Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 15 - Bài 14 - Phản xạ âm - Tiếng vang

1. Kiến thức:

-Mô tả và giải thích một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang.

-Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và phản xạ âm kém.

-Kể tên một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ âm.

2. Kĩ năng:

-Rút ra nhận xét từ các hiện tượng thực tế, thí nghiệm.

3. Thái độ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 15 - Bài 14 - Phản xạ âm - Tiếng vang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:14 Ngày soạn 15/12/07 Tiết: 15 Bài 14 Ngày dạy.../.../... ™&˜ PHẢN XẠ ÂM - TIẾNG VANG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -Mô tả và giải thích một số hiện tượng liên quan đến tiếng vang. -Nhận biết được một số vật phản xạ âm tốt và phản xạ âm kém. -Kể tên một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ âm. 2. Kĩ năng: -Rút ra nhận xét từ các hiện tượng thực tế, thí nghiệm. 3. Thái độ: -Nghiêm túc trong học tập. II. Chuẩn bị: -Giá đỡ, tấm gương, nguồn phát âm bằng vi mạch. -Bình nước. III. Tổ chức hoạt động DH. Kiến thức Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Âm phản xạ -Tiếng vang. -Khi có âm dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp tới tai ít nhất là 1/15s. -Âm dội lại khi gặp vật chắn gọi là âm phản xạ. -Sự giống nhau và khán nhau của âm phản xạ và tiếng vang: +Giống nhau: Đều là âm phản xạ. +Khác nhau: Tiếng vang là âm phản xạ truyền đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp tới tai ít nhất là 1/15s. +C1: ở giếng, ngõ hẹp, phòng kín. Vì tai phân biệt được âm phát ra trực tiếp và âm phản xạ. +C2: Khoảng cách nhỏ, thời gian âm phát ra và âm dội lại nhỏ hơn 1/15s. Nên âm phát ra trực tiếp trùng với âm phản xạ +C3: -Phòng to âm phản xạ truyền đến tai sau âm phát ra nên nghe tiếng vang. -Phòng nhỏ âm phản xạ hoà cùng âm phát ra nên không thấy tiếng vang. a.Phòng nào cũng có âm phản xạ. b.S=vt mà vận tốc âm trong không khí là v=340m/s.t=1/15s.Nên S=340*1/15=22.6m. II. Vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém. -Những vật cứng có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém) -Những vật có bề mặt mềm, xốp gồ ghề phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt). -C4: +Phản xạ âm tốt:mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch. +Phản xạ âm kém:miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp. HĐ1:KT-TC. 1. KT: -Âm truyền được trong môi trường nào? a.Môi trường: Rắn, lỏng, chân không. b.Môi trường: Rắn, lỏng,khí. c.Môi trường: Rắn, khí. d.Tất cả đều đúng . -HS chữa bài tập 13.2 và 13.3. 2. TC: -Y/C HS đọc phần mở bài và nghiên cứu hiện tượng. HĐ2: Nghiên cứu âm phản xạ và tiếng vang. -Y/C HS đọc SGK và trả lời câu hỏi. +Em nghe thấy tiếng vang ở đâu? +Trong nhà của em có nghe thấy tiếng vang rõ không? +Khi nào có tiếng vang? -GV thông báo âm phản xạ. -Âm phản xạ và tiếng vang có gì giống nhau và khác nhau? -Y/C HS làm các câu C1,C2,C3. -GV củng cố và cho ghi vở. HĐ3: Nghiên cứu vật phản xạ âm tốt và vật phản xạ âm kém -HS đọc phần II. -GV thông báo kết quả thí nghiệm. -Thống nhất và ghi vở. -Y/C HS làm câu C4. HĐ4: Vận dụng - củng cố-Hướng dẫn. 1. Vận dụng: -HS trả lời câu C5 ,C6,C7 -HS về nhà làm C8. 2. Củng cố: -Khi nào có âm phản xạ. -Có phải lúc nào có âm phản xạ thì đều có tiếng vang không? -Vật nào phản xạ âm tốt và vật như thế nào phản xạ âm kém.? 3. Hướng dẫn: -Học phần ghi nhớ. -Làm bài tập 14.1 đến 14.6. -HS làm bài tập theo Y/C của GV. +Câu b đúng. -HS đọc phần mở bài. -HS làm theo Y/C của GV. +Tuỳ cách HS trả lời. +Có. +Khi có âm dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp tới tai ít nhất là 1/15s. -HS nghiên cứu và trả lời câu hỏi. +Giống nhau: Đều là âm phản xạ. +Khác nhau: Tiếng vang là âm phản xạ truyền đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp tới tai ít nhất là 1/15s. -HS thảo luận theo nhóm để hoành thành các câu trên. +C1: ở giếng, ngõ hẹp, phòng kín.Vì tai phân biệt được âm phát ra và âm phản xạ. +C2: Khoảng cách nhỏ, thời gian âm phát ra và âm dội lại nhỏ hơn 1/15s. +C3: a. Phòng nào cũng có âm phản xạ. b. S=vt mà vận tốc âm trong không khí là v = 340m/s. t=1/15s.Nên S = 340 * 1/15 = 22.6m. -HS làm theo Y/C của GV. -C4: +Phản xạ âm tốt: mặt gương, mặt đá hoa, tấm kim loại, tường gạch. +Phản xạ âm kém: miếng xốp, áo len, ghế đệm mút, cao su xốp. -C5 : làm giảm tiếng vang. -C6: Hướng âm phản xạ từ tay đến tai nên nghe rõ hơn. -C7: S=v*t=1500*0,5=750m. *Rút kinh nghiệm bài giảng.

File đính kèm:

  • docTiet 15-Phan xa am-tieng vang.doc
Giáo án liên quan