Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 9 - Tổng kết chương I - Quang học (tiết 4)

- Củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Cách vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng nhìn thấy trong gương phẳng, so sánh với vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi.

 - Luyện tập thêm cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết 9 - Tổng kết chương I - Quang học (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9 Tổng kết chương I : Quang học S: 2.11.06 G: 3.11.06 A- Mục tiêu : - Củng cố và khắc sâu những kiến thức cơ bản có liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, sự truyền ánh sáng, sự phản xạ ánh sáng, tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Cách vẽ ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng, xác định vùng nhìn thấy trong gương phẳng, so sánh với vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi. - Luyện tập thêm cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh ảo tạo bởi gương phẳng. B Chuẩn bị : - Đồ dùng: Hs trả lời trước các câu hỏi trong phần “Tự kiểm tra”. (25 – SGK). Gv: Kẻ sẵn bảng 9.1; 9.2 – Trò chơi ô chữ. - Những điểm cần lưu ý: - Kiến thức bổ xung: C- Các hoạt động trên lớp : I- ổn định tổ chức : Sĩ số: . . . Vắng: . . . II- Kiểm tra bài cũ : (Kết hợp ôn tập – kiểm tra). III- Ôn tập : Phương pháp Nội dung Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị : Tự trả lời câu hỏi . . . của Hs. Gv: Lần lượt nêu câu hỏi Hs: Trả lời Hs: Nhận xét – bổ xung Gv: Sửa chữa cho Hs. Câu 1; 2 – Em hãy chọn câu đúng. - Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? - Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng. - Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng? - Nêu các tính chất của ảnh tạo bởi gương cầu lồi. Nêu đặc điểm giống và khác nhau so với ảnh tạo bởi gương phẳng? - ảnh của 1 vật qua gương cầu lõm là ảnh gì? a, Khi đặt vật sát gương. b, Khi đặt vật xa gương. - Hãy so sánh vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi và gương phẳng có cùng kích thước, đặt cùng 1 vị trí. Gv: Chốt lại phần trả lời câu hỏi. Gv: Vẽ hình 9.1 lên bảng. Hs: Đọc – trả lời C1 - Vẽ ảnh của mỗi điểm tạo bởi gương? - Vẽ 2 chùm tia tới lớn nhất xuất phát từ S1; S2 và 2 chùm tia phản xạ tương ứng trên gương. Gv: Treo bảng phụ – kẻ sẵn các ô để trống. Hs: Lần lượt lên bảng điền theo hàng ngang các câu từ 1 -> 7. - Đọc từ hàng dọc trong bảng. Gv: Điều khiển để Hs điền đúng I- Tự kiểm tra 1- Ta nhìn thấy 1 vật khi : C- (đúng) : Có ánh sáng truyền từ vật vào mắt ta. 2- B (đúng) : ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo bằng vật và cách gương 1 khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương 3- Định luật truyền thẳng của ánh sáng : Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. 4- Tia sáng khi gặp gương phẳng thì bị phản xạ lại : a, Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến. b, Góc phản xạ bằng góc tới. 5- 6- ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi giống và khác ảnh của vật tạo bởi gương phẳng : a, Giống : Đều là ảnh ảo. b, Khác : ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng. 7- Khi đặt vật ở sát gương cầu lõm thì gương cầu lõm cho ảnh ảo lớn hơn vật. 8- ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. - ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật - ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật. 9- Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước. II- Vận dụng C1: a, Lấy S1’ đối xứng với S1 qua gương. Lấy S2’ đối xứng với S2 qua gương. b, Lấy 2 tia đến mép gương: Vẽ tia phản xạ tương ứng. c, Đặt mắt trong vùng gạch chéo nhìn thấy ảnh của S1 và S2. C2: - Giống nhau : ảnh quan sát được trong 3 gương ( . . .) đều là ảnh ảo. - Khác nhau : + ảnh ảo ở gương phẳng bằng kích thước của vật. + ảnh ảo ở gương cầu lồi nhỏ hơn kích thước của vật. + ảnh ảo ở gương cầu lõm lớn hơn kích thước của vật. C3: Những cặp nhìn thấy nhau: An – Thanh ; An – Hải Thanh – Hải ; Hải – Hà III- Trò chơi ô chữ - Các từ hàng ngang: Vật sáng; nguồn sáng; ảnh ảo; ngôi sao; pháp tuyến; bóng đen; gương phẳng. - Từ hàng dọc : ánh sáng IV- Củng cố : - Khái quát nội dung ôn tập. V- Hướng dẫn học ở nhà : - Học thuộc phần ghi nhớ của tất cả các bài đã học. - Học thuộc phần câu hỏi tự kiểm tra. - Làm lại các bài tập. - Giờ sau kiểm tra. D- Rút kinh nghiệm : ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docT9.doc