_ Biết có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau
_ Nêu được cấu tạo nguyên tử : hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm xoay xung quanh nhân, nguyên tử trung hoà về điện, biết vật mang điện tích âm thừa electron, vật mang điện tích dương thiếu electron.
_ Làm thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát
_ Trung thực hoạt động
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 20 - Tiết 20 - Hai loại điện tích (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:20
Tiết:20
Ngàysoạn: 20/01/2008
HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU :
_ Biết có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai điện tích cùng dấu đẩy nhau, khác dấu hút nhau
_ Nêu được cấu tạo nguyên tử : hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âm xoay xung quanh nhân, nguyên tử trung hoà về điện, biết vật mang điện tích âm thừa electron, vật mang điện tích dương thiếu electron.
_ Làm thí nghiệm nhiễm điện do cọ xát
_ Trung thực hoạt động
II. CHUẨN BỊ :
_ Tranh vẽ mô hình cấu tạo nguyên tử
_ Bảng phụ
_ Hai mảnh ni lông, bút chì gỗ hoặc đủa nhựa, mảnh len, da hoặc lụa, thanh thủy tinh hửu cơ, 2 đũa nhựa có lổ hỏng ở giữa, 1 mũi nhọ đặt trên đế nhựa.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
1. Ổn định lớp :
5’
2. Kiểm tra :
* Hoạt động 1 :
_ Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật nhiễm điện có tính chất nào? (mô tả+TN)
_ 1 học sinh trả lời + 1 học sinh TN
2’
3. Bài mới :
* Tình huống học tập :
Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật nhỏ nhẹ. Còn nếu hai vật đã nhiễm điện khi để gần thì chúng hút nhau hay đẩy nhau. Khi nào hút và khi nào đẩy nhau để trả lời câu hỏi trên chúng ta vào bài mới.
10’
I. Hai loại điện tích:
_ Hai vật giống nhau, được cọ xát giống nhau thì mang điện tích cùng loại và khi được đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
* Hoạt động 2 : Làm TN tạo 2 vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng.
TN1 : yêu cầu học sinh đọc TN1, TN này yêu cầu gồm mấy phần? Cần dụng cụ gì? Tiến hành TN cọ xát mấy lần dụng cụ khác hay giống nhau.
Lưu ý : cọ xát đều tay theo 1 chiều, không cọ quá mạnh tay với số lần cọ xát 2 mảnh ni lông bằng nhau.
_ Khi 2 mảnh ni lông chưa cọ xát đặt gần nhau thì sao?
_ Đại diện các nhóm đưa kết quả TN của nhóm và nêu nhận xét về 2 mảnh ni lông bị hút? (là do 1 trong 2 phần đó chưa nhiễm điện bị phần còn lại hút)
_ Hai vật giống nhau cùng cọ xát vào 1 vật thì nhiễm điện giống nhau hay khác nhau khi đó, nếu để gần thì chúng ra sao?
TN2 : Hai vật nhiễm điện khác nhau chúng hút hay đẩy nhau?
_ TN gồm 2 phần:
+ Hai vật chưa nhiễm điện
+ Hai vật đã nhiễm điện (đã có cọ xát)
_ Học sinh nêu nhận xét trước khi cọ xát 2 mảnh ni lông không có hiện tượng gì
_ Học sinh nhận xét: sau khi cọ xát 2 mảnh ni lông đẩy nhau.
_ Học sinh làm TN h18.2 nhận xét chung
10’
_ Có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Các vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau
* Hoạt động 3 : Làm TN phát hiện 2 vật nhiễm điện khác loại và hút nhau
_ Yêu cầu học sinh đọc TN2 đại diện các nhóm nhận dụng cụ rồi tiến hành TN theo nhóm nhận xét.
_ Tại sao em cho rằng thanh thủy tinh và thanh nhựa nhiễm điện khác loại?
_ Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận chung.
_ Giáo viên thông báo quy ước về điện tích
_ Yêu cầu học sinh trả lời C1 Thảo luận lớp.
_ Tiến hành TN theo nhóm và rút ra nhận xét
_ Nếu nhiễm điện cùng loại chúng đẩy nhau.
_ Học sinh hoạt động cá nhân để hoàn thành kết luận chung và ghi vào vở
10’
I. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử :
_ Nguyên tử gồm hạt nhận mang điện dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.
_ Bình thường nguyên tử trung hòa về điện, một vật nhiễm điện âm nếu mang thừa electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.
* Hoạt động 4 : Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
_ Giáo viên treo tranh vẽ h 18.4, yêu cầu học đọc phần II SGK.
_ Giáo viên phát bài tập đã chuẩn bị cho các nhóm yêu cầu hoàn thành bài tập.
_ Giáo viên gọi 1 học sinh trình bày sơ lược về cấu tạo nguyên tử trên mô hình nhận biết kí hiệu hạt nhân và electron đếm số dấu dương và dấu âm nhận biết nguyên tử trung hòa về điện các học sinh khác nhận xét giáo viên sửa sai sót.
_ Giáo viên thông báo nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ 10 triệu nguyên tử xếp sát nhau dài 1mm
_ 1 học sinh đọc SGK, các học sinh khác chú ý theo dõi
_ Học sinh hoạt động theo nhóm để hoàn thành bài tập.
_ Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
8’
4. Củng cố :
* Hoạt động 5 : vận dụng, củng cố, hướng dẫn về nhà
_ Vận dụng :
Hướng dẫn học sinh trả lời C2, C3, C4
_ Củng cố :
+ Khi nào vật nhiễm điện dương, âm
+ Có mấy loại điện tích
+ Hai vật đã nhiễm điện tác dụng với nhau như thế nào?
+ Nguyên tử cấu tạo thế nào?
_ Học sinh thực hiện và ghi vào vở.
2’
5. Hướng dẫn về nhà :
_ Học bài theo vở ghi
_ Làm bài tập 18.118.4
_ Đọc và nghiên cứu phần “có thể em chưa biết”
File đính kèm:
- Hai loai dien tich.doc