1. Kiến thức :
Nhằm đánh giá khả năng nắm kiến thức của HS, qua đó giúp HS biết được khả năng học tập của mình để điều chỉnh phương pháp học tập. Giúp GV phân loại HS để điều chỉnh phương pháp dạy học hiệu quả hơn.
2. Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng vật lý và làm bài tập cho học sinh.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 27 - Kiểm tra (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 27 Ngày soạn : …/……/…..
KIỂM TRA
A. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
Nhằm đánh giá khả năng nắm kiến thức của HS, qua đó giúp HS biết được khả năng học tập của mình để điều chỉnh phương pháp học tập. Giúp GV phân loại HS để điều chỉnh phương pháp dạy học hiệu quả hơn.
2. Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng vật lý và làm bài tập cho học sinh.
3. Thái độ :
HS có thái độ học tập tích cực, trung thực, nghiêm túc trong làm bài.
B. Phương pháp :
Kiểm tra viết: trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.
C. Chuẩn bị :
GV : Ra đề.
HS : Ôn lại kiến thức đã học ở chương 3.
D. Tiến trình lên lớp :
1. Ổn định tổ chức – Kiểm tra sĩ số :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Kiểm tra:
Đề ra:
Phần I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu hoặc mệnh đề mà em chọn.
Câu 1: Chọn câu sai. Vật bị nhiễm điện là:
A. đã cọ xát với vật khác thích hợp.
B. có khả năng hút được các vật khác.
C. có khả năng đẩy được các vật khác.
D. có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Câu 2: Chọn câu đúng. Trong kỹ thuật sơn xì, để tiết kiệm và nâng cao chất lượng sơn người ta phải:
A. nhiễm điện cho sơn.
B. nhiễm điện cho chi tiết muốn sơn.
B. nhiễm điện trái dấu cho sơn và chi tiết muốn sơn.
D. nhiễm điện cùng dấu cho sơn và chi tiết muốn sơn.
Câu 3: Một bóng đèn mắc vào mạch điện, bóng đèn không sáng, điều nào kể sau là nguyên nhân?
A. Nguồn điện bị hết. C. Chưa đóng công tắc của mạch.
B. Dây tóc bị đứt. D. Bất kì điều nào ở A, B, C.
Câu 4: Chọn câu đúng. Sơ đồ mạch điện cho biết:
A. công dụng của các bộ phận của mạch điện. C. cách mắc các bộ phận của mạch điện.
B. dây tóc bóng đèn bị đứt. D. chiều của dòng điện trong mạch.
Câu 5: Chọn câu đúng. Nếu ta chạm vào dây dẫn có dòng điện (dây dẫn trần) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, thậm chí chết người là do:
A. tác dụng nhiết của dòng điện. C. tác dụng từ của dòng điện.
B. tác dụng hoá học của dòng điện. D. tác dụng sinh lý của dòng điện.
Câu 6: Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt thì cuộn dây này có thể hút:
A. các vụn nhôm. C. các vụn đồng.
B. các vụn sắt. D. các vụn giấy viết.
Phần II: Tìm từ thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau:
1. Dòng điện chạy trong ................ nối liền giữa hai cực của nguồn điện.
2. Hoạt động của chuông điện dựa trên ............................... của dòng điện.
3. Cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là ..........................
4. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng ................. hoặc .................................
Phần III: Tự luận.
Câu 1: Nêu nội dung của thuyết cấu tạo nguyên tử.
Câu 2: Hãy giải thích vì sao bất cứ một dụng cụ nào củng gồm các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện?
ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM
Phần I: Chọn mỗi câu đúng được 0.5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Chọn
C
C
D
C
D
B
Phần II: Điền mỗi câu đúng được 0.5 điểm.
1 ...... mạch điện kín .......
2. ................ tác dụng từ .............
3. ............. nam châm điện.
4. ....... hút các vật khác ........ làm sáng bóng đèn bút thử điện.
Phần III:
Câu 1: 2.5 điểm.
Nêu đủ 4 nội dung.
Câu 2: 2.5 điểm.
Các bộ phận dẫn điện cho dòng điện đi qua, các bộ phận cáhc điện không cho dòng điện đi qua, không gây nguy hiểm cho con người.
4.Củng cố :
Thu bài, nhận xét, đánh giá giờ kiểm tra.
5.Dặn dò :
Nghiên cứu bài “Cường độ dòng điện”
File đính kèm:
- Tiet 27.doc