Gv: Giới thiệu gương cầu lõm
- Phát đồ dùng cho mỗi nhóm: Gương cầu lõm, pin tiểu, màn chắn.
Hs: Đọc TN
- Quan sát ảnh của 1 vật đặt sát mặt phản xạ của gương cầu lõm. Dự đoán những tính chất của ảnh này.
- Bố trí làm TN như hình 8.1 – kiểm tra dự đoán trên.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 8 - Gương cầu lõm (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 Gương cầu lõm
Ngày soạn :21/9/08
Ngày giảng :
A- Mục tiêu :
B Chuẩn bị :
C- Các hoạt động trên lớp :
I- ổn định tổ chức :
II- Kiểm tra bài cũ :
III- Bài mới :
Phương pháp
Nội dung
Gv: Giới thiệu gương cầu lõm
- Phát đồ dùng cho mỗi nhóm: Gương cầu lõm, pin tiểu, màn chắn.
Hs: Đọc TN
- Quan sát ảnh của 1 vật đặt sát mặt phản xạ của gương cầu lõm. Dự đoán những tính chất của ảnh này.
- Bố trí làm TN như hình 8.1 – kiểm tra dự đoán trên.
Trả lời C1; C2.
- Yêu cầu dùng màn chắn để kiểm tra ảnh của vật khi để gần gương.
(ảnh ảo không hứng được trên màn chắn).
Gv: Thay gương cầu lõm bằng tấm kính lõm. Làm TN thu được ảnh thật bằng cách để vật ở xa tấm kính lõm.
Hs: Quan sát
Hs: Tìm phương án làm TN theo C2.
Hs: Điền từ thích hợp vào chỗ (. . .) – phát biểu kết luận.
- Đại diện nhóm phát biểu kết luân.
Gv: Chốt lại.
Gv: Phát đèn pin cho mỗi nhóm
Hs: Hoạt động nhóm:
- Đọc – Bố trí TN theo hình 8.2
- Làm TN – trả lời C3. Rút ra kết luận.
Hs: Đọc trả lời C4
Gợi ý: Coi ánh sáng từ mặt trời tới gương là chùm tia tới song song.
- Có nhận xét gì về tia phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm?
Hs: Làm TN theo hình 8.4: Điều chỉnh đèn để tạo ra chùm tia sáng phân kỳ xuất phát từ điểm S đến gương cầu lõm.
- Trả lời C5 . Phát biểu hoàn chỉnh kết luận.
Hs: Phát biểu nội dung cần nắm trong bài.
Hs: Đọc phần ghi nhớ.
Hs: Quan sát cấu tao của pha đèn pin, bật đèn sáng, xoay nhẹ pha đèn để thay đổi vị trí của bóng đèn cho đến khi thu được 1 chùm phản xạ song song.
- Vận dụng kết luận – Trả lời C6.
I- ảnh tạo bởi gương cầu lõm
- TN
C1: Vật đặt ở mọi vị trí trước gương:
+ Gần gương: ảnh lớn hơn vật, ảnh ảo
+ Xa gương: ảnh nhỏ hơn vật, ngược chiều
* Kết luận : Đặt vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy 1 ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.
II- Sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lồi
Đối với chùm tia tới song song
- TN
C3:
* Kết luận: Chiếu 1 chùm tia tới song song lên 1 gương cầu lõm, ta thu được 1 chùm tia phản xạ hội tụ tại 1 điểm trước gương.
C4: Mặt trời ở rất xa ta nên chùm sáng từ mặt trời tới gương coi như chùm tia tới song song cho chùm tia phản xạ hội tụ tại 1 điểm ở phía trước gương. ánh sáng mặt trời có nhiệt năng cho nên vật để ở chỗ có ánh sáng hội tụ sẽ nóng lên.
Đối với chùm tia tới phân kỳ
- TN:
* Kết luận : 1 nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở 1 vị trí thích hợp có thể cho 1 chùm tia phản xạ song song.
III- Ghi nhớ và vận dụng
* Ghi nhớ:
* Vận dụng:
C6:
Nhờ có gương cầu trong pha đèn pin nên khi xoay pha đèn đến vị trí thích hợp ta sẽ thu được 1 chùm sáng phản xạ song song. ánh sáng sẽ truyền đi xa được không bị phân tán mà vẫn sáng rõ.
C7:
Xoay cho bóng đèn ra xa gương.
IV- Củng cố :
- Khái quát nội dung bài dạy.
- Hs đọc “Có thể em chưa biết”.
- Gv làm TN cho Hs quan sát – Thông báo: ảnh hứng được trên màn đó gọi là ảnh thật.
V- Hướng dẫn học ở nhà :
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập 8.1 -> 8.3 (9 – SBT).
- Đọc và trả lời câu hỏi tiết 9 – Tổng kết chương I, giờ sau ôn tập.
D- Rút kinh nghiệm :
……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- T8.doc