Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 6 - Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng

Củng cố và khắc sâu các kiến thức cơ bản về : Định luật phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.

 - Luyện tập vẽ ảnh của 1 vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng.

 - Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng.

 - Tập quan sát được vùng nhìn thấy của gương ở mọi vị trí.

 - Rèn luyện kỹ năng: Biết nghiên cứu tài liệu, biết bố trí TN, quan sát TN để rút ra kết luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 6 - Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 6 Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của 1 vật Ngày soạn:16/9/08 tạo bởi gương phẳng Ngày giảng: A- Mục tiêu: - Củng cố và khắc sâu các kiến thức cơ bản về : Định luật phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Luyện tập vẽ ảnh của 1 vật có hình dạng khác nhau đặt trước gương phẳng. - Tập xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. - Tập quan sát được vùng nhìn thấy của gương ở mọi vị trí. - Rèn luyện kỹ năng: Biết nghiên cứu tài liệu, biết bố trí TN, quan sát TN để rút ra kết luận. B Chuẩn bị: - Đồ dùng: Cho mỗi nhóm: + 1 gương phẳng, 1 bút chì, 1 thước chia độ. + Mỗi Hs kẻ sẵn mẫu báo cáo TN. - Những điểm cần lưu ý: - Kiến thức bổ xung: + Thông qua thực hành Hs tự nhận biết được khái niệm nhìn thấy, không cần đến 1 định nghĩa tường minh. + Hướng dẫn Hs cách quan sát và đánh dấu vùng nhìn thấy, không cần giảng giải gì thêm. C- Các hoạt động trên lớp: I- ổn định tổ chức: Sĩ số: . . . Vắng: . . . II- Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút Câu 1 : Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. Câu 2 : Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. Câu 3 : Hãy vẽ ảnh của vật AB đặt trước gương (vẽ hình) và tìm góc tạo bởi ảnh và mặt gương. Đáp án – biểu điểm. Câu 1 : 3 điểm. Câu 2 : 3 điểm. Câu 3 : 4 điểm. III- Bài mới : Thực hành Phương pháp Nội dung Gv: Nêu nội dung giờ thực hành. - Phát đồ dùng TN cho mỗi nhóm. Hs: Đọc – Làm theo C1 : - Đặt bút chì trước gương để ảnh của nó có tính chất: + Song song và cùng chiều với vật. + Cùng phương, ngược chiều với vật. Gv: Điều khiển – Kiểm tra Hs làm TN. Kiểm tra cách đặt vật của các nhóm. Hs: Vẽ ảnh của vật trong 2 trường hợp. Hs: Bố trí TN theo hình 6.2 Đọc làm theo TN 6.2 Gv: Hướng dẫn cho Hs quan sát vùng nhìn thấy gương. Hs: Thực hành làm theo. C3: Từ từ di chuyển gương ra xa mắt hơn. - Bề rộng vùng nhìn thấy của gương sẽ tăng hay giảm? Hs dự đoán. Hs: Làm TN -> Nêu nhận xét Hs: Đọc C4. Quan sát hình vẽ 6.3 - Hãy dùng cách vẽ ảnh của 1 điểm sáng tạo bởi gương phẳng để xác định xem người đó nhìn thấy điểm nào trong 2 điểm M, N trên bức tường phía sau? - Giải thích tại sao nhìn thấy điểm nào? Hay không nhìn thấy điểm nào? (Nhìn thấy điểm M; không nhìn thấy điểm N) - Vẽ ảnh M’ của M qua gương. - Vẽ ảnh N’ của N qua gương - Chú ý: Tia tới NK nằm ngoài gương nên không có tia phản xạ. Gv: Điều khiển - Hướng dẫn để Hs vẽ được ảnh của M, N qua gương. Chốt lại: Tại điểm O ta nhìn thấy điểm M vì có tia phản xạ kéo dài M’I đến mắt ta. Hs: Viết báo cáo thực hành theo mẫu kẻ sẵn. Gv: Kiểm tra – uốn nắn để Hs trả lời đúng đầy đủ. I- Dụng cụ TN II- Nôi dung thực hành Xác định ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng C1: a, ảnh cùng chiều và song song với vật. b, ảnh cùng phương, ngược chiều với vật. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng C2: C3: Di chuyển gương ra xa mắt -> vùng nhìn thấy của gương giảm. C4: - Ta nhìn thấy ảnh M’ của M khi có tia phản xạ trên gương vào mắt ở O có đường kéo dài đi qua M’. - Vẽ M’, đường M’O cắt gương ở I, tia tới MI cho tia phản xạ IO truyền đến mắ. Ta nhìn thấy ảnh M’. - Vẽ ảnh N’ của N : Đường N’O không cắt mặt gương nên không không có tia phản xạ lọt vào mắt ta nên không nhìn thấy ảnh N’ của N. III- Viết báo cáo thực hành IV- Củng cố : - Khái quát nội dung – Yêu cầu bài thực hành. - Thu báo cáo thực hành. - Nhận xét ý thức – kỹ năng làm thực hành, vẽ ảnh qua gương phẳng của Hs V- Hướng dẫn học ở nhà : - Đọc trước bài “Gương cầu lồi”. D- Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT6.doc