Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 31: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp (tiếp)

Mục tiêu: Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn.

 Thực hành đo và phát hiện được qui luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn

II. Chuẩn bị: : Mỗi nhóm HS:

- Một nguồn điện 3 V hoặc 6 V; 1 am pe kế có GHĐ 0.5 A và ĐCNN 0.01 A; 1 vôn kế có GHĐ 3 V và ĐCNN 0.1 V; 1 công tắc; 2 bóng đèn pin lắp sẳn vào đế đèn, cùng loại như nhau; 7 đoạn dây đồng có vỏ cách điện mỗi đoạn dài khoảng 30 cm. Mỗi HS 1 bản báo cáo.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1335 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 31: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp. I. Mục tiêu: Biết mắc nối tiếp hai bóng đèn. Thực hành đo và phát hiện được qui luật về cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch điện mắc nối tiếp hai bóng đèn II. Chuẩn bị: : Mỗi nhóm HS: - Một nguồn điện 3 V hoặc 6 V; 1 am pe kế có GHĐ 0.5 A và ĐCNN 0.01 A; 1 vôn kế có GHĐ 3 V và ĐCNN 0.1 V; 1 công tắc; 2 bóng đèn pin lắp sẳn vào đế đèn, cùng loại như nhau; 7 đoạn dây đồng có vỏ cách điện mỗi đoạn dài khoảng 30 cm. Mỗi HS 1 bản báo cáo. III. Tiến trình bài dạy: 1. Bài cũ : Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn và 1 am pe kế đo cường độ dòng điện qua bóng đèn và 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn. 2. Bài mới: Giới thiệu dụng cụ cho HS nắm. - GV đưa mục 1 lên máy chiếu. ? Trong mạch điện này am pe kế và công tắc được mắc như thế nào với các bộ phận khác ? ? Hãy mắc mạch điện theo sơ đồ hình 27.1a và vẽ sơ đồ vào vở. - Bây giờ ta tiến hành đo cường độ dòng điện GV đưa mục 2 lên máy chiếu và chỉ rõ yêu cầu đo cường độ dòng điện tại 3 vị trí. - GV: Tại mỗi vị trí hãy đóng công tắc 3 lần để lấy 3 giá trị của I sau đó tính trung bình cộng để tìm ra I1. - Lần lượt mắc am pe kế vào 3 vị trí để đo ghi kết quả vào bảng báo cáo. ? Đại diện mỗi nhóm lên ghi kết quả trên bảng ? ? Em hãy rút ra nhận xét về I trong đoạn mạch nối tiếp ? Như vậy ta đã đo xong I đo U như thế nào ? - GV đưa mục 3 lên máy chiếu. - GV chỉ 3 vị trí mắc vôn kế. ? Cho biết ở mỗi vị trí vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn nào ? + Các em tiến hành đo ở từng vị trí như trên. + Cho HS nêu kết quả đo được của nhóm mình hoặc ghi trên bảng. ? Ta có nhận xét gì về hiệu điện thế của đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc nối tiếp ? . 1. Mắc nối tiếp hai bóng đèn: 2. Đo cường độ dòng điện đối với đoạn mạch nối tiếp: * Trong đoạn mạch nối tiếp, dòng điện có cường độ (bằng nhau (như nhau)) tại các vị trí khác nhau của mạch: I1 = I2 = I3 3. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp: * Đối với đoạn mạch gồm 2 đèn mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng (tổng) các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U13 = U12 + U23. 3. Củng cố: - Trong đoạn mạch nối tiếp cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì ? 4. Hướng dẫn- dặn dò: : - GV nhận xét tiết học. HS nộp báo cáo thực hành. - Làm các BT 27.1, 27.2 SBT. Tiết 32: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song I. Mục tiêu: Biết nắc song song hai bóng đèn. Thực hành đo và phát hiện được quy luật về hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch mắc song song hai bóng đèn. II. Chuẩn bị: Mỗi nhóm HS: - 1 nguồn điện 3 V; 2 bóng đèn pin cùng loại như nhau; 1 vôn kế có GHĐ 3 V và ĐCNN 0.1 V; 1 am pe hế có GHĐ 0.5 A (500 mA) và ĐCNN 0.01 A; 1 công tắc; 9 đoạn dây đồng có vỏ bọc cách điện; mỗi HS một bản báo cáo mẫu sgk. * Đối với GV: Các dụng cụ như trên nhưng 3 am pe kế. III. Tiến trình bài dạy: 1. Bài cũ: - Trong đoạn mạch mắc nối tiếp cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì ? 2. Bài mới: ĐVĐ: U và I có đặc điểm gì trong mạch mắc song song ? - Đưa mục 1 vào máy chiếu. ? Hai điểm nào là hai điểm nối chung của các bóng đèn ? ? Đoạn mạch nối đèn với hai điểm chung là mạch rẽ. Đó là những mạch rẽ nào ? Hãy mắc bóng đèn vào mạch điện như hình vẽ. ? Hãy bật công tắc quan sát độ sáng mỗi bóng đèn. Tháo 1 bóng rồi quan sát độ sáng của bóng đèn còn lại ? GV đưa mục 2 lên máy chiếu và chỉ rõ yêu cầu đo cường độ dòng điện tại 3 vị trí. - GV: Tại mỗi vị trí hãy đóng công tắc 3 lần để lấy 3 giá trị của I sau đó tính trung bình cộng để tìm ra I1. - Lần lượt mắc am pe kế vào 3 vị trí để đo ghi kết quả vào bảng báo cáo. ? Đại diện mỗi nhóm lên ghi kết quả trên bảng ? ? Em hãy rút ra nhận xét về I trong đoạn mạch song song ? Như vậy ta đã đo xong I đo U như thế nào ? - GV đưa mục 3 lên máy chiếu. - GV chỉ 3 vị trí mắc vôn kế. ? Cho biết ở mỗi vị trí vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn nào ? + Các em tiến hành đo ở từng vị trí như trên. + Cho HS nêu kết quả đo được của nhóm mình hoặc ghi trên bảng. ? Ta có nhận xét gì về hiệu điện thế của đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắốngng song ? 1. Mắc song song hai bóng đèn: Đoạn mạch mắc song song Hai bóng đèn hoạt động không phụ thuộc nhau. 2. Đo hiệu điện thế đối với đoạn mạch mắc song song: Nhận xét: Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là bằng nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chúng. 3. Đo cường độ dòng điện đối với mạch điện song song: Nhận xét: Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ. 3. Củng cố: - Làm bài 28.1 SBT: Chỉ ra 2 điểm chung nếu 2 đèn mắc song song. 4. Hướng dẫn- dặn dò: Nắm đặc điểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch mắc song song. - Làm các BT còn lại ở SBT.

File đính kèm:

  • docVat li 7 Tiet 3132.doc
Giáo án liên quan