Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài 2: Sự truyền ánh sáng

ỹ Bằng TN đơn giản HS có thể: Xác định đường truyền của ánh sáng. Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.

ỹ Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng. Nhận biết được 3 loại chùm sáng ( song song , hội tụ , phân kì ) .

Trung thực , tỉ mỉ , có tinh thần hợp tác trong khi làm TN.

doc5 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 877 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài 2: Sự truyền ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2 Ngày soạn: 11/09/05 Tiết 2 Ngày dạy: 13/09/05 Bài 2: sự truyền ánh sáng i.mục tiêu: Bằng TN đơn giản HS có thể: Xác định đường truyền của ánh sáng. Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng. Biết vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để ngắm các vật thẳng hàng. Nhận biết được 3 loại chùm sáng ( song song , hội tụ , phân kì ) . Trung thực , tỉ mỉ , có tinh thần hợp tác trong khi làm TN. II.chuẩn bị : 1. Giáo viên: Cho mỗi nhóm HS: - Một đèn pin , pin , ống trụ thẳng , ống trụ cong, 3 cái đinh gim , 3 màn chắn có đục lỗ , 1 màn chắn phẳng trắng có đế . - Tranh vẽ lớn H 2.5 SGK/7. 2. Học sinh : chuẩn bị bài ở nhà. III.Phương pháp : - Nêu và giải quyết vấn đề . - Quan sát thí nghiệm và các dụng cụ trực quan - Thực hành, thảo luận nhóm, đàm thoại .... IV. Tiến trình : 1> ổn định lớp: 2> Kiểm tra bài cũ (5p') HS1: Điều kiện để nhìn thấy 1 vật ? HS2: Phân biệt nguồn sáng và vật sáng ? ví dụ ? Ta có thể dùng 1 gương phẳng hứng ánh nắng chiếu qua cửa rổ làm sáng phòng . Gương đó có phải là nguồn sáng không ? tại sao ?. 3> Bài mới : Hoạt động của GV và HS Nội dung *Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập(5 p'). GV: Vẽ 1 điểm A trên bảng và đặt vấn đề : Có thể vẽ được bao nhiêu đường đi từ điểm sáng A đến con ngươi của mắt ( kể cả đường thẳng và đường cong ) ? HS: Vô số đường GV: Vậy ánh sáng đi theo đường nào trong những đường đã vẽ trên để đến mắt ta ? Cho HS đọc phần tranh luận ở đầu bài. HS : Đọc GV: Để giúp Hải giải đáp thắc mắc , chúng ta sẽ tìm hiểu bài 2. * Hoạt động 2 : Nghiên cứu tìm quy luật về đường truyền của ánh sáng (12p'). GV: Yêu cầu HS làm TN hình 2.1 HS: Làm TN theo nhóm . GV: Nhìn theo ống thẳng hay ống cong , ta sẽ thấy dây tóc bóng đèn pin phát sáng ? Từ đó dự đoán ánh sáng đi theo đường nào đến mắt ta . HS: Thảo luận nhóm , trình bày trước lớp - Nhìn theo ống thẳng. - Dự đoán : ánh sáng truyền theo đường thẳng từ dây tóc bóng đèn đến mắt. ?: Vì sao nhìn theo ống cong lại không thấy ? HS: ánh sáng đi theo đường thẳng bị thành ống chặn lại. GV: Yêu cầu HS nghĩ ra một TN khác để kiểm tra dự đoán. HS : Đa số sẽ chọn phương án như hình 2.2 SGK.Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp. GV: Yêu cầu HS hoàn chỉnh câu kết luận HS : Thực hiện. * Hoạt động 3: Thông báo về định luật truyền thẳng của ánh sáng(4p'). ?: Kết luận vừa rồi có đúng cho các trường hợp khác như tuỷ tinh, nước , trong các MT trong suốt khác không ? HS : Trả lời . GV: Thông báo : Chúng ta không đủ ĐK làm TN trong các trường hợp khác.Các nhà Bác học đã thực hiện các TN và nhận thấy rằng các trường hợp trên cũng đúng cho các môi trường trong suốt và đồng tính khác . Bởi thế kết luận trên có thể phát biểu thành 1 