Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 1: Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng (tiếp)

Bài 1.4 (Sách bài tập - SBT)

 Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn, vì:

 Ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó phân biệt được miếng bìa đen với các vật ở xung quanh.

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 1: Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng, vật sáng. Bài 1.4 (Sách bài tập - SBT) Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn, vì: Ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó phân biệt được miếng bìa đen với các vật ở xung quanh. Bài 1.5 (SBT) Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Bài 1: (Sách tham khảo - STK) Ngày xưa có một nhà thông thái nói rằng: tôi nhìn thấy một vật khi tôi mở mắt để mắt tôi phát hiện ra những tia sáng chiếu lên vật. Hãy bố trí một thí nghiệm để kiểm tra xem câu nói đó có đúng không? Trong phòng tối mắt vẫn mở nhưng không nhìn thấy vật. Vậy câu nói đó không đúng. Bài 2: (STK) Nhìn vào trong gương thấy một ngọn đèn điện sáng. Ngọn đèn điện trong gương có phải là nguồn sáng không? Vì sao? Không, vì đó là ánh sáng phản chiếu trên gương tới mắt chứ không phải là ánh sáng từ ảnh cuả đèn phát ra. Bài 3: (STK) Hãy nêu ra bằng chứng để chứng tỏ Mặt Trăng không phải là nguồn sáng. Khi có nguyệt thực, ánh sáng mặt trời không chiếu sáng được mặt trăng thì ta không nhìn thấy mặt trăng nữa, chứng tỏ mặt trăng không tự phát ra ánh sáng. Tuần 3: sự truyền ánh sáng ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng Bài 2.2 (SBT) Trong một buổi tập đội ngũ, đôi trưởng hô " đằng trước thẳng", em đứng trong hàng, để biết mình đã đứng thẳng chưa, sẽ làm như sau: Làm tương tự như 3 cái kim thẳng hàng ở câu C5. Đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ thấy che khuất tất cả những người khác trong hàng. Bài 2.3 (SBT) Vẽ sơ đồ một TN khác SGK để kiểm tra xem ánh sáng từ một đèn pin được bật sáng phát ra có truyền đi theo đường thẳng không? Cách 1: Có thể di chuyển màn chắn có đục một lỗ nhỏ sao cho mắt luôn nhìn thấy ánh sáng từ đèn pin phát ra. Cách 2: Dùng một vật chắn tròn, nhỏ di chuyển để cho mắt luôn luôn không nhìn thấy dây tóc bóng đèn pin đang sáng. Bài 2.4 (SBT) Hình vẽ : SBT Trong một lần TN, Hải dùng một miếng bìa có đục một lỗ nhỏ ở A. Đặt mắt ở M nhìn qua lỗ nhỏ thấy bóng đèn pin Đ sáng. Hải nói rằng, ánh sáng đã đi theo đường thẳng từ Đ qua A đến mắt. Bình lại cho rằng ánh sáng đi theo đường vòng ĐBAC rồi đến mắt. Bố trí thí nghiệm để kiểm tra xem ai nói đúng, ai nói sai như sau: Lấy một miếng bìa đục lỗ thứ hai đặt sao cho lỗ trên miếng bìa này ở đúng điểm C. Nếu mắt vẫn nhìn thấy đèn thì có nghĩa là ánh sáng đã đi qua C. Kết quả TN: Mắt sẽ không nhìn thấy đèn , nên ánh sáng không đi qua C, vậy bạn Bình nói sai, bạn Hải nói đúng Bài 3.4 (SBT) Vào một ngày trời nắng quan sát một cái cọc cao 1m để thẳng đứng cso một cái bóng trên mặt đất dài 0,8 m và một cái cột đèn có bóng dài 5m. Dùng hình vẽ tỉ lệ 1cm - 1m để xác định chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng mặt trời đều song song. Cách vẽ: - Vẽ theo tỉ lệ - Dùng thước đo chiều cao cột đèn Chú ý: ánh sáng mặt trời chiếu xuống là chùm sáng song song, cái cọc và cột đèn đều vuông góc với mặt đất Hình vẽ Tuần5: Định luật phản xạ ánh sáng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng Bài 4.3 (SBT) Chiếu một tia sáng SI lên một gương phẳng a. Vẽ tia phản xạ b. Vẽ một vị trí đặt gương để thu được tia phản xạ theo phương nằm ngang từ trái sang phải. Cách vẽ: - Vẽ tia phản xạ nằm ngang IR - Pháp tuyến IN chia đôi góc SIR thành hai góc i và i' sao cho : i = i' - Vẽ mặt gương vuông góc với pháp tuyến IN Hình vẽ 4.2 Bài 4.4 (SBT) Một gương phẳng đặt trên mặt bàn nằm ngang, gần một bức tường thẳng đứng. Dùng đèn pin chiếu một tia sáng lên gương sao cho tia phản xạ gặp bức tường. Hãy vẽ hai tia tới cho hai tia phản xạ gặp bức tường ở cùng một điểm M. Cách vẽ tia S1I, S2K - Biết tia phản xạ IM - Vẽ pháp tuyến IN. - Vẽ góc tới i = i' góc phản xạ (S1IN = NIM) =>Ta có tia S1I. - Biết tia phản xạ KM - Vẽ pháp tuyến KN'. - Vẽ góc tới i = i' góc phản xạ (S2KN'= N'KM) =>Ta có tia S2K. Hình vẽ: Bài 5.4 (SBT) Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng a. Vẽ ảnh S' của S tạo bởi gương(dựa vào t/c của ảnh) b. Vẽ tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương. Cách vẽ a. Vẽ SS' ^ gương , SH = SH' b. Các tia phản xạ kéo dài đều đi qua ảnh S' - Vẽ SA' cắt gương ở I. SI là tia tới cho tia phản xạ IR đi qua A. Hình vẽ Tuần 7: Gương cầu lồi - Gương cầu lõm Bài 7.4 (SBT) Trò chơi ô chữ : Từ hàng dọc trong ô in đậm là: ảnh ảo 1 ả n h ả o 2 g ư ơ n g c ầ u 3 n h ậ t t h ự c 4 p h ả n x ạ 5 s a o Bài 8.2 (SBT) * Đồ dùng trong nhà có tác dụng tương tự gương cầu lõm: Mặt lõm của thìa, vung , môi * Đặt trước gương cầu lõm đó một vật ở vị trí thích hợp để nhìn thấy ảnh ảo của vật, di chuyển vật lại gần mặt gương, độ lớn của ảnh ảo càng nhỏ . Bài 8.3 (SBT) Chứng tỏ rằng ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi luôn luôn bé hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương cầu lõm. Ta đã biết ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi bé hơn ảnh của vật đó tạo bởi gương phẳng: A1B1 < AB (1) Mặt khác ta lại biết ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lại lớn hơn ảnh tạo bởi gương phẳng: A2B2 > AB (2) So sánh (1) với (2) suy ra: A2B2 > AB > A1B1 nghĩa là A2B2 > A1B1 Tuần 9: Tổng kết chương 1: Quang học Bài 1: Tìm từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau đây: a) Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta. b) Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật truyềnvào mắt ta c) Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. d) Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. e) Trong nước nguyên chất, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. f). Để mắt trong vùng bóng tối của một vật, ta hoàn toàn không nhìn thấy nguồn sáng. g) Đặt một vật lần lượt trước gương phẳng, gương cầu lồi và gương cầu lõm, cách gương cùng một khoảng cách thì ảnh ảo tạo bơi gương cầu lõm lớn