Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 13 - Bài 12 - Độ to của âm

1. Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra.

2. Kĩ năng: Sử dụng được các thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm.

3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, hợp tác trong nhóm.

II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN:

1. Phương pháp: Nêu vấn đề + thí nghiệm trực quan + thảo luận nhóm.

2. Phương tiện:

 

doc3 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 963 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 15 - Tiết 13 - Bài 12 - Độ to của âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn: 26/11/2008 Tiết 13 Ngày dạy: 27/11/2008 Bài 12. Độ to của âm I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nêu được mối liên hệ giữa biên độ và độ to của âm phát ra. 2. Kĩ năng: Sử dụng được các thuật ngữ âm to, âm nhỏ khi so sánh hai âm. 3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận, hợp tác trong nhóm. II. Phương pháp, phương tiện: 1. Phương pháp: Nêu vấn đề + thí nghiệm trực quan + thảo luận nhóm. 2. Phương tiện: a. Đối với mỗi nhóm HS: - 1 thước đàn hồi hoặc một lá thép mỏng dài khoảng 20 – 30cm được vít chặt vào hộp gổ rỗng như ở hình 12.1 của SGK. b. Đối với cả lớp: 1 cái trống (trò chơi trung thu) và dùi gõ; 1 con lắc bấc. III. Tổ chức hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV và HS Kiến thức trọng tâm cần đạt Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, Đặt vấn đề (7 phút) 1. Kiểm tra: GV gọi một HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau: - Tần số là gì ? Đơn vị của tần số. - Âm cao, âm thấp phụ thuộc như thế nào vào tần số ? - Một vật dao động phát ra âm có tần số 30Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 45Hz. Hãy so sánh sự dao động và âm phát ra của hai vật đó. -> một HS lên bảng trả lời, các HS khác chú lắng nghe, bổ sung, nhận xét (nếu cần). 2. Đặt vấn đề: Ta đã biết một vật dao động thì phát ra âm. Tần số dao động của vật sẽ quyết định âm phát ra cao hay thấp. Vậy còn khi nào vật phát ra âm to, phát ra âm nhỏ. bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên. Hoạt động 2: Tìm hiểu biên độ dao động và mối liên hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm phát ra (23 phút) - GV cho HS tự đọc Thí nghiệm 1 SGK, sau đó hướng dẫn HS các nhóm tiến hành thí nghiệm. -> HS tự đọc SGK, hoạt động nhóm làm thí nghiệm 1 theo hướng dẫn của GV, quan sát dao động của đầu thước trong hai trường hợp, trả lời câu C1 vào bảng 1 SGK. - GV: Trong thí nghiệm 1, khi ta chưa làm cho thanh thép dao động, ta nói thanh thép đang ở vị trí cần bằng. Còn khi thanh thép dao động, thì độ lệch lớn nhất của thanh thép so với vị trí cần bằng gọi là biên độ dao động. -> HS chú ý lắng nghe, ghi vở. GV: Vậy, biên độ dao động của một vật nói chung là gì ? -> HS trả lời. - GV: Làm thế nào để thước thép phát ra âm to hơn ? -> HS suy nghĩ trả lời. - GV gọi một vài HS trả lời câu C2 SGK. -> HS hoạt động cá nhân trả lời câu C2. - GV cho HS đọc thí nghiệm 2 SGK, sau đó GV tự làm thí nghiệm 2, yêu cầu HS quan sát hiện tượng tượng thí nghiệm, trả lời câu C3. - GV: Qua hai thí nghiệm trên, chúng ta rút ra được kết luận gì ? -> HS suy nghĩ trả lời. I. Âm to, âm nhỏ – Biên độ dao động. C1: Cách làm thước dao động Đầu thước dao động mạnh hay yếu ? Âm phát ra to hay nhỏ ? a) Nâng đầu thước lệch nhiều. Mạnh To b) nâng đầu thước lệch ít ? Yêú Nhỏ * Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động. - Nâng đầu thước lệch nhiều, lam dao động mạnh hơn, làm biên độ dao động lớn hơn. C2: Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (hoặc ít), biên độ dao động càng mạnh (hoặc yếu), âm phát ra càng to (hoặc nhỏ). C3: Quả cầu bấc lệch càng nhiều (hoặc ít), chứng tỏ biên độ của mặt trống càng lớn (hoặc nhỏ), tiếng trống càng to (hoặc nhỏ). * Kết luận: Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn ầm càng lớn. Hoạt động 3: Tìm hiểu độ to của một số âm (6 phút) - GV giới thiệu đơn vị đo độ to của âm. -> HS nghe và ghi vở. - GV cho HS tìm hiểu độ to của một số âm trong bảng 2 SGK để trả lời các câu hỏi sau: ? Độ to của tiếng nói chuyện bình thường là bao nhiêu dB ? ? Độ to của âm có thể làm điếc tai là bao nhiêu dB ? -> HS tìm hiểu độ to của một số âm trong bảng 2 và trả lời các câu hỏi của GV đưa ra. II. Độ to của một số âm. - Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, kí hiệu là dB. - Độ to của một số âm: Bang2 2 SGK. Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà (9 phút) 1. Vận dụng: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi C4, C5, C6 và C7 SGK. -> HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi C4, C5, C6 và C7 SGK. 2. Củng cố: GV cho một HS đọc to phần ghi nhớ, các HS khác chú ý lắng nghe. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi: Thế nào là biên độ dao động ? Đơn vị đo độ to của âm ? Khi nào vật phát ra âm to ? Khi nào vật phát ra âm nhỏ ? 3. Hướng dẫn về nhà: Trả lời lại các câu hỏi từ C1 đến C7. - Làm bài tập trong SBT. III. Vận dụng: C4: Khi gãy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì gãy mạnh dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to. C5: Biên độ dao động của điểm M ở hình trên lớn hơn biên độ dao động của điểm M ở hình dưới. C6: Biên độ dao động của màng loa lớn khi máy thu thanh phát ra âm to. Biên độ dao động của màng loa nhỏ khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ. C7: Tiếng ồn trên sân trường vào khoảng 50dB đến 70dB. IV. Rút kinh nghiệm bài dạy: Duyệt của BGh nhà trường

File đính kèm:

  • docTiet 13.doc