Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 12 - Lực đẩy ác-Si-mét

-Nêu được các hiện tượng chứng tỏ có sự tồn tại của lực đẩy Ác si mét và đặc điểm của lực này.

-Nắm vững công thức tính lực đẩy Ác si mét,ý nghĩa các đại lượng và đơn vị đo.

-Vận dụng giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp và làm được các bài tập đơn giản.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 12 - Tiết 12 - Lực đẩy ác-Si-mét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Tiết 12 LỰC ĐẨY ÁC-SI-MÉT NS: 28/11/07 ND: I.Mục tiêu: -Nêu được các hiện tượng chứng tỏ có sự tồn tại của lực đẩy Ác si mét và đặc điểm của lực này. -Nắm vững công thức tính lực đẩy Ác si mét,ý nghĩa các đại lượng và đơn vị đo. -Vận dụng giải thích được các hiện tượng đơn giản thường gặp và làm được các bài tập đơn giản. II.Chuẩn bị: -HS: giá, lực kế và cốc chứa nước cho mỗi nhóm. -Vẽ sẵn hình 10.1 sách hướng dẫn và hình 10.1 sách bài tập III.Kiểm tra bài cũ: Tính áp suất của một khối đồng hình lập phương có cạnh là 5cm lên mặt bàn.Biết trọng lượng riêng của đồng là 8900kg/m3 IV.Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Tình huốnghọc tập (2’) Trợ giúp của thầy Hoạt động của trò -GV nói lớn ơ rê ca! ơ rê ca! sau đó hỏi thầy đang nói gì? -Kể truyền thuyết Ac si mét, từ đó giới thiệu bài học. -Lắng nghe Hoạt động 2:(10’) I.Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó: Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng một lực đẩy hướng từ dưới lên trên theo phương thẳng đứng. -Phát dụng cụ thí nghiệm như đã chuẩn bị cho các nhóm -Nghiên cứu sách giáo khoa,tiến hành thí nghiệm và thảo luận nhóm trả lời C1 C2 bằng bảng phụ. Hoạt động 3:(15’) II.Độ lớn của lực đẩy Ác-si- mét: FA = d.v FA là lực đẩy Ác si mét (N) d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chổ (m3) -Nêu dự đoán của Ác si mét: lực đẩy của chất lỏng lên vật bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chổ. -Đề nghị Hs xem thí nghiêm kiểm tra và trả lời các câu hỏi sau: +Thể tích nước từ bình tràn chảy qua cốc B chính bằng thể tích nào? +Hiện tượng gì xảy ra? P2 = P1 - ? +Đổ cốc nước B vào A lực kế chỉ giá trị P1 chứng tỏ điều gì? -GV làm thí nghiệm để kiểm chứng lại nhận xét của các em. - Tính trọng lượng phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chổ như thế nào? -Viết công thức đề nghị Hs trung bình nêu rõ ý nghĩa từng đại lượng và đơn vị đo. -Lắng nghe -Quan sát hình 10.3 tham gia trả lời các câu hỏi Gv đặt ra. +Bằng thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chổ. +Quả cân bị chất lỏng đẩy lên +P2 = P1 – FA< P1 +lực đẩy Ác si mét bằng trọng lượng thể tích chất lỏng bị vật chiếm chổ) -Quan sát thí nghiệm để kiểm chứng lại nhận xét của bản thân. -Từ công thức tính trọng lượng riêng d = P/V Þ P = d.V -Lắng nghe và góp ý câu trả lời của bạn. Hoạt động 4(10’) III.Vận dụng: Tổ chức các em giải quyết các câu lệnh phần vận dụng. -Đề nghị Hs giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài. -Lực đẩy Ác si