nhất. h) Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và đường pháp tuyến của gương bằng góc tạo bởi tia tới và đường pháp tuyến. Bài 2: Cho các vật sáng sau: Mặt trời, mặt trăng, thanh sắt nung đỏ, bóng đèn điện đỏ ngoài sân, đom đóm. Các vật là nguồn sáng gồm: A. Mặt trời, mặt trăng, thanh sắt nung đỏ. B. Mặt trời, thanh sắt nung đỏ, bóng đèn điện đỏ ngoài sân. C. Mặt trời. D. Mặt trời, mặt trăng, thanh sắt nung đỏ, đom đóm. Bài 3: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. B. Dây tóc bóng đèn phát sáng và mảnh giấy trắng hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào được gọi là nguồn sáng. C. Ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. D. Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Bài 4: Chiếu một tia sáng lên gương phẳng, ta có tia phản xạ tạo với tia tới một góc: A. bằng góc tới. B. bằng góc phản xạ. C. bằng hai lần góc tới. D. bằng nửa góc tới. Bài 5: Một người đứng trong vùng có nhật thực toàn phần sẽ: A. nhìn thấy toàn bộ mặt trời. B. nhìn thấy toàn bộ mặt trăng. C. nhìn thấy một phần mặt trời. D. hoàn toàn không nhìn thấy mặt trời. Bài 6: Vùng nhìn thấy của gương phẳng: A. nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lõm. B. nhỏ hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. C. bằng vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. D. bằng vùng nhìn thấy của gương cầu lõm. Bài 7: Chiếu một tia tới SI lên một gương phẳng, ta thu được tia phản xạ IR vuông góc với tia tới a) Tính góc tới. b) Vẽ vị trí đặt gương. Hình vẽ Bài 8: Vì sao ta nhìn thấy ảnh ảo tạo bởi gương phẳng nhưng không hứng được ảnh đó trên màn chắn? Nhìn thấy, vì có các tia phản xạ trên gương đến mắt. Không hứng được ảnh đó trên màn vì ảnh là điểm giao nhau của các đường kéo dài của các tia phản xạ. Tuần 11: Nguồn âm Bài 10.3 (SBT) Bộ phận dao động phát ra nốt nhạc khi gảy dây đàn ghita là: dây đàn dao động. Chú ý: Không những dây đàn dao động mà có thể cả hộp đàn dao động phát ra nốt nhạc cũng đúng. Bộ phận dao động phát ra nốt nhạc khi thổi sáo là: cột không khí trong sáo dao động. Bài 10.4 (SBT) * Làm đàn dạng tam thập lục (HS tự làm) * Dây cao su dao động phát ra nốt nhạc khi gảy đàn Bài 10.5 (SBT) * Đổ những lượng nước khác nhau vào 7 cái chai giống nhau (HS tự làm) * a) Dùng thìa gõ nhẹ vào thành các chai, ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động và phát ra âm. b) Thổi mạnh vào miệng các chai, cột không khí trong ống nghiệm dao động phát ra âm. c) Điều chỉnh lượng nước trong các chai để khi gõ (hoặc thổi) , âm phát ra gần đúng với 7 nốt nhạc theo thứ tự: đồ, rê, mi, pha, son, la, si. (HS tự làm) Tuần 13: Độ cao của âm - Độ to của âm Bài 11.5 (SBT) Sử dụng nhạc cụ tự làm ở bài 10.5 và điền vào bảng hướng dẫn để tìm hiểu xem độ cao của âm phát ra phụ thuộc vào khối lượng của nguồn âm như thế nào? 1. Cách tạo ra nốt nhạc Gõ vào thành các chai (từ chai số 1 đến chai số 7) Thổi mạnh vào miệng các chai (từ chai số 1 đến chai số 7) 2. Ghi tên nguồn âm (bộ phận phát ra âm). Nguồn âm là: chai và nước trong chai Nguồn âm là: cột không khí trong chai 