Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 5 - Bài 5 - Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (tiếp theo)

 1.Về kiến thức:

 - Biết xác định vật tạo bởi gương phẳng và nắm tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng.

 - Biết được cách xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

 2.Về kĩ năng:

 - Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.

 3.Về thái độ

 - Rèn tính trung thực, cẩn thận, giữ gìn dụng cụ TN

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 984 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 5 - Bài 5 - Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 7A Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Lớp: 7B Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng: Tiết 5 Bài 5 ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG I. Mục tiêu 1.Về kiến thức: - Biết xác định vật tạo bởi gương phẳng và nắm tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng. - Biết được cách xác định ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 2.Về kĩ năng: - Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. 3.Về thái độ - Rèn tính trung thực, cẩn thận, giữ gìn dụng cụ TN II.Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Gương phẳng - Gương soi - Kính trong, - Mảnh nhựa vuông, - Giá đỡ. - Pin, - Bìa cứng, - Thước kẻ 2. Học sinh: - Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 5 III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra 15 phút: - Phát biểu nội dung của định luật phản xạ ánh sáng ? Đáp án : - Định luật phản xạ ánh sáng: + Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. + Góc phản xạ bằng góc tới. S N R i i’ I 2. Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Cho HS quan sát ảnh của 1 vật đặt vuông góc với gương phẳng, vì sao ảnh lộn ngược xuống gương phẳng và liệu vật có bằng ảnh không ? Hoạt động 2:Nghiên cứu xem ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không ? Yêu cầu học sinh quan sát TN hình 5.2 và tiến hành bố trí lại TN. Yêu cầu học sinh lấy mảnh bìa cứng đặt ngay phía sau gương phẳng để hứng ảnh rút ra nhận xét . So sánh ảnh với bóng. Y/c học sinh hoàn thành kết luận ở câu C1. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo. Hoạt động 3:Nghiên cứu độ lớn của ảnh so với vật Trở lại TN hình 5.2 yêu cầu học sinh thay gương phẳng bằng kính trong như hình vẽ 5.3 SGK và tiến hành như hướng dẫn của SGK ở câu C2. Kích thước của hai cục pin ntn vơi nhau? Y/c hs hoàn thành kết luận phần C2, đọc kết luận của nhóm lên cho các nhóm còn lại nhận xét. GV: đặt 1 vật ( miếng bìa) hình tam giác đánh dấu đỉnh trước gương so sánh khoảng cách từ đỉnh đến gương. Liệu ảnh của các điểm đó (đỉnh) cách gương 1 khoảng = khoảng cách từ các điểm trên vật đến gương. Hoạt động 4:Nghiên cứu khoảng cách từ 1 điểm trên ảnh đến gương có bằng khoảng cách từ 1 điểm trên vật đến gương Hướng dẫn: Kẻ 2 đường thẳng dưới mép dưới của gương đánh dấu vị trí gương. - Đánh dấu vị trí ảnh điểm A’của A. - Dùng thước xác định khoảng cách từ ảnh đến gương và khoảng cáh từ vật đến gương. - Rút ra nhận xét . Thống nhất cho chép kết luận C3 vào vở. Hoạt động 5: Giải thích sự tạo thành ảnh qua gương phẳng Vẽ hình 5.4 lên bảng. Yêu cầu học sinh nhắc lại các tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng vừa thu nhập được để xác định S’. Y/c hs xác định các tia phản xạ ứng với 2 tia tới SI và SK. Nhắc lại đk nhìn thấy 1 vật đưa ra đk nhìn thấy ảnh. Y/c giải thích ý d trong C4. Y/c hoàn thành kết luận C4, gv chỉnh, thống nhất cho ghi vào vở. Y/c hs vẽ ảnh ở hình 5.5 Thống nhất cho hs :Ảnh của 1 vật là tập hợp các ảnh của tất cả các điểm trên vật. Hoạt động 6: Vận dụng - Yêu cầu HS vẽ ảnh của AB tạo bởi gương câu C5. Quan sát, thảo luận, đưa ra câu trả lời sơ bộ cho tình huống. Quan sát và bố trí lại thí nghiệm hình 5.2 Làm theo y/c của gv theo nhóm. Nhận xét ảnh không hứng được trên màn. Thảo luận sự giống và khác nhau của ảnh và bóng. Nhóm học sinh lắp ráp lại thí nghiệm . Thay viên phấn thứ hai vào vị trí ảnh của viên phấn thứ 1 (kích thước 2 viên phấn bằng nhau). Thay cục pin thứ 2 vào vị trí ảnh cục pin thứ 1 Chép kết luận câu C2 vào vở. Dự đoán kết quả - Bằng nhau - Không bằng nhau. Làm theo hướng dẫn của giáo viên. Nhận xét: ảnh của điểm và điểm cách gương 1 khoảng bằng nhau. Chép kết luận vào vở. Vẽ hình, nêu lại tính chất của ảnh. Xđ vị trí ảnh S’ trên hvẽ. Vẽ 2 tia phản xạ của 2 tia tới SI, SK. Nhắc lại điều kiện nhìn thấy vật :có ánh sáng từ vật đến mắt, suy ra điều kiện nhìn thấy ảnh :ánh sáng các tia phản xạ lọt vào mắt. S S’ Học sinh tự thực hiện C5 theo hướng dẫn của giáo viên. - Cá nhân trả lời C6. I / Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng: 1/ TN: SGK - 15 2/ Kết luận: Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo. - Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật. Điểm sáng và ảnh của nó cách gương phẳng 1 khoảng bằng nhau. II/ Giải thích sự tạo thành ảnh qua gương phẳng. - Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạlọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S’  III. Vận dụng. C5: C6: 3/.Củng cố: + GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ. + Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết. + GV hướng dẫn HS BT 4/.Dặn dò : + Làm bài tập trong sách bài tập + Học thuộc ghi nhớ + Chuẩn bị bài 6 “Thực hành quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ’’

File đính kèm:

  • docvat li 7.tiet 5.doc