1.Về kiến thức:
- Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.
- Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
- Nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và trong kỹ thuật. (Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường)
2.Về kĩ năng:
- Bố trí được thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 8 - Bài 8 - Gương cầu lõm (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp: 7A Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng:
Lớp: 7B Tiết : Ngày giảng : Sĩ số: Vắng:
Tiết 8
Bài 8 GƯƠNG CẦU LÕM
I. Mục tiêu
1.Về kiến thức:
- Nhận biết được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm.
- Nêu được tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
- Nêu được tác dụng của gương cầu lõm trong cuộc sống và trong kỹ thuật. (Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường)
2.Về kĩ năng:
- Bố trí được thí nghiệm để quan sát ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm.
- Quan sát được tia sáng đi qua gương cầu lõm.
3.Về thái độ
- Nghiêm túc trong hoạt động nhóm.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- GV:gương cầu lõm, gương phẳng, pin tròn nhỏ, màn chắn, nguồn sáng.
- Mỗi nhóm
+ 1 gương cầu lõm
+ 1 gương phẳng cùng đường kính với gương cầu lõm.
+ Pin
+ 1 màn chắn có giá
+ Nguồn sáng có khe hẹp
+ Dây nối.
2. Học sinh:
- Học bài cũ và chuẩn bị trước bài 8
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu các tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
- Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu. Liệu gương cầu lõm có tạo được ảnh của một vật giống như gương cầu lồi không ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu ảnh tạo bởi gương cầu lõm.
Giới thiệu gc lõm.
Phân dụng cụ yêu cầu HS quan sát ảnh của cục pin.
HS nên nhận xét .
Làm sao biết ảnh là ảnh ảo ?
Làm sao kiểm tra xem ảnh lớn hơn vật ?
Yêu cầu HS điền vào C2 cho HS nhận xét .
GV nhận xét lại và cho ghi tính chất ảnh vào vở học.
Hoạt động 3 :Nghiên cứu sự phản xạ của 1 số chùm tia đến gương cầu lõm
Làm TN biểu diễn nhận xét hình dạng của chùm tia phản xạ nêu tên gọi.
Yêu cầu HS điền vào C3.
Thống nhất cho ghi ‘chùm sáng tới song song’ qua gc lõm cho chùm sáng hội tụ trước gương.
Yêu cầu HS giải thích C4
Làm TN tương tự với các chùm sáng tới khác HS nhận xét và điền vào các phần còn lại.
Yêu cầu HS đọc thí nghiệm.
Cho HS tự điều khiển đèn để thu được chùm phản xạ là chùm song song.
Cho HS ghi các phần vào vở học.
GDMT: Mặt Trời là một nguồn năng lượng. Sử dụng năng lượng Mặt Trời là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu việc sử dụng năng lượng hóa thạch( tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường..)
Một cách sử dụng năng lượng Mặt Trời đó là: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn để tập trung ánh sáng vào một điểm( để nấu nước , nấu chảy kim loại….)
Hoạt động 4 : Vận dụng
Yêu cầu HS kể tên các vật dụng giống gương cầu lõm.
Khi đun thức ăn ở vị trí nào của nắp nồi là nóng nhất ?
Yêu cầu quan sát cấu tạo của đèn pin.
Giải thích vì sao dùng gương cầu lõm thì có thể nung nóng 1 vật ?
- Nhận biết tình huống đặt ra.
Quan sát gương cầu lõm.
Nhận dụng cụ.
Tiến hành làm TN và quan sát .
Nhận xét : ảnh là ảnh ảo, ảnh ảo lớn hơn vật.
Nêu phương án kiểm tra.
Quan sát nhận xét : chùm tia tới song song chùm tia phản xạ hội tụ lại trước gương cầu lõm.
- Nhận xét C3:
C4: vì Mặt Trời ở xa, chùm tia tới là chùm sáng song song , do đó chùm phản xạ hội tụ tại vật => vật nóng lên.
Quan sát , cá nhân tự nhận xét .
Điền vào sgk.
Đọc TN
Tiến hành Tn và nhận xét.
Cá nhân kể tên các vật dụng giống gc lõm.
Khi nước ở giữa nắp nồi là nóng nhất.
Quan sát cấu tạo v hoạt động của đèn pin.
Trả lời câu C6, C7.
C6: Bóng đèn pin ở vị trí tạo chùm tia phân kỳ tới gương-> chùm phản xạ song song-> tập trung ánh sáng đi xa.
C7: Bóng đèn ra xa-> tạo chùm tai tới guông là chùm song song
-> chùm ánh sáng phản xạ tập trung ánh sáng tại một điểm.
I. Ảnh tạo bởi gương cầu lõm :
- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu loom là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn
- Ảnh ảo lớn hơn vật.
II/ Sự phản xạ của 1 số chùm tia đến gương cầu lõm:
1/ Đối với chùm tia tới song song:
a/ Thí nghiệm
b/ Kết luận
- Chiếu chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm.
2/ Đối với chùm tia tới phân kì:
a/ Thí nghiệm
b/ Kết luận :
- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu loom ở một vị trí thích hợp, có thể cho một chùm tia phản xạ song song.
III. Vận dụng.
C6:
C7:
3/.Củng cố:
- GV Gọi HS phát biểu ghi nhớ.
- Gọi HS Đọc phần có thể em chưa biết.
4/.Dặn dò :
- Làm bài tập trong sách bài tập
- Chuẩn bị trước bài 9 “ TỔNG KẾT CHƯƠNG I : QUANG HỌC ”
File đính kèm:
- vat li 7.tiet 8.doc