mét phụ thuộc gì? Đề nghị Hs tham gia trả lời C5 C6 -Gợi ý : dùng các quả cân để cân cốc A và vật trước. -Cá nhân tham gia giải quyết các câu hỏi trong phần vận dụng. V.Củng cố dặn dò: -Gọi vài Hs yếu đọc phần ghi nhớ SGK -Vẽ nhanh hình sau: - Cho HS quan sát hình vẽ sẵn đã chuẩn bị và tham gia trả lời các câu hỏi sau: +Vì sao lúc đầu cân thăng bằng? +Vì sao khi cho vật nhúng trong nước thì cân không thăng bằng nữa? +Khi đỗ nước tràn ra vào cốc trên đĩa cân thì cân lại thăng bằng chứng tỏ điều gì? 1 2 3 -Tổ chức Hs làm các bài tập 1,2,3,4 sách bài tập tại lớp . Về nhà làm bài tập 5,6 Tuần 13 Tiết 13 THỰC HÀNH NGHIỆM LẠI LỰC ĐẨY Ác-si-mét N S: 2/12/07 N D: I.Mục tiêu: -Củng cố và khắc sâu công thức tính lực đẩy Ác-si-mét. -Biết và thực hành một phương án thí nghiệm khác với hai phương án nêu ra trong tiết trước, để nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét. -Rèn luyện kĩ năng sử dụng lực kế để đo lực và dùng bình chia độ để đo thể tích vật rắn không thấm nước. -Giáo dục tính kỉ luật, tính hợp tác vì công việc chung. II.Chuẩn bị: -GV chuẩn bị dụng cụ cho từng nhóm,kẻ sẵn 2 bản kết quả đo FA và P -Mỗi nhóm HS: một lực kế 0-0.5N, một vật nặng bằng nhôm có thể tích 50cm3 , một bình chia độ, một giá đỡ, một bình nước và một khăn lau. -Mỗi Hs một bản báo cáo thí nghiệm làm sẵn ở nhà và trả lời các câu lệnh vào vỡ tập. III.Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Giới thiệu dụng cụ và phân phối dụng cụ cho từng nhóm ( 5phút) Hoạt động 2:Nêu rõ mục tiêu của bài thực hành (3p) Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét có đúng bằng trọng lượng phần thể tích bị vật chiếm chổ hay không. Hoạt động 3:Củng cố khắc sâu công thức tính lực đẩy Ác-si-mét và nêu phương án thí nghiệm (15p) -Gọi một Hs yếu lên viết công thức tính lực đẩy và Hs trung bình nêu rõ ý nghĩa từng đại lượng. Cả lớp nêu nhận xét bổ xung phần trả lời của bạn. -Đề nghị 2 Hs khá giỏi nêu 2 phương án thí nghiệm trong bài trước.(Nếu không có thời gian thì dùng tranh vẽ sẵn 2 phương án trên cho Hs mô tả lại) -Hs khá giỏi xung phong trình bày phương án thí nghiệm lần này và trả lời các câu C1 , C2, C3 Hoạt động 4:Hs tiến hành thí nghiêm (15p) -Tiến hành làm thí nghiệm theo tài liệu SGK: Mỗi bản phân 4 bạn làm những công việc sau: Bản kết quả đo lực đẩy Ác-si-mét +Đo trọng lượng của vật P (3lần) +Đo hợp lực F khi nhúng vật trong nước (3lần) +Tính FA = P-F (3lần) +Tính trung bình FA Bản kết quả đo trọng lượng phần chất lỏng bị chiếm chổ +Đo trọng lượng nước P1 (3lần) +Đo trọng lượng nước P2 (3lần) +Tính P =P2 -P1 (3lần) +Tính trung bình P Gv theo dõi thái độ tham gia hợp tác của từng cá nhân trong nhóm và hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn Hoạt động 5: Tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm (7p) -Treo bản báo cáo và đề nghị các nhóm báo cáo kết quả 3 lần đo, tính FA,P và tính trung bình. -GV nhận xét kết quả và đi đến thống nhất -Đề nghị vài nhóm nêu nhận xét kết quả đo và rút ra kết luận của nhóm mình qua thí nghiệm. -Thông báo quả nặng có thể tích 50cm3 và trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.