Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 3 - 4: Hai loại điện tích

Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát.

+ Có 2 loại điện tích; sơ lược về cấu tạo nguyên tử.

 + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

+ Cấu tạo và tác dụng của nguồn điện.

+ Chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1890 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 3 - 4: Hai loại điện tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/01/2008 SỰ NHIỄM ĐIỆN. CÁC LOẠI ĐIỆN TÍCH (tt). Tiết 3 - 4: II. Hai loại điện tích I/. MỤC TIÊU: 1. Biết: + Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách cọ xát. + Có 2 loại điện tích; sơ lược về cấu tạo nguyên tử. + Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. + Cấu tạo và tác dụng của nguồn điện. + Chất dẫn điện, chất cách điện; dòng điện trong kim loại. 2. Hiểu: + Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. + Khi nào 2 vật nhiễm điện đẩy nhau, hút nhau; vật nhiễm điện (+), vật nhiễm điện (-). 3. Có kĩ năng vận dụng: + Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng có liên quan. II/. CÁC TÀI LIỆU HỖ TRỢ: 1. Sách giáo khoa Vật Lý 7: Trang 48 à 57 : Bài 17 à 20 2. Sách bài tập Vật Lý 7: Trang 18 à 21 : Bài 17 à 20 3. Các bài tập khác: Sách hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 7, Sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , Bài tập trắc nghiệm vật lý 7… III/. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Tiết 3: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 16ph Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức về hai loại điện tích: -> Thông báo: Các em đã biết có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát và các vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác. H?: Đưa 2 vật đã nhiễm điện lại gần nhau thì chúng có hút nhau không? H?: Như vậy thì sẽ có thể có mấy loại điện tích? -> Nhận xét thống nhất H?: Đưa 2 vật nhiễm điện cùng loại, khác loại lại gần nhau thì hiện tượng gì xảy ra? ->Thông báo: Nêu quy ước về 2 loại điện tích. - Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử. -> Lưu ý: Bình thường nguyên tử trung hòa về điện: Tổng các điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. H?: Khi nào vật nhiễm điện dương, nhiễm điện âm? -> Kết luận Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về hai loại điện tích: 1. Kiến thức: Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân. - Một vật nhiễm điện dương nếu mất bớt electron, nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron. - Cá nhân chú ý lắng nghe. HSTB-K: Có thể hút nhau, có thể đẩy nhau. HSTB: Có 2 loại điện tích: Điện tích dương và điện tích âm. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi vở . HSTB-Y: Cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi vở. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi vở. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ . HSTB-K:Một vật nhiễm điện dương nếu mất bớt electron, nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi vở. 29ph Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 18.1; 18.2; 18.3 SBT: - Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc đề ® Thảo luận và trả lời bài 18.1. - Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc đề ® Thảo luận và trả lời bài 18.2. - Tổ chức cho lớp nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. - Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc đề bài 18.3. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ trả lời 18.3 SBT . ® Hướng dẫn học sinh nhận xét, uốn nắn, sửa sai (nếu có), thống nhất câu trả lời. Hoạt động 2: Giải bài tập 18.1; 18.2; 18.3 SBT: - Cá nhân đọc đề, suy nghĩ, thảo luận nhóm trả lời bài 18.1. - Lớp tham gia nhận xét và thống nhất ghi vở. - Cá nhân đọc đề, suy nghĩ, ® Thảo luận nhóm, đại diện nhóm lên bảng làm bài tập 18.2 , ghi các kí hiệu còn thiếu. - Lớp tham gia nhận xét và thống nhất ghi vở. HSY: Đọc đề 18.3. - Hoạt động nhóm thảo luận trả lời bài tập 18.3® Cử đại diện nhóm trình bày kết quả. Nhóm khác nhận xét và thống nhất ghi vở. 2. Bài tập SBT: 18.1. D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại. 18.2. B mang điện tích (+) D mang điện tích (-) F mang điện tích (-) H mang điện tích (+) 18.3. a. Tóc bị nhiễm điện dương. Các electron dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa. b. Các sợi tóc nhiễm điện cùng loại đẩy nhau. Tiết 4: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10ph Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh giải bài tập 18.4 SBT: - Treo bảng phụ yêu cầu học sinh đọc đề bài 18.4 và gọi 1 học sinh đọc đề bài 18.4. - Yêu cầu học sinh suy nghĩ ® thảo luận nhóm bài 18.4. - Yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. - Nhận xét, thống nhất câu trả lời đúng. Hoạt động 1: Giải bài tập 18.4 SBT: 18.4. - Cả Hải và Sơn đều có thể đúng, có thể sai. - Lần lượt đưa thước nhựa và mảnh nilông lại gần các vụn giấy, nếu cả 2 hút các vụn giấy thì Hải đúng. Còn nếu chỉ 1 trong 2 vật hút các vụn giấy thì Sơn đúng. - Cá nhân quan sát đọc đề. HSY: Đọc to đề bài trước lớp. - Thảo luận nhóm bài 18.4. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét. - Cá nhân lắng nghe và ghi bài 17.4. 26ph Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải bài tập thêm: - Yêu cầu học sinh đọc và trả lời bài tập 41 , 42 trang 45 sách hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 7 . ->Hướng dẫn: cả lớp nhận xét để chọn câu trả lời đúng. - Treo bảng phụ bài 76 trang 52 sách hướng dẫn làm bài tập và ôn tập vật lý 7 ® Yêu cầu học sinh đọc đề ® thảo luận và trình bày câu trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Thống nhất câu trả lời. - Treo bảng phụ bài 18.2 trang 52 sách bài tập chọn lọc vật lý 7 , bài 18.15 trang 75 sách bài tập trắc nghiệm vật lý 7 ® Yêu cầu học sinh đọc đề và trả lời. ® Tổ chức cho lớp nhận xét thống nhất câu trả lời. Hoạt động 2: Giải bài tập thêm: - Cá nhân đọc đề, suy nghĩ bài tập 41 , 42 . - Cá nhân lắng nghe ,suy nghĩ trả lời trước lớp ® Lớp tham gia nhận xét, thống nhất ghi vở. - Cá nhân đọc đề ® Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét thống nhất kết qủa. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi vở . - Cá nhân đọc đề suy ngĩ và trả lời . HSTB-Y: Trả lời bài 18.2 trang 52 HSTB-K: Trả lời bài 18.15 trang 75 ® Lớp tham gia nhận xét thống nhất kết qủa . 3. Bài tập bổ sung: Bài 41 trang 45: B. Đẩy thanh thủy tinh bị cọ xát vào lụa. Bài 42 trang 45: B. Vật đó nhận thêm electron. Bài 76 trang 52. Nếu thước nhựa nhiễm điện thì nó sẽ hút các vụn giấy. Nếu thước hút thanh thủy tinh bị cọ xát vào lụa thì thước mang điện tích âm. Bài 18.2 trang 52. Một vật như thế nào gọi là trung hoà về điện? C. Vật được cấu tạo bỡi các nguyên tử trung hoà về điện . Bài 18.15 trang 75: Trước khi cọ xát , trong thuỷ tinh và mảnh lụa đề có điện tích dương và điện tích âm vì : D. Mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm . Chưa cọ xát thì số các hạt mang điện trong nguyên tử vẫn không đổi . 7ph Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh củng cố: H?: Có mấy loại điện tích? Kể tên : H?: Khi nào các vật mang điện đẩy nhau, hút nhau? H?: Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử? H?: Khi nào vật mang điện dương, mang điện âm? - Cho lớp nhận xét, thống nhất các câu trả lời. -> Chốt lại các kiến thức Hoạt động 3: Củng cố : HSY: Trả lời . HSTB-Y: Trả lời . HSTB-K: Trả lời . HSTB: Trả lời . - Lớp tham gia nhận xét, thống nhất từng câu trả lời. - Cá nhân chú ý lắng nghe và ghi nhớ. 4 – Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (2 phút) Về nhà : + Học bài, xem lại các bài tập đã giải. + Xem trước bài 19 -> 20 SGK vật lí 7 . IV – RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: Bổ sung bài tập cho học sinh lớp 7A3: Bài 1: Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa, cọ xát mảnh pôliêtilen bằng miếng len . Đưa thanh thủy tinh lại gần mảnh pôliêtilen thì : Thanh thủy tinh hút mảnh pôliêtilen . Chúng hút lẫn nhau . Chúng đẩy nhau . Vừa hút, vừa đẩy . Bài 2: Cọ xát thanh thủy tinh bằng miếng lụa rồi đưa miếng lụa lại gần thanh thủy tinh thì chúng hút nhau Vậy miếng lụa nhiễm điện gì? Dương . Âm vì thủy tinh nhiễm điện dương. Không nhiễm điện . Vừa nhiễm điện dương, vừa nhiễm điện âm . Bài 3: Phát biểu nào dưới đây là đúng ? Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác . Hạt nhân nguyên tử có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác . Êlectrôn của mọi nguyên tử không thể từ nguyên tử này chuyển dịch sang nguyên tử khác được. Nguyên tử này có thể dịch chuyển sang nguyên tử khác . Bài 4: Đưa hai qủa cầu giống hệt nhau về hình dạng bên ngoài lại gần nhau, hiện tượng nào cho phép ta khẳng định cả hai qủa cầu đều bị nhiễm điện ? Đẩy nhau. Hút nhau. Cả A và B đều đúng. Cả A và B đều sai. Bài 5: Vì sao về mùa đông , quần áo đang mặc có khi bị dính vào da người mặt dù da khô, còn tóc nếu được chải lại dựng đứng lên ? ( Quần áo cọ xát vào da người tạo nên hai vật nhiễm điện trái dấu nên hút nhau, lược chải tóc làm các sợi tóc nhiễm điện cùng dấu nên đẩy nhau ) Bài 6: Giải thích vì sao khi cọ xát hai vật trung hòa về điện ta lại được hai vật lại nhiễm điện trái dấu? ( Trước khi cọ xát cả hai cùng trung hoà về điện , tức là tổng các điện tích âm có trị số tuyệt đối bẳng tổng các điện tích dương . Sau khi cọ xát , do êlectrôn có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác , làm cho một vật thiếu êlectrôn bị nhiễm điện dương, vật kia thừa êlectrôn bị nhiễm điện âm.) -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doctiet 3 - 4.doc