Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 33 - An toàn khi sử dụng điện (tiếp)

1. Kiến thức :

Giúp HS biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người, biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch, biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo antoàn khi sử dụng điện.

 2. Kỹ năng :

Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng lắp mạch điện an toàn, kỹ năng kiểm tra mạch điện.

 

doc2 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1029 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 33 - An toàn khi sử dụng điện (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 33 Ngày soạn : ………….. AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN A. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Giúp HS biết giới hạn nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người, biết sử dụng đúng loại cầu chì để tránh tác hại của hiện tượng đoản mạch, biết và thực hiện một số quy tắc ban đầu để đảm bảo antoàn khi sử dụng điện. 2. Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng lắp mạch điện an toàn, kỹ năng kiểm tra mạch điện. 3. Thái độ : HS có thái độ học tập tích cực, say mê nghiên cứu, yêu thích môn học, tinh thần hợp tác. Sử dụng điện an toàn. B. Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị : GV : Một số loại cầu chì, ắc quy, bóng đèn, công tắc, dây dẫn, tranh vẽ hình 29.1SGK, bút thử điện. HS : (mổi nhóm) 1 nguồn điện, 1 mmo hình người điện, 1 công tắc, 1 bóng đèn pin, 1ampekế, 1 cầu chì, dây dẫn. D. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định tổ chức : KTSS 2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra. 3. Bài mới : a. Đặt vấn đề : Cuộc sống có điệnk thật ích lợi, thuận tiện và văn minh. Nhưng nếu sử dụng điện không an toàn thì điện có thể gây thiệt hại như cháy, nổ và gây nguy hiểm tới tính mạng của con người. Vậy sử dụng điện như thế nào cho an toàn ? b. Triển khai bài : Hoạt động thầy và trò Nội dung a-Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm như hình 29.2 SGK, phân nhóm HS, yêu cầu các nhómtiến hành thí nghiệm trả lời câu C1 và rút ra nhận xét. HS làm việc theo nhóm tiến hành thí nghiệm trả lời câu C1 và rút ra nhận xét. GV theo dõi, phụ giúp các nhóm làm còn chậm. Tổ chức cả lớp thảo luận về các câu trả lời. HS thảo luận đi đến thống nhất chung. GV yêu cầu HS làm việc cá nhân tìm hiểu giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người. Dòng điện đi qua cơ thể người có cường độ bao nhiêu là cps thể gây nguy hiểm ? HS tìm hiểu giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người và trả lời câu hỏi. GV lưu ý một số mạng điện có thể gây nguy hiểm đến cơ thể người. HS nắm được để cẩn thận khi sử dụng điện. b-Hoạt động 2 : GV trình bày hình 29.2 SGk, mắc mạch điện như hình vẽ, yêu cầu HS quan sát, đọc và ghi số chỉ của am pe kế I1 = ... HS quan sát, đọc và ghi số chỉ của ampekế. GV làm đoản mạch, yêu cầu HS đọc và ghi số chỉ của ampekế I2 = … HS đọc và ghi số chỉ của ampekế. GV yêu cầu HS so sánh I1 và I2 và nêu tác hại của hiện tượng đoản mạch. HS so sánh và nêu tác hại. GV trình bày sơ đồ hình 29.2 SGK, yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C3 đến C5. HS làm việc cá nhân quan sát, trả lời câu hỏi. GV tổ chức cả lớp thảo luận về các câu trả lời. HS thảo luận đi đến thống nhất chung. c-Hoạt động 3 : GV giới thiệu một số quy tắc an toàn điện. HS nắm vững quy tắc an toàn khi sử dụng điện. GV trình bày hình vẽ 29.5 SGK, yêu ccầu HS quan sát và trả lời câu C6. HS quan sát trả lời. I.Dòng điện đi qua cơ thể người có thể gây nguy hiểm : 1.Dòng điện có thể đi qua cơ thể người : Dòng điện đi qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại bất cứ vị trí nào của cơ thể. 2.Giới hạn nguy hiểm đối với dòng điện đi qua cơ thể người : Dòng điện có cường độ từ 70mA trở lên đi qua cơ thể người, tương ứng với hiệu điện thế 40V trở lên đặt lên cơ thể người sẻ làm tim ngừng đập. II.Hiện tượng đoản mạch và tác dụngcủa cầu chì : 1.Hiện tượng đoản mạch : Khi bị đoản mạch dòng điện trong mạch có cường độ lớn hơn. Tác hại của hiện tượng đoản mạch : -Gây ra hoả hoạn -Các dụng cụ dùng điện bị hư hỏng. 2.Tác dụng của cầu chì : Cầu chì bị ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi bị đoản mạch. III.Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện : (SGK) 4.Củng cố : Chốt lại kiến thức cần nhớ. 5.Dặn dò : Chuẩn bị ôn tập.

File đính kèm:

  • doc33.doc