1. Kiến thức : - Biết chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm : hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Biết vật mang điện âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện tích dương mất bớt êlectrôn.
2. Kĩ năng : Quan sát, mô tả, nhận xét, rút ra kết luận.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 20 - Bài 18 : Hai loại điện tích (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 20 - Tiết : 20 Ngày soạn : 29 / 12 / 2007
Bài 18 : HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : - Biết chỉ có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm : hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hoà về điện.
- Biết vật mang điện âm nhận thêm êlectrôn, vật mang điện tích dương mất bớt êlectrôn.
2. Kĩ năng : Quan sát, mô tả, nhận xét, rút ra kết luận.
3. Thái độ : Tuân thủ sự hướng dẫn của GV, tập trung lắng nghe, hợp tác thảo luận nhóm.
II. Chuẩn bị : * Đối với mỗi nhóm HS :
3 mảnh nilông màu trắng đục, 1 bút chì vỏ gỗ còn mới, 1 kẹp giấy, 2 thanh nhựa sẫm màu giống nhau tiết diện tròn có lỗ ở giữa để đặt trên trục quay, 1 mảnh len, 1 mảnh lụa, 1 thanh thuỷ tinh, 1 trục quay với mũi nhọn thẳng đứng.
* Đối với cả lớp :
Hình vẽ to mô hình đơn giản của nguyên tử .
III. Tổ chức hoạt động của học sinh :
Hoạt động của HS
Trợ giúp của GV
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: (7 phút) Kiểm tra bài cũ - Đặt vấn đề vào bài mới.
- Cọ xát. Hút vật khác, làm sáng bóng đèn bút thử điện.
- Có thể nhiễm điện cho một vật bằng cách nào? Vật nhiễm điện có những tính chất gì?
- Nếu 2 vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau?
Hoạt động 2: (10 phút) Làm thí nghiệm 1, tạo ra 2 vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng.
- Nhận dụng cụ và tiến hành TN 1 theo hướng dẫn của GV.
- Thảo luận theo nhóm để chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu nhận xét.
- Bổ sung, góp ý và ghi đầy đủ câu nhận xét vào vở.
- Hai vật như nhau, cùng chất liệu, được cọ xát như nhau nên chúng nhiễm điện cùng loại như nhau.
- GV đề nghị mỗi nhóm tiến hành TN 1 như SGK. Cọ xát mỗi mảnh nilông theo một chiều, với số lần như nhau. Cần đóng cửa để hạn chế ảnh hưởng của gió tới TN.
- Đề nghị HS làm TN với thanh nhựa cùng loại như yêu cầu của SGK.
- Đề nghị HS thảo luận theo nhóm để chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu nhận xét vào vở học.
- Có thể suy luận đơn giản như thế nào để cho rằng hai vật giống nhau bị nhiễm điện cùng loại?
I. Hai loại điện tích :
1. Thí nghiệm 1 : SGK
2. Nhận xét :
Hai vật giống nhau, được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
Hoạt động 3: (10 phút) Làm thí nghiệm 2, phát hiện 2 vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại.
- Tiến hành TN 2 theo hướng dẫn của GV.
- Chúng hút nhau yếu.
- Chúng hút nhau mạnh hơn.
- Các nhóm thảo luận để tìm từ thích hợp điền vào câu nhận xét.
- Bổ sung, góp ý và ghi hoàn chỉnh câu nhận xét vào vở.
- Nếu chúng nhiễm điền cùng loại thì chúng đẩy nhau. Do chúng hút nhau nên chúng nhiễm điện khác loại.
- Cho HS cọ xát thanh thuỷ tinh với lụa, rồi đưa thanh thuỷ tinh lại gần thanh nhựa sẫm màu. Kết quả?
- Cọ xát thanh nhựa bằng mảnh vải khô và cọ xát thanh thuỷ tinh bằng lụa rồi đưa chúng lại gần nhau. Kết quả?
- GV đề nghị nhóm HS thảo luận để ghi đầy đủ câu nhận xét vào vở học .
- Vì sao có thể cho rằng thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh nhiễm điện khác loại?
3. Thí nghiệm 2 : SGK
4. Nhận xét :
Thanh nhựa sẫm màu và thanh thuỷ tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
Hoạt động 4: (5 phút) Kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tác dụng giữa chúng.
- Thảo luận tìm từ thích hợp điền vào câu kết luận.
- Bổ sung, góp ý để hoàn chỉnh câu kết luận.
- Ghi đầy đủ câu kết luận vào vở.
- Trả lời C1.
- Từ các kết quả và nhận xét rút ra từ 2 thí nghiệm trên, đề nghị HS tự viết đầy đủ câu kết luận vào vở học.
- GV thông báo tên hai loại điện tích và qui ước gọi điện tích dương ở thanh thuỷ tinh, điện tích âm ở thanh nhựa sẫm màu.
- Yêu cầu HS trả lời C1.
5. Kết luận :
Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
6. Qui ước :
- Điện tích của thanh thuỷ tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+).
- Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
Hoạt động 5: (10 phút) Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử - Vận dụng.
- Tự đọc các thông tin về cấu tạo nguyên tử trong mục II.
- Quan sát mô hình đơn giản của nguyên tử và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.
- Tập trung lắng nghe những thông tin mà GV cung cấp.
- Đọc và trả lời C2.
- Đọc và trả lời C3.
- Đọc và trả lời C4.
- Cá nhân khác góp ý, bổ sung để hoàn chỉnh các câu trả lời cần có.
- Các vật nhiềm điện là các vật mang điện tích. Vậy những điện tích này có từ đâu?
- Sử dụng hình vẽ to về mô hình đơn giản của nguyên tử và phương pháp thông báo kết hợp với phát vấn đề làm việc với HS :
+ Thông báo nguyên tử có kích thước rất nhỏ, nếu xếp sát nhau thành một hàng dài thẳng 1mm có khoảng 10 triệu nguyên tử.
+ Thông báo về hạt nhân nguyên tử và đề nghị HS nhận biết hạt nhân trong hình vẽ mô hình nguyên tử.
+ Thông báo về êlectrôn trong lớp vỏ nguyên tử, yêu cầu HS đếm số dấu + ở hạt nhân và số dấu - ở các êlectrôn để nhận biết nguyên tử trung hoà về điện.
+ Thông báo rằng các êlectrôn có thể dịch chuyển.
- Cho HS vận dụng hiểu biết về cấu tạo nguyên tử khi lần lượt trả lời các câu C2, C3, C4.
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử :
1. Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử :
- Hạt nhân mang điện tích dương.
- Các êlectrôn mang điện tích âm.
- Bình thường nguyên tử trung hoà về điện.
- Các êlectrôn có thể dịch chuyển.
2. Vận dụng : C2, C3, C4.
Hoạt động 6: (3 phút) Hướng dẫn về nhà.
- Cho HS đọc có thể em chưa biết.
- Làm hết các bài tập trong SBT.
- Soạn bài mới : Dòng điện - Nguồn điện.
IV. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- ga7-20.doc