Đề nghị Hs tính lực đẩy bằng công thứcvà nêu nhận xét. Tuần 13 Tiết 13 SỰ NỔI NS: 27/11/06 N D: I.Mục tiêu: -Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm và lơ lửng.Qua đó nêu được điều kiện vật nổi. -Vận dụng giải thích được các hiện tượng nổi trong thực tế đời sống. -Rèn luyện kĩ năng phân tích lực, biểu diễn lực, hợp lực. II.Chuẩn bị: -Một cốc thủy tinh lớn đựng nước. -Một chiếc đinh và miếng gỗ nhỏ. -Một ống nghiệm nhỏ có nút đậy, đựng cát làm vật lơ lửng. -Vẽ sẵn hình 12.1 trên bảng mêca. III.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định: điểm danh, dụng cụ học tập 2.Kiểm tra bài cũ: Một vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào? phương chiều như thế nào?(Hs yếu) Viết công thức tính trọng lượng của vật qua trọng lượng riêng; công thức tính lực đẩy Ác si mét.Nêu rõ ý nghĩa từng đại lượng.(Hs TBkhá) 3.Giảng bài mới: Hoạt động 1: tổ chức tình huống (5p) -Tổ chức hs nêu tình huống như SGK. -Dùng các dụng cụ đã chuẩn bị biểu diễn cho HS thấy vật nối, chìm và lơ lửng. Đề nghị tham gia giải thích. -Lắng nghe tính huống -Quan sát và nêu giải thích của bản thân. Hoạt động 2: (15p) I.Điều kiện vật nối, vật chìm: P> FA vật chìm xuống P= FA vật lơ lửng P< FA vật nổi lên -Đề nghị 1 hs trả lời C1 -Gọi 3 Hs lên bảng biểu diễn vectơ lực trong hình 12.2 Gv vẽ sẵn trên bảng mêca. -Hỏi hợp lực trong 3 trường hợp trên có phương và chiều như thế nào?Trường nào hợp lực bằng 0? -Tổ chức nhóm thảo luận làm C2 ghi kết quả lên bảng phụ. -Củng cố lại khi nào vật nổi, chìm và lơ lửng. -Tham gia trả lời C1 -Quan sát bạn vẽ và nêu lên nhận xét của bản thân -Cá nhân tham gia trả lời câu hỏi. P> FA P= FA P< FA -Thảo luận kết quả các nhóm -Tham gia nêu điều kiện vật nổi. Hoạt động 3: (15p) II.Độ lớn của lực đẩy Ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng: FA= d.V Với V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng. -Gv làm thí nghiệm: nhấn miếng gỗ chìm trong nước, sau đó thả ra miếng nổi lên trên mặt thoáng của nước.Đề nghị Hs giải thích C3 -Tổ chức các nhóm thảo luận trả lời C4 C5 (gợi ý vật đứng yên khi nào?phần chất lỏng bị chiếm chổ chính bằng thể tích phần nào?) -Khẳng định lại cách tính lực đẩy Ác si mét khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng. -Quan sát thí nghiệm và nêu giải thích. -Nhóm thảo luận và ghi kết quả lên bảng phụ. -Lắng nghe và ghi chép. Hoạt động 4: Vận dụng (10p) -Tổ chức Hs tham gia trả lời C6 C7 C8 và khẳng định lại -Hướng dẫn làm C9 theo đơn vị nhóm ghi vào bảng phụ. -Đề nghị Hs giải thích lí do chọn dấu của mình nếu đã chọn đúng. -Tham gia trả lời các câu lệnh và góp ý. -Nhóm thảo luận và ghi kết quả vào bảng phụ. -Các nhóm tham gia giải thích sự lựa chọn của nhóm mình. 4.Củng cố và dặn dò: -Gọi vài Hs yếu nhắc lại phần ghi nhớ SGK -Làm bài tập trong sách bài tập, sẽ chấm 5 2m lấy điểm.

File đính kèm:

  • docLUC DAY ACIMET.doc