Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 28 - Cường độ dòng điện (tiết 4)

A- Mục tiêu :

 - Hs nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.

 - Nêu được đơn vị dòng điện là Am pe.

 - Sử dụng Am pe kế để đo cường độ dòng điện (biết lựa chọn Am pe kế thích hợp và mắc đúng).

 - Có kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, mắc am pe kế vào mạch, đọc được số chỉ của am pe kế.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 28 - Cường độ dòng điện (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 28 Cường độ dòng điện A- Mục tiêu : - Hs nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh. - Nêu được đơn vị dòng điện là Am pe. - Sử dụng Am pe kế để đo cường độ dòng điện (biết lựa chọn Am pe kế thích hợp và mắc đúng). - Có kỹ năng mắc mạch điện đơn giản, mắc am pe kế vào mạch, đọc được số chỉ của am pe kế. - Giáo dục tính cẩn thận. B- Chuẩn bị : - Đồ dùng : + Cả lớp : 2 pin 1,5V; bóng đèn 2,5V; 1 biến trở, Am pe kế có GHĐ khác nhau, đồng hồ vạn năng, công tắc, dây nối. + Mỗi nhóm : 2 pin, 1 am pe kế, 1 công tắc, dây nối. - Những điểm cần lưu ý : + Không định nghĩa cường độ dòng điện, khái niệm cường độ dòng điện được gắn với phép đo cường độ dòng điện với sự lệch của kim am pe kế và với đơn vị am pe. + Không yêu cầu Hs tìm hiểu nguyên tắc hoạt động của am pe kế. + Đồng hồ đa năng mắc đúng khi đo dòng điện 1 chiều gạt núm xoay tới vị trí thang đo thích hợp “DC” sử dụng với dòng 1 chiều. “AC” sử dụng với dòng xoay chiều. - Kiến thức bổ xung : C- Các hoạt động trên lớp : I- ổn định tổ chức :(1’) 7A Sĩ số : Vắng : 7B Sĩ số : Vắng : 7C Sĩ số : Vắng : II- Kiểm tra bài cũ :(Không kiểm tra) III- Bài mới : Hoạt động của học sinh và giáo viên Nội dung Hoạt động 1:Nghiên cứu cường độ dòng điện (8’) Gv: Giới thiệu mạch điện hình 24.1. Các dụng cụ : Am pe kế, biến trở. Hs: Quan sát am pe kế – Cách đọc số chỉ. Gv: Làm TN : Dịch chuyển con chạy Hs: Đọc chỉ số tương ứng của am pe kế. Gv: Thông báo Hoạt động 2:Nghiên cứu ampe kế(5’) Hs: Tìm hiểu cấu tạo của am pe kế. - Nêu công dụng, GHĐ, ĐCNN của mỗi am pe kế – Trả lời C1 Hoạt động 3:Đo cường độ dòng điện(15’) Gv: Giới thiệu ký hiệu Am pe kế trong sơ đồ mạch điện. A Hs: Đọc – làm theo 1; 2; 3 Hoạt động nhóm - Mắc mạch điện theo hình 24.3 K mở Chú ý : Không mắc trực tiếp 2 chốt (+); (-) của am pe kế vào 2 cực của nguồn điện. - Làm TN : nguồn 1 pin, 2 pin - Trả lời C2 Hoạt động 4:Vận dụng (11’) Hs: Phát biểu phần ghi nhớ. - Vận dụng làm C3; C4; C5 H:Chữa bài tập theo yêu cầu của giáo viên I- Cường độ dòng điện 1- Quan sát TN - Nhận xét : Đèn sáng càng mạnh -> số chỉ của am pe kế càng lớn. 2- Cường độ dòng điện - Số chỉ của am pe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện. - Ký hiệu : I - Đơn vị : Am pe (A) 1 mA = 0,001 A II- Am pe kế Là dụng cụ để đo cường độ dòng điện. C1 : a, Trên mặt am pe kế ghi chữ A b, - Am pe kế hình 24.2a, b: Dùng kim chỉ thị - Am pe kế hình 24.2c : Hiện số c, Các chốt của am pe kế : Chốt (+); (-). III- Đo cường độ dòng điện * Chú ý : Mở K : I = 0 Đóng K : I = ? đèn sáng yếu. - Mắc thêm 1 pin vào nguồn. Đóng K : I2 = ? (Đèn sáng) C2 : Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng lớn -> đèn càng sáng. IV- Vận dụng * Ghi nhớ : * Vận dụng : C3 : a, 175 mA b, 380 mA c, 1,250 A d, 0,28 A C4 : Đúng : 2-a ; 3- b ; 4-c C5 : Hình a đúng IV- Củng cố :(3’) Ampe kế dùng để làm gì?Cách nhận dạng ampe kế - Làm bài tập 24.1- Đọc “Có thể em chưa biết” V- Hướng dẫn học ở nhà :(2’) - Học thuộc phần ghi nhớ.- Nắm vững cách mắc Am pe kế trong mạch. - Làm bài tập 24.2 -> 24.4 (25 – SBT).- Đọc trước “Hiệu điện thế”. D- Rút kinh nghiệm : ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT28.doc