Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết thứ 11 – tuần 11 - Bài 10 - Nguồn âm

Kiến thức :

– Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm

– Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống

2. Kĩ năng :

– Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động

3. Thái độ : Yêu thích môn học

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

–GV: – Ống nghiệm hoặc lọ nhỏ ( như lọ pênĩilin )– vài ba giải lá chuối – Bộ đàn ống nghiệm gồm 7 ống nghiệm đã được đổ nước đến các mức khác nhau

 

doc11 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tiết thứ 11 – tuần 11 - Bài 10 - Nguồn âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :12 /11/07 Tiết thứ 11– Tuần 11 § 10 NGUỒN ÂM I.MỤC TIÊU 1.Kiến thức : – Nêu được đặc điểm chung của nguồn âm – Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong cuộc sống 2. Kĩ năng : – Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm là dao động 3. Thái độ : Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH –GV: – Ống nghiệm hoặc lọ nhỏ ( như lọ pênĩilin )– vài ba giải lá chuối – Bộ đàn ống nghiệm gồm 7 ống nghiệm đã được đổ nước đến các mức khác nhau –HS : Mỗi nhóm : 1 sợi dây cao su mảnh – 1 dùi trống và trống – 1 thìa và cốc thủy tinh – 1 âm thoa và một búa cao su III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khởi động THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 5’ – Chương âm học nghiên cứu những hiện tượng gì ? – Âm thanh được tạo ra như thế nào ? – HS đọc thông báo của chương : Trong chương có 5 vấn đề cần nghiên cứu 2 . Nhận biết nguồn âm Mục tiêu : HS nhận biết được một số nguồn âm thường gặp 5’ – Yêu cầu đọc C1 – Thông báo: vật phát ra âm gọi là nguồn âm – Hãy cho ví dụ về nguồn âm ? Nêu kết luận ? Tiến hành : Hoạt động các nhân – yên lặng để làm C1 – Làm C2 Kết luận :vật phát ra âm gọi là nguồn âm 3. Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ? mục tiêu : Nêu được đặc điểm chung của nuồn âm 15’ –Tổ chức làm thí nghiệm theo nhóm + Đọc đề – tiến hành thí nghiệm – trả lời câu hỏi – thảo luận chung cả lớp – rút ra kết luận – Học sinh làm thí nghiệm 1 theo nhóm – làm C3 – Học sinh làm thí nghiệm 2 theo nhóm – làm C4 – Học sinh làm thí nghiệm 3 theo nhóm – làm C5 Kết luận : Khi phát ra ậm các vật đều dao động 4.Vận dụng : 10’ – yêu cầu HS đọc các câu hỏi vận dụng – HD bài tập C9 – C6 : Học sinh làm kèn từ các giải chuối – C7 : dây đàn dao động , khi đánh bằng dùi vào mặt trống , mặt trống dao động ... –C8 : tùy HS –C9 : Dùng thìa gõ nhẹ : a) ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động b) Ống có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất ,Ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất Thổi mạnh vào miệng các ống nghiệm c) Cột không khí trong ống dao động d) Ống có nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất ,Ống có ít nước nhất phát ra âm trầm nhất 5. Củng cố : 5’ – Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì ? – Tìm hiểu mục em chưa biết : Bộ phận nào trong cổ phát ra âm ? làm thế nào để kiểm tra – Các vật phát ra âm đều dao động – dây âm thanh trong cổ dao động – đặt tay sát cổ họng cảm thấy rung 6. Hướng dẫn về nhà 5 Học hài theo SGK Làm bài tập trong SBT Xem bài học tiếp theo Ngày soạn : 20/11/0 Tiết thứ 12– Tuần 12 § 11 ĐỘ CAO CỦA ÂM I . MỤC TIÊU 1.Kiến thức: – Nêu được độ cao và tần số của âm – Nhận biêt đươc các thuật ngữ : Âm cao ( âm bổng ) , âm thấp ( âm trầm ) và tần số khi so sánh hai âm 2. Kĩ năng : – Làm các thí nghiệm để hiểu tần số là gì – Làm thí nghiệm để để thấy được mối quan hệ giữa tần số dao động và độ cao của âm 3. Thái độ : nghiêm túc khi thí nghiệm , ý thức trong vận dụng II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giá thí nghiệm ; – 1 con lắc đơn có chiều dài 20 cm – 1 con lắc đơn có chiều dài 40 cm – 1 đĩa quay có đục những hàng lỗ tròn cách đều nhau và được gắn chặt vào trục động cơ của một đồ chơi trẻ em . Động cơ được giữ chặt trên giá đỡ . nghuồn điện từ 6V đến 9 V hoặc dụng cụ tương tự – 1 thước kẻ nhựa . HS : 2 thước đàn hồi hoặc lá thép mỏng dài khoảng 30cm và 20cm được vít chặt vào 1 hộp gỗ rỗng III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ và khởi động bài mới THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 7’ 1.vật phát ra âm gọi là gì ? 2.Các nguồn âm có đặc điểm gì giống nhau ? Vào bài : theo SGK –HS :vật phát ra âm gọi là nguồn âm – HS :Các nguồn âm đều dao động 2 . Quan sát dao động nhanh chậm và nghiên cứu khaí niệm tần số Mục tiêu : Nêu được mối liên hệ giữa độ cao và tần số của âm 10’ – Tổ chức hoạt động theo nhóm 1.trước thí nghiệm : + cách xác đinh 1 dao động + cách xác định và thông báo số dao động trong 10 giây : GV làm thí nghiệm 2. Tính số dao động của con lắc trong 1 giây + Giới thiệu khái niêm tần số và đơn vị của tần số + HS quan sát con lắc bắt đầu đi từ biên bên phải sang biên bên trái và trở lại biên bên phải + 1 HS theo dõi thời gian – các HS khác đếm số dao động của con lắc trong khoảng 10 giây + Trả lời C2 3. nghiên cứu mối liên hệ giữa tần số và độ cao của âm 15’ 1. giới thiệu cách làm thí nghiệm 2:– chú ý + Giữ chặt đầu thước + giữ yên lặng 2.Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm hình 11.4 SGK + cách làm cho đĩa quay nhanh , chậm 3. Hoạt động cả lớp – HD học sinh thảo luận thống nhất câu kết luận – HS thực hiện thí nghiệm 2 theo nhóm để trả lời C3 – HS tham gia thí nghiệm theo nhóm để trả lời C4 – HS làm việc cá nhân câu kết luận 4.Vận dụng 10’ + Tổ chức cho HS làm các bài tập của phần vậ dụng Bài C7 : + cái gì dao động phát ra âm ? + Quay như thế nào thì âm phát ra âm trầm , âm bổng + đọc mục “có thể em chưa biết ” – HS thaỏ luận để trả lời C5, C6, C7 – Đọc mục “có thể em chưa biết ” 5. hướng dẫn về nhà 3’ Học hài theo SGK Làm bài tập trong SBT Xem bài học tiếp theo Ngày soạn : 1/12 /07 Tiết thứ 13 – Tuần 13 § 12 ĐỘ TO CỦA ÂM I . MỤC TIÊU : 1.Kiến thức: – Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra – Sử dụng được thuật ngữ âm to , âm nhỏ khi so sánh hai âm 2. Kĩ năng : qua thí nghiệm rút ra – khái niệm biên độ dao động – Độ to nhỏ của âm phụ thuộc vào biên độ 3. Thái độ : nhiệt tình , cố gắng II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1 thước đàn hồi dài 20 – 30cm vít chặt vào hộp gỗ rỗng – 1 cái trống và dùi gõ – 1 con lắc III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ và khởi động – Tần là gì ? Đơn vị đo tần số – Trả lời câu hỏi C5 C6 SGK / 33 THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 7' + Nêu câu hỏi + Vào bài học : như SGK + 1 HS được kiểm tra 2 . Nghiên cứu về biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra Mục tiêu:HS nắm được biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm 15’ 1. GV làm thí nghiệm hình 12.1- hướng dẫn HS làm C1 2 .Giới thiệu về biên độ dao động , hướng dẫn thí nghiệm – làm C2 3. Tổ chức nhóm – Hoàn thành kết luận – Hoc sinh quan sát thí nghiệm 1 – nêu dự đoán làm C1 – Tìm hiểu về biên độ dao động –Hoc sinh quan sát thí nghiệm 1 – làm C2 và thống nhất câu trả lời –Hoc sinh quan sát thí nghiệm 2 – nêu dự đoán làm C3 và thống nhất câu trả lời 3. Tìm hiểu độ to của một số âm Mục tiêu : Biết được độ to của một số âm 1. Tổ chức HS làm việc với SGK Hỏi : – Độ to của nói chuyện bình thừờng là bao nhiêu dB ? – Độ to của âm có thể làm điếc tai là bao nhiêu dB? – 1 HS đọc to mục II SGK 4.Vận dụng và củng cố 15’ yêu cầu HS đọc các câu hỏi vận dụng Nội dung bài học cần ghi nhớ là gì ? – HS thảo luận để trả lời C4, C5, C6, C7 – Trả lời câu hỏi củng cố 4. Hướng dẫn về nhà 5’ Học hài theo SGK Làm bài tập trong SBT Xem bài học tiếp theo Ngày soạn : 5 /12/07 Tiết thứ 14 – Tuần 14 § 13 MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM I . MỤC TIÊU 1.Kiến thức: – Kể tên đựoc một số môi trường truyền âm và không truyền âm – Nêu một số ví dụ về sự truyền âm trong các chất rắn , lỏng khí 2. Kĩ năng : – làm thí nghiệm để chứng minh âm truyền qua các môi trường nào – Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm biên độ dao động âm càng nhỏ suy ra âm càng nhỏ 3. Thái độ : có ý thức về âm tồn tại trong môi trường sống II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 2 trống da trung thu , 1 que gõ và giá đỡ 2 tróng – 1 bình to đựng đầy nước – 1 bình nhỏ hoặc cốc có nắp đậy – 1 nguồn âm có thể bỏ lọ biìng nhỏ – 1 tranh vẽ to hình 13.4 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ và khởi động Hãy cho biết độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào ? Đơn vị độ to của âm là gì ? THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ + Nêu câu hỏi + Vào bài học : như SGK + 1 HS được kiểm tra 2 . Nghiên cứu môi trường truyền âm Mục tiêu :Kể tên được một số môi trường truyền âm và không được truyền âm 20’ Sự truyền âm trong chất khí + GV làm thí nghiệm hình 13.1 – Đặt 2 tâm của 2 mặt trống nằm // với giá đỡ ( mặt bàn ) và cách nhau Từ 10 đến 15 cm – Hãy dự đoán xem có hiện tựợng gì xãy ra khi gõ mạnh 1 tiếng vào mặt một trống + GV nói thêm mặt trống 2 đóng vai trò màng nhĩ ở tai người nghe Sự truyền âm trong chất rắn – Hướng dẫn trò chơi : “ Ai thính tai nhất ” ( 5’) Sự truyền âm trong chất lỏng – Làm thí nghiệm hình 13.3 – Hướng dẫn HS lắng nghevà thảo luận Sự truyền âm trong chân không – Treo trang vẽ to hình 13.4– mô tả thí nghiệm như SGK– HD học sinh thảo luận – Hoàn thành kết luận Vận tốc truyền âm – Yêu cầu HS đọc to mục 5 SGK – hướng dẫn thảo luận 1. – Hoc sinh quan sát thí nghiệm – nêu dự đoán – làm C1 và C2 2. – HS chơi trò chơi trong 5’ – làm C3 3. – HS thaỏ luận để trả lời C4 4. – HS thảo luận để trả lời C5 5. –1HS đọc to mục 5 SGK – HS thảo luận để trả lời C6 3. vận dụng và củng cố 10’ – yêu cầu HS đọc các câu hỏi vận dụng – Môi trường nào truyền âm , môi trường nào không truyền âm ? – Môi trường nòa truyền âm tốt nhất – Đọc mục “có thể em chưa biết ” – HS thảo luận để trả lời C7, C8, C9, C10 – Trả lời câu hỏi củng cố 4. Hướng dẫn về nhà 5’ Học hài theo SGK Làm bài tập trong SBT Xem bài học tiếp theo Ngày soạn : 15/12/07 Tiết thứ 15 – Tuần § 14 PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG I . MỤC TIÊU 1.Kiến thức: Mô tả và giải thích được một số hiện tượng có liên quan đến tiếng vang ( tiếng vọng )nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và một số vật phản xạ âm kém (hay hấp thụ âm tốt) 2. Kĩ năng : Kể tên một số ứng dụng phản xạ âm 3. Thái độ : Có ý thức về mặt ứng dụng , tinh thần tiếp thu tốt II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH – Tranh vẽ hình 14.1–14.2 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ và khởi động Hãy cho biết độ to của âm phụ thuộc vào nguồn âm như thế nào ? Đơn vị độ to của âm là gì ? Môi trường nào truyền âm được ? Trong đó môi trường nào truyền âm tốt ? THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH + Nêu câu hỏi + Vào bài học : như SGK + 1 HS được kiểm tra 2 . Tìm hiểu âm phản xạ và tiếng vang Mục tiêu : Mô tả và giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang – âm phản xạ tốt , kém + Yêu cầu HS đọc kĩ mục I SGK + Hướng dẫn cả lớp thảo luận các câu hỏi của mục I C1: HS phải nêu được âm phản xạ từ mặt chắn nào và đến tai sau âm trực tiếp khoảng giây C2: Chốt lại vai trò khuếch đại của âm phản xạ nên âm ta hơn C3: Chỉ ra trong phòng rất lớn , tai người phân biệt được âm phản xạ với âm trực tiếp nên nghe đựoc tiếng vang + Hướng dẫn cả lớp thảo luận phần kết luận + 1HS đọc Mục I và quan sát tranh 14.1 + HS làm cá nhân C1 ( tùy mỗi HS ) + HS làm C2 ( theo nhóm ) + HS làm C3 ( theo nhóm ) +HS thảo luận phần kết luận 3.Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém + Yêu cầu HS đọc mục II SGK + Hỏi : –Vật mhư thế nào thì phản xạ âm tốt ( hay hấp thụ âm kém ? –Vật mhư thế nào thì phản xạ âm kém ( hay hấp thụ âm tốt ? + 1HS đọc Mục II và quan sát tranh 14.2 +HS làm C4 ( theo nhóm ) 4.Vận dụng 15’ + Tổ chức HS làm theo câu hỏi và bài tập SGK +Hỏi thêm : 1.Tại sao khi em nói to xuống một cái giếng sâu em sẽ nghe thấy tiếng vang ? 2.Tại sao tiếng nói của ta trong một phòng kín và trống trải nghe oang không được thật giọng . Tại sao trong phòng có nhiều người hoặc đồ đạc thì tiếng nói thật giọng hơn ? 3. Khi em nói to vào một cái chum to miệng nhỏ , em sẽ nghe thấy tiếng vang . Khi em nói to như thế vào một cái chậu to miệng rộng , em lại không nghe thấy tiếng vang . Giải thích ? +HS làm C5, C6, C7, C8 các bài tập trong SBT 5. Củng cố 5’ – Khi nào có âm phản xạ ? . Tiếng vang là gì ? – Có phải là cứ có âm phản xạ thì đều có tiếng vang không ? – Vật nào phản xạ âm tốt , âm kém ? + HS dựa vào nội dung tổng kết để trả lời + đọc thêm mục “Có thể em chưa biết ” 6. Dặn dò 3 Học bài theo SGK Soạn lại các câu hỏi , tìm hiểu thêm ví dụ Xem bài học tiếp theo : Chống ô nhiễm tiếng ồn Ngày soạn : 15/12/07 Tiết thứ 17– Tuần 17 § ÔN TẬP HỌC KÌ I I . MỤC TIÊU 1.Kiến thức : 1.Hệ thống các kiến thức về quang học 2.Các nội dung có liên quan đến âm . 2. Kĩ năng Luyện tập thêm về cách vẽ tia phản xạ trên gương phẳng và ảnh tạo bởi gương phẳng - Giải thích các hiện tương vật lí về phần quang và phần âm 3. Thái độ : Tích cực trong ôn tập II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH HS xem lại các nội dung đã học III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : Ôn tập phần quang học : - GV nêu câu hỏi - HS trả lời TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Câu hỏi : 1 Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ? 2.Khi nào ta nhìn thấy một vật ? 3.Thế nào là nguồn sáng ? Vật sáng ? 4.Định luật truyền thẳng ánh sáng ? 5.Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn thế nào ? 6. Các loại chùm sáng ? vẽ hình ? 7.Bóng tối , bóng nửa tối là thế nào ? 8.Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở đâu ? 9. Nguyệt thực xãy ra khi nào ? 10.Nội dung của định luật phản xạ ánh sáng ? 11.Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì ? 12. Đặc điểm của gương cầu lồi 13. Đặc điểm của gương cầu lõm 14 .Vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng , có mấy cách vẽ ? Trả lời : 1. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta 2. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta 3. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng . Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó 4. Định luật truyền thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính , ánh sáng truyền theo đường thẳng 5. Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng 6. Có ba loại chùm sáng - Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng - Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng - Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng lòe rộng ra trên đường truyền của chúng 7. Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới 8. Nhật thực toàn phần ( hay một phần )quan sát được ở chỗ bóng tối ( hay bong nửa tối ) của Mặt trăng trên Trái đất 9. Nguyệt thực xãy ra khi Mặt trăng bị Trái đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng 10. Định luật phản xạ ánh sáng : - Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới - Góc phản xạ bằng góc tới 11. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có tính chất : - Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật - Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương - Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phảng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua kéo dài đi qua đi qua ảnh ảo S’ 12. Đặc điểm của gương cầu lồi - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật - Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng . 13. Đặc điểm của gương cầu lõm - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật - Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chum tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại ; biến đổi một chùm tia tới phân kì thành một chum tia phản xạ song song 14. Vẽ ảnh của một vật qua gương phẳng , có hai cách vẽ 1. Dựa vào tính chất của ảnh tạo bởi gương 2. Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng 2 . Ôn tập phần âm học 1.Các nguồn âm có chung đặc điểm gì ? 2.Tần số là gì ? Đơn vị ? 3. Âm trầm ( thấp ) , âm bổng (cao) khác nhau ở chổ nào ? 4. Đơn vị đo độ to của âm ? 5. Âm to, âm nhỏ khác nhau ở chổ nào ? 6. Âm truyền qua những môi trường nào ? Môi tường nào không thể truyền âm ? vận tốc truyền âm của các chất là thế nào ? 1. Các vật phát ra âm là nguồn âm đều dao động 2. Số dao động trong một dây gọi là tần số . Đơn vị tần số là héc , kí hiệu Hz 3. Âm phát ra càng cao( càng bổng) khi tần số dao động càng lớn Âm phát ra càng thấp( càng trầm) khi tần số dao động càng lớn 4. Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben (dB) 5. Biên độ dao động càng lớn, âm càng to Biên độ dao động càng nhỏ, âm càng nhỏ 6 . Chất rắn, chất lỏng, chất khí là những môi trường truyền âm -Chân không không thể truyền âm được - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí 3. Bài tập : Tổ chức HS tự làm bài tập 1.Các bài tập trong đề cương ôn tập chung 2.Các bài tập trong phần ôn tập các chương 3.Các bài tập kiểm tra Ngày soạn : 3 /1/08 Tiết thứ 16– Tuần 16 § CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN I . MỤC TIÊU 1.Kiến thức : –Phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn – Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể – Kể tên được một số vật liệu cách âm 2. Kĩ năng : Phương pháp tránh tiếng ồn 3. Thái độ : tập trung nghiên cứu , tìm cách giải quyết các vấn đề chống ô nhiễm tiếng ồn II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1 trống , dùi trống ; 1 hộp sắt Tranh 15.1,2,3trong SGK III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Khởi động – Kiểm tra T G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 7’ Câu hỏi : 1) Ta nghe được tiếng vang khi nào ? Cho ví dụ 2) Vật phản xạ âm tốt , vật phản xạ âm kém ? cho ví dụ 2HS được kiểm tra 2 . Tổ chức tình huống học tập : 3’ – Phương án 1 : Như SGK – Phương án 2 : Trong truyện “Bất khuất” nhà văn Nguyễn Đức Thiện đã kể lại một hình thức tra tấn của kẻ thù đối với người chiến sĩ. Đó là cách mà kẻ thù để người chiến sĩ vào một thùng sắt , đóng kín nắp lại , chỉ có một lổ nhỏ để không khí lọt vào , sau đó dùng búa gõ vào bên ngoài thùng .Cách tra tấn này làm cho người chiến sĩ rất đau đớn : bị ù tai , chóng mặt ngất xỉu . Kẻ thù đã dựa vào hiện tượng vật lí nào mà có cách tra tấn như vậy ? 3. Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn Mục tiêu : HS phân biệt được tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn Cách tiến hành : HS làm việc theo nhóm , cá nhân 10’ * Yêu cầu HS quan sát hình 15.1,2,3 sgk Hỏi : Cho biết tiếng ồn làm ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào ? làm C1 * Tổ chức thảo luận để đi đến kết luận * HS quan sát tranh vẽ hình 15.1,2,3 – Thảo luận nhóm – Trả lời C1 – hình 15.1 .Tiếng ồn sấm , sét to và kéo dài gây nổi kinh hoàn cho mọi người – hình 15.2 Vì tiếng ồn máy khoan to , gây ảnh hưởng đến việc gọi điện thọai và gây điếc tai người thợ khoan – hình 15.3 Vì tiếng ồn to , kéo dài từ ngoài chợ , gây ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh * Kết luận : Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn to và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của con người * Làm C2: trả lời b) và d) 4.Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn Mục tiêu : HS nêu và giải thích được một số biện pháp chống ô nhiễm tiến ồn Cách tiến hành : HĐ theo nhóm 15’ * HS đọc thong tin SGK Hỏi : Giải thích tại sao làm như vậy có thể chống ô nhiễm tiếng ồn ? Cách làm giảm tiếng ồn 1. Tác động vào nguồn âm 2. Phân tán âm trên đường truyền 3. Ngăn không cho âm truyền tới tai * Tìm hiểu bài 14 để làm C4 * HS tự đọc thông tin của mục II SGK * Làm bài tập C3 theo nhóm – Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn 1. Cấm bóp còi … 2. Trồng cây xanh…. 3 .Xây tường chắn , làm trần nhà , tường nhà bằng xốp , tường phủ dạ , đóng cửa … * Làm bài tập C4 a) Những vật liệu thường được dung để ngăn chặn âm , làm cho âm truyền qua ít là : gạch , bêtông , gỗ … b) Những vật liệu phản xạ âm tốt được dung để cách âm là : kính , lá cây … 5. Vận dụng 7’ HS làm C5, C6 C5:Những biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cố thể thực hiện đối với : H15.2 là : Yêu cầu trong giờ làm việc tiếng ồn máy khoan phát ra không quá 80dB; người thợ khoan cần dung bong nút kín tai hoặc đeo cái bịt tai lúc làm việc H15.3 là : Ngăn cách giữa lớp học và chợ bằng cách đóng các cửa phòng học , treo rèm , xây tường chắn , trồng cây xung quanh; chuyển lớp học hoặc chợ đi nơi khác C6 : Tùy theo HS, Ví dụ : – Tiếng lợn kêu vào sáng sớm hang ngày tại lò mổ . Biện pháp : Đề nghị chuyển lò mổ tới nơi xa vùng dân cư; xây tường chắn xung quanh – Làm việc cạnh nơi nổ mìn, phá đá . Biện pháp : Bịt nút tai khi làm việc…. – Loa phóng thanh công cộng hướng thẳng vào nhà. Biện pháp : yêu cầu mắc lại loa phóng thanh lên cao ; bịt tai … – Tiếng hát karaoke kéo dài suốt ngày làm ảnh hưởng nhà bên cạnh . Biện pháp đề nghị vặn nhỏ bớt tiếng , đóng cửa che rèm phòng hát karaoke; bịt tai … 6. Củng cố –Hướng dẫn học tập 3 * Những nội dung chính đã học là gì ? * Xem mục có thể em chưa biết * học bài trong sgk * làm bài tập trong SBT HS đọc phần cuối baì học Ngày soạn : 5/01/08 Tiết thứ17– Tuần 17 ÔN TẬP CHƯƠNG II ÂM HỌC I . MỤC TIÊU – Ôn tập củng cố kiến thức về âm thanh – Luyện tập vận dụng kiến thức về âm thanh vào cuộc sống – Hệ thốnh hóa lại kiến thức của chương I & II II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH – HS ôn phần tự kiểm tra III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Kiểm tra việc chuẩn bị T G HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ –Tổ chức các nhóm kiểm tra đầy đủ việc tự ôn tập . Yêu cầu kiểm tra đủ – Các nhóm kiểm tra chéo nhau. 2 .Trả lời câu hỏi tự kiểm tra Cách tiến hành: – Tổ chức HS làm việc cá nhân các câu hỏi tự kiểm tra từ câu 1 đến câu 8 – 1 HS trả lời 1 câu hỏi ,cả lớp kiểm tra , đánh giá 10’ 1. a) các nguồn âm đều dao động b) Số dao độn trong một giây là Tần số . Đơn vị tần số là Héc ( Hz) c) Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxi ben (dB) d) Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s e)Giới hạn ô nhiễm tiếng ồn là 70dB 2. a) Tần số dao động càng lớn, âm phát ra càng bổng b) Tần số dao động càng nhỏ, âm phát ra càng trầm c) Dao động mạnh, biên độ lớn, âm phát ra to d) Dao động yếu, biên độ nhỏ, âm phát ra nhỏ 3. Âm có thể truyền qua môi trường a) Không khí ; c) rắn; d) lỏng 4. Âm phản xạ là là âm dội ngược trở lại khi gặp một vật chắn 5. Tiếng vang là : D. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra 6. a) Các vật phản xạ âm tốt là các vật ( cứng ) và có bề mặt ( nhẵn) b) Các vật phản xạ âm kém là các vật ( mềm ) và có bề mặt ( gồ ghề) 7. Trường hợp ô nhiễm tiếng ồn : b) Làm việc nơi mìn nổ phá đá d) Hát Karaôkê to lúc ban đêm 8. Một số vật liệu cachs âm tốt là : bong , vải xốp, gạch, gỗ, bê tong. Vận dụng Cách tiến hành : Hoạt động nhóm , mỗi nhóm 1 câu vận dụng ( riêng nhóm I câu 1&2) 10’ 1. Vật dao động phát ra âm trong đàn ghi ta là dây đàn – Vật dao động phát ra âm trong kèn lá là phần lá bị thổi – Vật dao động phát ra âm trong sáo là cột không khí trong sáo – Vật dao động phát ra âm trong trống là mặt trống 2. C Âm không thể truyền trong chân không 3.a) Dao động của các dây đàn mạnh, dây lệch nhiều khi phát ra tiếng to. Dao động của các dây đàn yếu , dây lệch ít khi phát ra tiếng nhỏ b) Dao động của các dây đàn nhanh, khi phát ra âm cao .Dao động của các dây đàn chậm, khi phát ra âm thấp 4.Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không, có thể trò chuyện với nhau bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau là vì tiếng nói truyền từ miệng người này qua không khí đến tai người kia 5. Ban đêm yên tỉnh , ta nghe rõ tiếng vang của bước chân mình phát ra khi phản xạ lại từ hai bên tường ngõ . Ban ngày tiếng vang bị thân thể người qua lại hấp thụ , hoặc tiếng ồn xung quanh át đi nên chỉ nghe mỗi bước chân . 6. A. Âm phát ra cùng một lúc với âm phản xạ 7. Biện pháp chống tiếng ồn cho bệnh viện nằm bên cạnh đường quốc lộ : – Treo biển cấm bóp còi gần bệnh viện – Xây tường chắn xung quanh bệnh viện , đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm – Treo rèm ở cửa ra vào để ngăn chặn đường truyền âm cũng như để hấp thụ bớt âm – Dùng nhiều đồ dùng mềm, có bề mặt xù xì để hấp thụ bớt âm 4.Trò chơi ô chữ 1HS điều khiển chương trình , nêu câu hỏi và khẳng định câu đúng 2HS theo dõi thười gian – Có hai đội tham gia , Mỗi đội có 1 đại diện Đội trả lời trước là đội có tín hiệu trả lời nhanh nhất sau khi người điều khiển chương trình xong câu hỏi Đội sau có quyền giành trả lời câu hỏi nếu đội ưu tiên trả lời sai Mỗi câu hỏi 30’’ Phần thưởng cho đội thắng là một tràng pháo tay Câu 1 : CHÂN KHÔNG Câu 2: SIÊU ÂM Câu 3: TẦN SỐ Câu 4: PHẢN XẠ ÂM Câu 5: DAO ĐỘNG Câu 6: TIẾNG VANG Câu 7 : HẠ ÂM Từ hàng dọc : ÂM THANH 5. Hướng dẫn về nhà 5’ Học bài theo SGK Xem nội dung chương tiếp theo Điện học +++++++ Nguồn: ngày download: 21/11/2009

File đính kèm:

  • docL7.Am-hoc.Giao-an.NLS.doc