I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :
- Phát biểu được qui tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có chiều dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều
2. Kĩ năng :
- Vận dụng được qui tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.
- Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm .
3. Thái độ :
- Cẩn thận , trung thực , yêu thích bộ môn .
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1135 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 16 - Tiết 31 - Bài 27: Lực điện từ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 16 Ngày soạn : 07/12/2012
Tiết : 31 Ngày dạy : 10/12/2012
BÀI 27: LỰC ĐIỆN TỪ
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :
- Phát biểu được qui tắc bàn tay trái về chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có chiều dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều
2. Kĩ năng :
- Vận dụng được qui tắc bàn tay trái để xác định một trong ba yếu tố khi biết hai yếu tố kia.
- Vẽ và xác định chiều đường sức từ của nam châm .
3. Thái độ :
- Cẩn thận , trung thực , yêu thích bộ môn .
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Đọc bài và chuẩn bị các tài liệu liên quan.
- 1 nam châm chữ U, 1 nguồn 6V, 1 đoạn dây AB bằng đồng có f = 2,5mm dài 10cm , 7 đoạn dây nối ( 2 đoạn dài 60cm , 5 đoạn dài 30cm)
2. Học sinh :
- Xem trước bài
- Học bài và làm bài tập ở nhà.
III.Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
9A1……….. 9A2…………. 9A3………….. 9A4…………..
2. Kiểm tra bài cũ :
- Nêu ứng dụng của nam châm điện trong thực tế ?
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 :Giới thiệu bài mới
- Dòng điện tác dụng lên nam châm, ngược lại , nam châm có tác dụng lực lên dòng điện hay không ? Học sinh dự đoán à Bài học sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi đó . à Bài mới .
- HS lắng nghe
Hoạt động 2: Thí nghiệm về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm hình 27.1 SGK.
-Giáo viên treo hình 27.1 – SGK và yêu cầu học sinh cho biết
+Dụng cụ thí nghiệm ?
+Cách tiến hành thí nghiệm ?
-Giáo viên cho các nhóm nhận dụng cụ thí nghiệm
-Bố trí thí nghiệm như hình 27.1 .
-Trả lời C1 ? Nhận xét phương của đoạn dây AB với phương của các Đ – S – T ?
-Giáo viên lưu ý các nhóm cách bố trí thí nghiệm : đoạn dây dẫn AB phải đặt sâu vào trong lòng nam châm U , không để dây dẫn chạm vào nam châm .
Đại diện các nhóm trả lời C1 , so sánh với dự đoán ban đầu để rút ra kết luận
-Học sinh nghiên cứu SGK nêu dụng cụ thí nghiệm và hoạt động nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ hình 27 ( SGK)
-Quan sát thí nghiệm khi đóng công tắc K
-Hoạt động nhóm trả lời C1 và thấy được .
+Khi đóng công tắc K , đoạn dây AB bị hút vào trong lòng nam châm chữ U ( hoặc bị đẩy ra ngoài nam châm)
à Chứng tỏ từ trường tác dụng lực điện từ lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua .
-Hoàn tất kết luận vào vở .
I.Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện .
1. Thí nghiệm ( SGK)
*Nhận xét :
C1: Chứng tỏ từ trường tác dụng lực lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua
2 .Kết luận :
Lực do từ trường tác dụng lên dây dẫn AB có dòng điện chạy qua gọi là lực điện từ
Hoạt động 3 : Tìm hiểu chiều của điện từ.
-Từ kết quả thí nghiệm của các nhóm ta thấy dây dẫn AB bị hút hoặc bị đẩy ra ngoài
-2 cực của nam châm tức là chiều của lực điện từ trong thí nghiệm của các nhóm khác nhau .
-Dự đoán chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào ?
-Cách làm thí nghiệm để kiểm tra các dự đoán trên ?
-Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận cách tiến hành thí nghiệm kiểm tra và sửa sai nếu cần.
-Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 1, kiểm tra sự phụ thuộc của chiều lực điện từ vào chiều dòng điện chạy qua dân dẫn AB ?
-Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm 2 : Kiểm tra sự phụ thuộc của chiều lực điện từ vào chiều đường sức từ bằng cách đổi vị trí cực của nam châm chữ U
-Đại diện nhóm nêu kết luận ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 ?
-Qua 2 thí nghiệm chúng ta rút ra kết luận gì ?
àGiáo viên nhận xét , chốt lại kết luận .
-Hoạt động nhóm nêu dự đoán , cách làm thí nghiệm
-Hoạt động nhóm làm thí nghiệm 1 :Nêu được kết luận . Khi đổi chiều dòng điện chạy qua dây dẫn AB thì chiều của lực điện từ thay đổi .
-Nêu được kết luận của thí nghiệm 2 : Khi đổi chiều đường sức từ thì chiều lực điện từ thay đổi
-Trao đổi và rút ra kết luận hoàn tất vào vở .
II.Chiều của lực điện từ, qui tắc bàn tay trái :
1.Chiều của lực điện từ phụ thuộc vào yếu tố nào ?
a.Thí nghiệm ( SGK)
b.Kết luận :
- Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn AB phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Hoạt động 4: Tìm hiểu qui tắc bàn tay trái và vận dụng
Chuyển ý làm thế nào để xác định được chiều lực điện từ khi biết chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều của đường sức từ .
?Đọc thông báo mục 2 / 74 – SGK.
-Giáo viên treo hình 27.2.
-Giáo viên rèn học sinh hiểu rõ các bước của qui tắc
+Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ vuông góc và có chiều hướng vào lòng bàn tay .
+Quay bàn tay trái xung quanh 1 đường sức từ ở giữa lòng bàn tay để ngón tay giữa chỉ chiều dòng điện .
+Choãi ngón tay cái vuông góc với ngón tay giữa . Lúc đó ngón tay cái chỉ chiều của lực từ .
?Vận dụng qui tắc bàn tay trái đối chiếu với chiều chuyển động của dây dẫn AB.
-Thu thập thông tin mục 2/74 .
-Thu thập thông tin của giáo viên kết hợp với hình vẽ à nắm qui tắc bàn tay trái.
-Vận dụng xác định chiều của lực điện từ và đối chiếu với chiều chuyển động của đoạn dây AB
2.Qui tắc bàn tay trái :
(SGK)
C2: Trong đoạn dây AB dòng điện có chiều đi từ B đến A
C3: Đường sức từ của nam châm có chiều đi từ dưới lên .
IV. Củng cố :
- Nêu phụ thuộc của chiều lực điện từ vào chiều dòng điện chạy qua dân dẫn AB ?
- Nêu qui tắc bàn tay trái ?
V. Hướng dẫn về nhà :
- Đọc điều em chưa biết ? Học ghi nhớ .
- Bài tập 27.1 à 27.5 ( SBT)
- Học bài ,soạn bài mới .
File đính kèm:
- tuan16ly9tiet31.doc