Kiến thức:
Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí.
2. Kĩ năng:
Làm thí nghiệm để chứng minh dm6 truyền qua mối trường nào?
Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ âm càng nhỏ.
5 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 14 - Môi trường truyền âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT: 14 NGÀY SOẠN:
TUẦN: 14 NGÀY DẠY:
BÀI: Môi trường truyền âm
I-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
Nêu được một số ví dụ về sự truyền âm trong các chất rắn, lỏng, khí.
2. Kĩ năng:
Làm thí nghiệm để chứng minh dm6 truyền qua mối trường nào?
Tìm ra phương án thí nghiệm để chứng minh được càng xa nguồn âm, biên độ dao động âm càng nhỏ à âm càng nhỏ.
3. Thái độ:
Nghiêm túc, hợp tác, hứng thú học tập bộ môn.
II- CHUẨN BỊ:
GV: - Tranh phóng to hình 13.4 - Bảng phụ.
HS: - 2 trống da trung thu, 1 que gõ, 2 giá đỡ trống. - 1 bình to đựng đầy nước. - 1 bình nhỏ ( hoặc cốc) có nắp đậy. - 1 nguồn phát âm bỏ lọt trong bình nhỏ (một chiếc đồng hồ hoặc đồ chơi trung thu)III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ – Đặt vấn đề:(6 phút)
* Kiểm tra bài cũ:
Nêu mối quan hệ giữa biên độ dao động với âm phát ra. Đơn vị của độ to của âm là gì?
Giải bài tập 12.4
* Đặt vấn đề:
Đặt vấn đề như sgk và đặt câu hỏi: “ Tiếng vó ngựa từ xa truyền tới tai người nghe qua những môi trường nào? Âm phát ra nghe được như thế nào?
Hoạt động 2:( 29 phút)
Giới thiệu dụng cụ TN, mục đích TN, cách tiến hành TN.
- Các em có thể dự đoán xem quả cầu treo gần trống 2 như thế nào nếu gõ mạnh vào trống?
Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm và trả lời C1.
Yêu cầu HS quan sát biên độ dao động của hai quả cầu bấc và so sánh. Sau đó trả lời C2.
Yêu cầu HS đọc sgk và tiến hành thí nhgiệm về sự truyền âm trong chất rắn và trả lời C3.Lưu ý: gõ bàn nhẹ và đếm số tiếng gõ. Sau đó đối chiếu với số tiếng gõ của người nghe nhận được.
Đặt vấn đề và làm TN như hình 13.3 sgk cho cả lớp lắng nghe.
Yêu cầu HS trả lời C3.
Yêu cầu HS đọc Sgk phần âm có thể truyền được trong môi trường chân không hay không?
Giải thích: môi trường chân không là môi trường không có không khí.
Sau đó yêu cầu HS trả lời C5.
Yêu cầu HS đọc sgk phần vận tốc truyền âm và trả lời C6.
Hoạt động 3:( 8 phút)
Cho các nhóm thảo luận các câu C7, C8, C9, C10. Sau đó, yêu cầu đại diện các nhóm lần lượt trả lời, thống nhất ý kiến.
Hoạt động 4: Hướng dẫn – Dặn dò:(2 phút)
- Học kĩ về các môi trường truyền âm.- Lấy thêm ví dụ về sự truyền âm trong chất khí, chất lỏng, chất rắn.- Đọc phần “ Có thể em chưa biết”- Làm các bài tập 13.1 đến 13.5 sbt/ - Nghiên cứu trước bài “Phản xạ âm – Tiếng vang”.
HS: Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to. Đơn vị độ to của âm là đêxiben.
Thổi mạnh, biên độ dao động của lá chuối lớn, âm phát ra to.
Cả lớp lắng nghe và theo dõi.
Nêu dự đoán.
Các nhóm tiến hành TNC1: Quả cầu bấc ở trống 2 cũng dao động chứng tỏ âm từ trống 1 tới trống 2 qua môi trường không khí.C2: Biên độ dao động ở quả cầu bấc thứ 2 nhỏ hơn. Vậy càng xa nguồn âm, âm nghe được càng nhỏ.
Các nhóm tiến hành TN theo hướng dẫn của GV và trả lời C3.
Cả lớp lắng nghe và trả lời C3.
C6: Trong môi trường thép vận tốc truyền âm lớn hơn.
Các nhóm thảo luận C7, C8, C9, C10.
I – Môi trường truyền âm:
1/ Sự truyền âm trong chất khí:
Âm truyền được trong môi trường không khí. Càng xa nguồn âm thì độ to của âm càng giảm.
2/ Sự truyền âm trong chất rắn:
Âm truyền được qua môi trường chất rắn.
3/ Sự truyền âm trong chất lỏng
Âm truyền được trong môi trường chất lỏng.
4/ Âm có thể truyền được trong môi trường chân không hay không?
Âm không truyền được trong môi trường chân không.
Kết luận:
- Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không.
- Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ
5/ Vận tốc truyền âm:
Không khí: 340 m/sgk
Nước : 1500 m/sgk
Thép : 6100 m/sgk
II – Vận dụng:
C7:Nhờ môi trường không khí.
C8: Có thể nghe được một số âm khi lặn dưới nước….
C9: Mặt đất truyền âm nhanh hơn không khí.
C10:Không nói chuyện bình thường được vì môi trường chân không không truyền âm.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Tiet 14.doc