3. Nhận xét về khối lượng của nguồn âm. Khối lượng của nguồn âm tăng dần Khối lượng của nguồn âm giảm dần 4. Lắng nghe và ghi nhận xét về độ cao của âm phát ra. Độ cao của các âm phát ra giảm dần Độ cao của các âm phát ra tăng dần 5. Rút ra mối liên hệ Trong các điều kiện khác như nhau, khối lượng của nguồn âm càng nhỏ (hoặc lớn) thì âm phát ra càng cao, bổng ( hoặc thấp, trầm) Bài 12.3 (SBT) Hải đang chơi ghita a) Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh dây đàn. b) Dao động của sợi dây đàn mạnh khi bạn ấy gảy mạnh và yếu khi bạn ấy gảy nhẹ. Biên độ dao động của sợi dây đàn lớn khi bạn ấy gảy mạnh và nhỏ khi bạn ấy gảy nhẹ. c) Dao động của các sợi dây đàn ghita nhanh khi bạn ấy chơi nốt cao và chậm khi bạn ấy chơi nốt thấp. Bài 12.4 (SBT) Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Phải làm như vậy vì: Khi thổi mạnh, ta làm cho lá chuối ở đầu bẹp của kèn dao động mạnh và tiếng kèn phát ra to. Bài 12.5 (SBT) Khi thổi sáo, để phát ra âm to thì phải thổi mạnh, nếu thổi càng mạnh thì âm phát ra càng to Tuần 15: Môi trường truyền âm Phản xạ âm - tiếng vang Bài 13.3 (SBT) Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe tiếng sét. Vì: Vì ánh sáng truyền đi trong không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều. Vận tốc của ánh sáng trong không khí là 300 000 000 m/s, trong khi đó vận tốc của âm thanh trong không khí chỉ khoảng 340 m/s. Vì vậy thời gian để tiếng sét truyền đến tai ta dài hơn thời gian mà ánh sáng chớp truyền đến mắt ta. Bài 13.4 (SBT) Nếu nghe thấy tiếng sét sau 3 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chỗ sét đánh là khoảng 1km ( 340 m/s . 3s = 1020 m ằ 1 km) Bài 13.5 (SBT) Trò chơi "điện thoại"(hs tự làm) Âm đã truyền từ miệng bạn này đến tai bạn kia qua những môi trường: khí (không khí), rắn (ống bơ) Bài 14.4 (SBT) Có hai bể đang chứa nước, bể thứ nhất có nắp và miệng nhỏ, bể thứ hai không có nắp đậy. Nói "Alô" vào bể thứ nhất sẽ nghe thấy tiếng vang, nhưng cũng nói như vậy vào bể thứ hai thì không nghe thấy tiếng vang, vì: Trong bể nước có nắp đậy và miệng nhỏ, có những âm phản xạ từ mặt nước, mặt thành bể và đặc biệt là mặt nắp bể nhiều lần rồi mới đến tai ta nên ta phân biệt được nó với âm phát ra, vì vậy ta nghe thấy được tiếng vang. Trong bể nước không có nắp đậy, âm phản xạ từ mặt nước, mặt thành bể một phần không đến tai ta, một phần đến tai ta gần như cùng một lúc với âm phát ra nên ta không nghe thấy tiếng vang. Tuần 17: Chống ô nhiếm tiếng ồn Bài 15.4 (SBT) Các ví dụ tương ứng với ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường dùng là: - Giảm độ to của tiếng ồn phát ra: Cấm bóp còi, lắp ống xả xe máy. - Ngăn chặn đường truyền âm: Xây tường chắn, đóng cửa kính, cửa ra vào... - Hướng âm đi theo đường khác: Trồng cây xanh. Bài 15.5 (SBT) Một người than phiền về tiếng ầm ĩ của nhà hàng karaôkê và xưởng rèn. Những lời khuyên người đó nên làm để chống ô nhiếm tiếng ồn là: - Yêu cầu xưởng rèn và nhà hàng karaôkê không để tiếng ồn phát ra to quá 80 dB - Yêu cầu họ không làm việc vào giờ nghỉ ngơi. - Đóng cửa, che rèm cửa sổ nhà mình. - ........... Bài 15.6 (SBT) Khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được, vì: Khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh vì tường là vật rắn truyền âm tốt và trực tiếp đến tai ta. Khi để tai tự do trong không khí thì tường đóng vai trò ngăn chặn truyền âm nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh nữa. tuần 19: Tổng kết chương 2: Âm học Phần A. Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng: 1. Âm được tạo ra nhờ A. tần số. B. tiếng vang. C. biên độ. D. dao động. 2. Âm phát ra càng cao khi? A. vật dao động có khối lượng càng lớn. B. vật dao động càng dài. C. vật dao động càng nhanh. D. vật dao động càng mạnh. 3. Kéo lệch con lắc đơn, rồi thả cho nó đao động. Ta không nghe được âm do con lắc dao động phát ra vì: A. con lắc dao động chậm quá. B. con lắc dao động yếu quá. C. con lắc bị lệch ít quá. D. ta đứng ở xa chỗ con lắc dao động. Phần B. Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau đây. 4. Tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng thấp. Âm phát ra càng cao khi tần số dao động càng lớn. 5. Biên độ dao động càng lớn thì âm phát ra càng to. Âm phát ra càng nhỏ khi biên độ dao động càng nhỏ. 6. Âm truyền qua được các môi trường rắn, lỏng, khí. 7. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất là 1/15 giây. Phần C: Trả lời câu hỏi. 8. Khi bay, các con vật như chim, ong, muỗi, thường vỗ cánh và phát ra âm thanh. Em hãy cho biết tần số dao động của cánh con vật nào lớn nhất và bé nhất? Dựa vào đâu để khẳng định câu trả lời của em là đúng? Tần số vỗ cánh của con chim nhỏ nhất, của con muỗi lớn nhất. Dựa vào độ cao của âm phát ra mà ta nghe được: - con muỗi phát ra tiếng vo vo (cao nhất) - con ong đất phát ra tiếng vù vù, (thấp hơn) - ta không nghe thấy tiếng vỗ cánh của con chim phát ra (thấp nhất) 9. Hãy nêu 3 ứng dụng của phản xạ âm (HS tự làm) Tuần 21: Sự nhiễm điện do cọ xát Bài 17.3 (SBT) Làm thí nghiệm như yêu cầu của SBT. a) Mô tả hiện tượng xảy ra đối với tia nước: Khi chưa cọ xát thước nhựa: tia nước chảy thẳng Khi thước nhựa được cọ xát: tia nước bị hút, uốn cong về phía thước nhựa. b) Thước nhựa sau khi bị cọ xát đã bị nhiễm điện (mang điện tích) Bài 17.4 (SBT) Vào những ngày thời tiết khô ráo, nhất là những ngày hanh khô, khi cởi áo ngoài bằng len, dạ hay sợi tổng hợp, ta thường nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Nếu khi đó ở trong buồng tối , ta còn thấy chớp sáng li ti, vì: Khi ta cử động cũng như khi ta cởi áo len, dạ , hay sợi tổng hợp bị cọ xát nên đã nhiễm điện, tương tự như các đám mây giông khi nhiễm điện. Khi đó giữa các phần bị nhiễm điện trên áo len hay giữa áo len và áo trong xuất hiện các tia lửa điện là chớp sáng li ti. Không khí khi đó bị giãn nở phát ra những tiếng lách tách nhỏ. Bài 1 (STK) Làm thế nào để biết được rằng một cái thước có bị nhiềm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm? - Nếu cái thước nhiếm điện nó sẽ hút những vụn giấy để gần. - Nếu cái thước hút thanh thuỷ tinh bị cọ xát vào lụa thì thước mang điện âm. BÀI TẬP: Cõu 1: Chọn