Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Tự kiểm tra để cũng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương Điện học.
2. Kỹ năng: - Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề (trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích hiện tượng,.) có liên quan.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác trong học tập
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 886 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 34: Tổng kết chương III - Điện học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/5/2012
Tiết 34: TỔNG KẾT CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Tự kiểm tra để cũng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương Điện học.
2. Kỹ năng: - Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề (trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích hiện tượng,...) có liên quan.
3. Thái độ: Nghiêm túc, hợp tác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
Cả lớp: Vẽ to bảng trò chơi ô chữ.
III. Các bước lên lớp:
Hoạt động của GV:
Hoạt động của HS:
Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức cơ bản thông qua phần tự kiểm tra của HS
- GV hỏi cả lớp xem có những câu hỏi nào của phần tự kiểm tra chưa làm được và tập trung vào các câu hỏi này để củng cố cho HS nắm chắc các kiến thức này.
- GV kiểm tra một vài câu khác của phần này để biết HS thật sự nắm chắc kiến thức hay chưa.
- Gọi HS lên bảng chữa các câu hỏi trong phần tự kiểm tra trong 5’(ưu tiên những em yếu)
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng và bổ sung nếu thiếu.
- GV nhận xét và có thể đặt các câu hỏi bổ sung nếu thấy HS nắm chưa vững kiến thức.
- GV thống nhất câu trả lời và cho điểm HS.
Hoạt động 2: Vận dụng tổng hợp các kiến thức.
- Cho HS lần lượt làm 7 câu phần vận dụng.
- Gọi HS lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, thống nhất câu trả lời.
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ về đện học
- GV treo bảng trò chơi ô chữ và giải thích cho HS hiểu cách chơi.
- GV lần lượt cho các đội chọn từ hàng ngang, hàng dọc.
- GV tổng kết xếp loại các đội sau cuộc chơi.
I. Tự kiểm tra :
1) Có thể làm nhiểm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
2) Có 2 loại điện tích là điện tích âm và điện tích dương. Điện tích khác loại thì hút nhau. Điện tích cùng loại thì đẩy nhau.
3) Vật nhiểm điện dương do mất bớt (e). Vật nhiểm điện âm do nhận thêm (e).
4) (các điện tích dịch chuyển),
(các (e) tự do dịch chuyển)
5) Các vật liệu dẫn điện là:a, e
Các vật liệu cách điện là: b, c, d, f
6) Năm t/d của dòng điện là: nhiệt; phát sáng; từ; hoá học; sinh lí.
7) Đơn vị CĐDĐ là ampe. Dụng cụ dùng để đo CĐDĐ là vôn kế.
8) Đơn vị HĐT là vôn. Đo HĐT bằng vôn kế.
...
II. Vận dụng :
1. D.
2. a) B (-) ; b) A (-); c) B (+); d) A (+).
3. Mảnh nilon bị nhiểm điện âm, nhận thêm (e). Miếng len mất bớt (e) nên nhiểm điện dương.
4. Sơ đồ c.
5. Thí nghiệm c.
6. Dùng nguồn 6V là phù hợp nhất. Vì HĐT trên mỗi đèn là 3V (để đèn sáng bình thường), khi mắc nối tiếp hai bóng đèn đó hiệu điện thế tổng cộng là 6V.
7. Số chỉ của ampe kế A2 là:
0,35A – 0,12A = 0,23A
III. Trò chơi ô chữ.
Các ô chữ hàng ngang.
cực dương
an toàn điện
vật dẫn điện
phát sáng
lực đẩy
nhiệt
nguồn điện
vôn kế
Hàng dọc: dòng điện.
* Hướng dẫn về nhà:
a. Học thuộc phần ghi nhớ, khi học bài cần liên hệ với thực tế.
b. Làm lại các bài tập vận dụng, các bài tập trong SBT.
c. Chuẩn bị cho kiểm tra học kì I.
File đính kèm:
- L 7.34.doc