Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 7 - Gương cầu lồi (tiết 3)

Kiến thức:

- Nêu được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi.

- Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

- Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 7 - Gương cầu lồi (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11 - 09 - 2008 Ngày giảng : 7A3: 13 - 10 - 2008 7A1 ; 7A2 : 17 - 10 - 2008 Tiết 7 GƯƠNG CẦU LỒI I. Mục tiêu: * Kiến thức: - Nêu được tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi. - Nhận biết được vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước. - Giải thích được các ứng dụng của gương cầu lồi. * Kỹ năng: - Làm thí nghiệm để xác định được tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi. - Biết vận dụng được các phương án thí nghiệm đã làm tìm ra phương án kiểm tra tính chất ảnh của vật qua gương cầu lồi. II. Chuẩn bị: * Giáo viên: Cho mỗi nhóm: -Một gương cầu lồi, một gương phẳng có cùng kích thước. -Một miếng kính trong lồi. Phòng thí nghiệm. -Một cây nến, diêm đốt nến. * Học sinh : Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. III. Phương pháp: IV. Tổ chức hoạt động của học sinh: 1. Ổn định (1'): 7A1: 7A2: 7A3: 2. Kiểm tra (7'): HS1: ? Nêu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. ? Vì sao biết ảnh của vật taọ bởi gương phẳng là ảnh ảo. HS2: Chữa bài tập 5.4 SBT. 3. Bài mới: Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giáo viên đưa cho học sinh một số vật dụng: Thìa , muôi xúc canh, bình cầu, gương xe máy ? ảnh có giống mình không. - Giáo viên thông báo gương cầu lồi. Vào bài. -Yêu cầu học sinh đọc thông tin trong SGK. ? Dụng cụ thí nghiệm. ? Cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. ? Dự đoán tính chất ảnh toạ bởi gương cầu lồi - Giáo viên phát dụng cụ cho học sinh yêu cầu học sinh làm thí nghiệm. + Bố trí thí nghiệm như hình 7.2. - Trước khi làm thí nghiệm cho học sinh : +? Nêu phương án so sánh ảnh của vật qua hai gương. + Giáo viên hướng dẫn học sinh thay gương cầu lồi bằng tấm kính lồi. - Giáo viên giúp đỡ học sinh làm thí nghiệm. - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. ? Nêu phương án dể xác định vùng nhìn thấy của gương. ? Có phương án nào khác để xác định vùng nhìn thấy của gương không. -Nếu học sinh chỉ nêu được phương án như gương phẳng thì giáo vien giới thiệu: Đặt gương trước mặt, đặt cao hơn đầu , quan sát các bạn trong gương, xác định được khoảng bao nhiêu bạn, rồi tại vị trí đó đặt gương cầu lồi sẽ thấy được số bạn quan sát được nhiều hơn hay ít hơn. ? Thời gian thực hiện phương án nào nhanh hơn. -Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm. -Báo cáo kết quả. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát vùng nhìn ở chỗ khuất qua gương phẳng và gương cầu lồi. ? Quan sát hình 7.4 trả lời câu hỏi C4. ? Em hãy trình bày quỹ đạo chuyển động của mặt trăng, mặt trời và trái đất. - Giáo viên thông báo phần có thể em chưa biết. - Giáo viên giao việc cho học sinh Hướng dẫn: Vẽ hai tia phản xạ của hai tia tới đến hai mép gương bằng định luật phản xạ ánh sáng. * Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập (4'): - Học sinh quan sát ảnh của mình. - Học sinh trả lời. Học sinh nghe giáo viên giới thiệu nảy sinh tình huống có vấn đề. * Hoạt động 2: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi (14'). I . ảnh tạo bởi gương cầu lồi a. Quan sát. - Hoạt động cá nhân đọc thông tin trong SGK tìm hiểu về dụng cụ thí nghiệm, cách bố trí và tiến hành thí nghiệm. -Trình bày trước lớp. - Học sinh dự đoán: +ảnh nhỏ hơn vật. + ảnh ảo không hứng được trên màn. b. Thí nghiệm kiểm tra. - Học sinh hoạt động cá nhân nêu phương án. Thảo luận trước lớp thống nhất cách làm. - Học sinh hoạt động nhóm bố trí và làm thí nghiệm: So sánh ảnh của hai vật giống , khác nhau trước gương phẳng và gương cầu lồi. -Nêu kết quả thí nghiệm. * Hoạt động 3: Xác định cùng nhìn thấy của gương cầu lồi (10'). II.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. -Học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên. -Yêu cầu học sinh thực hiện phương án 2. -Hoạt động nhóm làm thí nghiệm. -Báo cáo kết quả. -Nhận xét và ghi vào vở: Nhận xét: Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng rộng hơn so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước. * Hoạt động 4: Củng cố-Vận dụng (8') III. Vận dụng: Học sinh nhận xét: Gương cầu lồi ở xe ô tô và xe máy giúp người lái xe quan sátđược vùng rộng hơn ở phía sau. C4. Chỗ đường gấp khúc có gương cầu lồi lớn đã giúp cho người lái xe nhìn thấy người, xe cộ... bị các vật vản ở bên đường che khuất, tránh được tai nạn. - Học sinh vẽ tiếp tia phản xạ. 4. Hướng dẫn về nhà (1'): + Học thuộc phần ghi nhớ. + Làm bài tập: 7.1 đến .7.4(SBT- 8) + Đọc trước bài mới + Vẽ vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.

File đính kèm:

  • docT 7-Gg cau loi-VL7(PT).doc