cõu đỳng: A. Chỉ cú cỏc vật rắn mới bị nhiễm điện B. Chỉ cú cỏc chất rắn và lỏng bị nhiễm điện C. Chất khớ khụng bao giờ bị nhiễm điện D. Tất cả cỏc vật đều cú khả năng bị nhiễm điện Cõu 2: Xe chạy một thời gian dài, Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đụi lỳc ta thấy như bị điện giật. Nguyờn nhõn: A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng B. Thành xe cọ xỏt vào khụng khớ nờn bị nhiễm điện C. Do một số vật dụng bằng điện gần đú đang hoạt động. D. Do ngoài trời sắp cú cơn dụng. Cõu 3: Trong cỏc hỡnh vẽ nào sau đõy cho thấy cỏc quả cầu đó bị nhiễm điện. A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 3 và 1 D. 1, 2 và 3 3 2 1 Cõu 4: Em hóy giải thớch nghịch lý sau: a) Càng lau chựi bàn ghế thỡ càng bỏm nhiều bụi bẩn b) Càng chải túc, túc càng dựng đứng c) Tại sao ở cỏc xe chở xăng dầu thường cú một đoạn dõy xớch thả xuống mặt đường. ĐÁP ÁN: 1-D; 2-B; 3-B 4 a) Càng lau chựi bàn ghế thỡ bàn ghế càng bị nhiễm điện do ma sỏt với miếng giẻ. Vỡ vậy bàn ghế càng cú khả nămg hỳt bụi b) Càng chải túc , túc bị nhiễm điện do ma sỏt với lược, vỡ vậy cỏc sợi túc đẩy lẫn nhau khiến túc dựng đứng . c) Khi xe chạy do thành xe ma sỏt với khụng khớ, bỏnh xe ma sỏt với mặt đường nờn xe được tớch điện. Điều này rất nguy hiểm đối với cỏc loại xe chở xăng dầu. Vỡ vậy người ta thả sợi xớch xuống mặt đường để cỏc điẹn tớch truyền xuống đường, xe khụng cũn bị nhiễm điện nữa Tuần 23: Dòng điện - nguồn điện Chất dẫn điện,chất cách điện. Dòng điện trong kim loại Bài 19.3 (SBT) Mạch điện và mạch nước (hình vẽ 19.1 SBT) a) Sự tương tự: - Nguồn điện tương tự như máy bơm nước - ống dẫn nước tương tự như dây nối, dây dẫn điện. - Công tắc điện tương tự như van nước. - Bánh xe nước tương tự như quạt điện. - Dòng điện tương tự như dòng nước. - Dòng nước là do dịch chuyển, còn dòng điện là do các điện tích dịch chuyển. b) Sự khác nhau: ống nước bị hở hay thủng thì nước chảy ra ngoài, còn mạch điện bị hở thì không có dòng điện (không có các điện tích dịch chuyển có hướng). Bài 20.3 (SBT) Dưới gầm ô tô chở xăng bao giờ cũng có một dây xích sắt. một đầu nối với vỏ thùng, một đầu thả kéo lê trên đường. Vì: Khi ô tô chạy, ô tô cọ xát mạnh với không khí, làm nhiễm điện những phần khác nhau của ô tô. Nếu bị nhiễm điện mạnh, giữa phần này phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ xăng. Nhờ dây xích sắt là vật dẫn điện, các điện tích từ ô tô dịch chuyển qua nó xuống đất, loại trừ sự nhiễm điện mạnh Bài 1 (STK) a) Vì sao kìm chữa điện phải có cán bọc cao su hay nhựa? Cao su và nhựa là chất cách điện. Đảm bảo khi chữa điện, dòng điện không truyền sang người. b) Vì sao trên các cột điện , người ta lại phải cuốn các dây dẫn điện quanh các ống bằng sứ mà không cuốn thẳng vào cột sắt? Sứ là chất cách điện. Đảm bảo cho dòng điện không truyền vào cột sắt, gây nguy hiểm. c) Vì sao không được phơi khăn mặt hay quần áo ướt lên dây điện? Nước trong áo quần không nguyên chất nên dẫn điện, gây nguy hiểm khi ta đụng tay vào quần áo ướt. Tuần 25: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện Bài 1 (STK) Trên hình vẽ một mạch điện. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện bằng các kí hiệu và sắp xếp sao cho các dây dẫn đều được kéo thẳng và không bắt chéo lên nhau. Hình vẽ Sơ đồ Bài 2 (STK) Cho sơ đồ mạch điện. Khi đóng công tắc thấy hai bóng đèn không sáng, người ta nghi ngờ một trong hai bóng đèn hỏng. Làm thế nào để kiểm tra xem bóng đèn nào hỏng mà không cần tháo bóng đèn ra khỏi mạch? Hình vẽ: Lấy một sợi dây nối liền hai đầu của bóng đèn thứ nhất, nếu bóng đèn còn lại sánglên thì bóng đèn thứ nhất hỏng. Tuần 27: Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện Tác dụng từ , tác dụng hoá học và tác dụng sinh lý của dòng điện. Ôn tập Bài 1 (STK) Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai: a) Dòng điện chạy qua dây dẫn bằng đồng có tác dụng làm nóng dây dẫn này. b) Dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn có tác dụng làm nóng dây dẫn này. c) Dòng điện thích hợp chạy qua cơ thể người có thể chữa một số bệnh Bài 2 (STK) Hãy ghép một đoạn câu bên tria svới một đoạn câu bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng. 1. Bóng đèn dây tóc phát sáng là do 2. Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do 3. Chuông điện kêu là do 4. Cơ bị co khi điện giật là do a) tác dụng từ của dòng điện b) tác dụng nhiệt của dòng điện c) tác dụng sinh lý của dòng điện d) tác dụng phát sáng của dòng điện. Bài 3 (STK) a) Nêu các tác dụng của dòng điện b) Kể tên ba dụng cụ điện hoạt động dựa trên các tác dụng khác nhau của dòng điện. a) HS tự trả lời b) Ba dụng cụ điện hoạt động dựa trên các tác dụng khác nhau của dòng điện là: - Bếp điện ( hoặc bàn là, nồi cơm điện, ấm điện....) hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện - Bóng đèn của bút thử điện và đèn Led hoạt động dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện. - Chuông điện hoạt động dựa trên tác dụng từ của dòng điện. Tuần 29: Cường độ dòng điện Hiệu điện thế Bài 1 (STK) Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai: a) Mắc ampe kế song song với đoạn mạch cần đo cường độ dòng điện. Sai b) Dòng điện có cường độ càng lớn thì các tấc dụng của nó càng mạnh. Đúng c) Mắc vôn kế song song với đoạn mạch cần đo hiệu điện thế. Đúng d) Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện tại các điểm khác nhau của đoạn mạch là khác nhau. Sai Bài 2 (STK) a) Chiều của dòng điện được quy ước như thế nào? b) Để có được một ampe kế mắc đúng thì dòng điện có chiều đi vào chốt nào và đi ra chốt nào của ampe kế? a) Chiều của dòng điện được quy ước là đi từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm. b) Để có được một ampe kế mắc đúng thì dòng điện có chiều đi vào chốt dương và đi ra chốt âm của ampe kế. Bài 3 (STK) Trong các mạch điện sau, ampe kế trong sơ đồ nào được mắc đúng? A. B. C. D. Bài 4 (STK) Cùng một bóng đèn được mắc lần lượt trong các mạch điện như các sơ đồ sau, trong đó đã biết số chỉ của ampe kế ở mỗi mạch. Bóng đèn trong mạch điện nào là sáng nhất? A. B. C. D. Bài 5 (STK) Hãy ghép một đoạn câu bên trái với một đoạn câu bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng. 