định luật vật lí , gọi là định luật truyền thẳng ánh sáng. HS: Cá nhân đọc SGK, tìm hiểu nội dung định luật. ?: Nếu MT trong suốt nhưng không đồng tính hoặc ngược lại thì ĐL trên có đúng không ? *Hoạt động 4: Tìm hiểu tia sáng và chùm sáng(10p'). GV: Thông báo : Ta đã biết ánh sáng truyền theo đường thẳng , vì thế người ta quy ước biểu diễn đường truyền của tia sáng bằng 1 đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng. Yêu cầu HS quan sát hình 2.3 và chỉ ra trên hình đó tia sáng từ đèn phát ra được biểu diễn bằng đường nào ? HS: Đường thẳng có hướng SM. GV: Yêu cầu HS làm TN hình 2.4SGK. ?: Cho biết làm thế nào để đánh dấu được đường truyền của tia sáng ? HS: Làm TN theo nhóm và thảo luận câu hỏi của GV, cử đại diện trình bày trước lớp : ánh sáng đi là là trên màn chắn , làm xuất hiện trên đó 1 vệt sáng hẹp thẳng. Vệt sáng đó cho ta hình ảnh về đường truyền của ánh sáng , nghĩa là tia sáng. GV: Thông báo: Một vệt sáng dù hẹp thế nào cũng gồm nhiều tia sáng , ta gọi là 1 chùm sáng. Vậy trong thực tế có thể coi một chùm sáng hẹp // là 1 tia sáng. HS: Ghi bài. GV: Yêu cầu HS quan sát TN hình 2.5 và nêu đặc điểm cuỉa 3 loại chùm sáng ? HS: Quan sát TN của GV hay hình vẽ để trả lời câu C3 .Đại diện trả lời trứơc lớp. GV: Trong mỗi chùm sáng ở hình 2.5 hãy vẽ 3 tia sáng tạo thành chùm sáng đó ? HS: Lên bảng thực hiện. *Hoạt động 5: Vận dụng (5p'). GV: Hãy trả lời câu hỏi C4. HS: Trả lời GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C5: - Ta nhìn thấy 1 vật khi có ánh sáng từ vật sáng đến mắt ta. - ánh sáng truyền trong không khí theo đường thẳng. HS : Dựa vào HD của GV thảo luận nhóm , đại diện trả lời . Bài 2: sự truyền ánh sáng I./ đường truyền của ánh sáng: 1/ Thí nghiệm : H2.1 SGK / 6 C1: Theo ống thẳng C2 : Có nhiều cách kiểm tra : - Luồn 1 que thẳng qua 3 lỗ. - Luồn 1 dây chỉ qua 3 lỗ rồi kéo căng dây... 2/ Kết luận : Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng. 3/ Định luật truyềng thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. II/ Tia sáng và chùm sáng : 1/ Biểu diễn đường truyền của ánh sáng: Bằng 1 đường thẳng có mũi tên gọi là tia sáng. Ví dụ: Tia sáng SI S I 2. Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành ( chùm sáng rất hẹp coi là 1 tia sáng ) a. Chùm sáng song song: Các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng. b. Chùm sáng hội tụ : Các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng. c.Chùm sáng phân kì : Các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng. III.Vận dụng: C4: - Không nhìn thấy - Có thể làm TN như H2.2 SGK hoặc tạo ra 1 chùm sáng hẹp chiếu là là trên 1 màn chắn. C5: A B C Cắm 3 kim sao cho kim 1 che khuất kim 2 và kim 3. * GHI nhớ : SGK / 8 4> Củng cố :(3p') Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ và trả lời câu hỏi : - Phát biểu ĐL truyền thẳng ánh sáng ? - Phân biệt tia sáng và chùm sáng , 3 loại chùm sáng ? - Bài tập : bài 2.2/4 SBT Giải: Đội trưởng đứng trước người thứ nhất sẽ thấy người này cả khuất tất cả những người khác trong hàng. 5> Dặn dò:(1p') - Học thuộc ghi nhớ , đọc phần " có thể em chưa biết " . - Làm bài tập trong SBT : bài 2.3 , 2.4 /4. - Xem trước bài 3: ứng dụng của định luật truyền thẳng của ánh sáng. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docTiet 2 - bai 2.doc