường độ dòng điện”.
Thống kê kết quả:
Lớp
TSHS
7A
35
7B
36
7C
36
5) Hướng dẫn học ở nhà:
-Xem trước phần “Cường độ dòng điện”, chuẩn bị bài “Cường độ dòng điện”
File đính kèm:
- Tiet 27 KT Li 7.doc