1. Đơn vị đo cường độ dòng điện là 2. Đơn vị đo hiệu điện thế là 3. Đơn vị đo tần số âm là 4. Đo nhiệt độ bằng 5. Đo trọng lượng bằng 6. Đơn vị đo độ to của âm là 7. Đo hiệu điện thế bằng 8. Đo cường độ dòng điện bằng a) vôn (V) b) héc (Hz) c) ampe (A) d) đêxiben (dB) e) ampe kế f) nhiệt kế g) vôn kế h) lực kế Tuần 31:Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện. Bài 1 (STK) Hãy ghép một đoạn câu bên trái với một đoạn câu bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng. 1. Luôn có hiệu điện thế giữa 2. Khi có hiệu điện thế giữa 3. Không có hiệu điện thế giữa 4. Có hiệu điện thế bằng nhau giữa a) hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch b) hai cực của nguồn điện c) hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua. d) hai đầu các bóng đèn mắc song song. Bài 2 (STK) a) Hãy mô tả các yếu tố của một mạch điện kín khi có dòn điện chạy qua. b) Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết điều gì? a) Các yếu tố của một mạch điện kín khi có dòn điện chạy qua là nguồn điện, dây dẫn, công tắc hay thiết bị và dụng cụ dùng điện, thí dụ như bóng đèn. b) Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi chưa mắc vào mạch. Bài 3 (STK) Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ: gồm 3 bóng đèn 6V - 3W, 3V - 2W, 3V-1W a) Hãy vẽ thêm vào sơ đồ các ampe kế để đo cường độ dòng điện qua các đèn. b) Cần dùng mấy ampe kế để có thể đo đồng thời cường độ dòng điện qua cả ba đèn? c) Cần dùng mấy vôn kế để có thể đồng thời đo hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn. Vẽ sơ đồ mắc các vônkế đó. Hình vẽ a)b) Chỉ cần một ampe kế mắc nối tiếp vào một vị trí bất kỳ trong mạch điện c) Cần dùng 3 vôn kế mắc như hình vẽ sau: tuần 33: Ôn tập chương 3: Điện học Phần A. Tìm từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống của các câu sau đây. 1. Dòng điện trong kim loại là dòng các e tự do dịch chuyển có hướng. 2. Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện. 3. Trên một cái pin có ghi 1,5 V. Số và chữ ghi đó cho biết giá trị của hiệu điện thế ở hai cực của pin. 4. Một thanh thuỷ tinh bị cọ xát vào lụa và một thanh nhựa màu bị cọ xát vào len để gần nhau sẽ hút nhau. 5. Khi đặt một hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn. Phần B . Khoanh tròn các câu đúng trong các câu dưới đây. 6. Hai thanh thuỷ tinh cùng bị cọ xát bằng mảnh lụa để gần nhau sẽ: A. hút lẫn nhau B. đẩy lẫn nhau. C. không hút và cũng không đẩy nhau. D. có khi hút có khi đẩy. 7. Ta bảo dòng điện có tác dụng từ vì nó có khả năng A. hút các vụn giấy B. hút các vụn sắt C. làm quay kim nam châm ở gần. D. đẩy các vụn giấy. 8. Đo hiệu điện thế bằng đơn vị A. kilôgam (kg) B. ampe (A) C. niutơn (N) D. vôn (V) Phần C. Giải bài tập 9. Có hai bóng đèn Đ1 và Đ2 được mắc vào mạch như hình vẽ. Vôn kế chỉ 3V, các ampe kế A chỉ 2A, A1 chỉ 1A. a) Tìm số chỉ của ampe kế A2. b) Tìm hiệu điện thế ở hai đầu mỗi bóng đèn. c) Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì ampe kế A chỉ 1,2 A. Hỏi lúc đó ampe k

File đính kèm:

  • docbo tro ly 7.doc