1. Kiến thức : + Biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
+ Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm : hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âmquay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.
+ Biết vật mang điện tích âm thừa electron, vật mang điện tích dương thiếu êlectron.
2. Kỹ năng : Biết cách làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
3. Thái độ : Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 21 - Tiết 20 - Bài 18 - Hai loại điện tích (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Ngày soạn 05/01/2012
Tiết 20 Ngày dạy
Bài 18. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I MỤC TIÊU :
Kiến thức : + Biết có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm, hai loại điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
+ Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm : hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện tích âmquay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện.
+ Biết vật mang điện tích âm thừa electron, vật mang điện tích dương thiếu êlectron.
Kỹ năng : Biết cách làm thí nghiệm về nhiễm điện do cọ xát.
Thái độ : Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
II. CHUẨN BỊ :
+ Đối với mỗi nhóm HS: Hai mảnh nilông, 1 bút chì và 1 kẹp nhựa; 1 mảnh len hoặc dạ; 1 thanh thủy tinh; 2 đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa, 1 mũi nhọn đặt trên đế nhựa.
+ Đối với GV: Tranh phóng to mô hình đơn giản của nguyên tử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Ổn định lớp.
Kiểm tra.
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra bài cũ cho HS:
+ Có thể làm cho một vật nhiễm điện bằng cách nào?
+ Vật nhiễm điện có những tính chất gì?
+ Nếu hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 17.2 và 17.3 trong SBT.
Bài mới.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và Tổ chức tình huống học tập. (7 phút)
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
GV: Đặt vấn đề: Ta đã biết vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác và ta nói là vật mang điện. Bây giờ ta thử nghĩ xem hai vật cùng nhiễm điện có hút nhau không?
GV: Yêu cầu HS lấy hai thanh nhựa sẫm màu và cọ sát chúng bằng một miếng vải khô rồi đặt một thanh lên giá mũi nhọn cho đễ quay. Sau đó làm TN để thử xem hai thanh nhựa có hút nhau không?
+ Nhận xét này có trái với kết luận được rút ra từ bài trước là vật nhiễm điện hút các vật khác không ? Tại sao?
+ Tất nhiên là có, có thể hút mạnh hơn nam châm.
HS: Làm TN theo nhóm để rút ra nhận xét.
+ Hai thanh nhựa nhiễm điện bằng cọ xát như nhau lại không hút nhau mà đẩy nhau.
Hoạt động 2: Nhận biết vật nhiễm điện do cọ xát có thể có một trong hai tính chất trái nhau: hút hoặc đẩy vật thứ hai cũng bị nhiễm điện (18 phút)
GV: Đặt vấn đề : Bây giờ ta làm TN để tìm hiểu kĩ hơn khi nào hai vật nhiễm điện lại đẩy nhau hay hút nhau?
GV: Yêu cầu HS đọc TN 1 và hướng dẫn HS tiến hành TN 1 như hình 18.1 SGK. Mô tả hiện tượng và giải thích.
+ Hai vật làm cùng bằng một chất bị cọ xát như nhau sẽ bị nhiễm điện giống nhau. Ta nói rằng chúng mang điện tích cùng loại.
GV: Yêu cầu HS tìm từ thích hợp để hoàn thành câu nhận xét trong SGK.
GV: Yêu cầu HS kiểm tra lại xem nhận xét trên có đúng trong TH vật làm bằng chất khác như hai thanh nhựa sẫm màu bị cọ xát như nhau ở hình 18.2 SGK không?
GV: Thông báo : bây giờ ta lấy hai vật làm bằng chất liệu khác nhau cọ xát bằng các vật khác nhau để xem chúng đẩy nhau hay hút nhau.
GV: Yêu cầu HS làm TN2 trong SGK, bố trí TN như hình 18. 3 SGK. Sau đó yêu cầu mô tả hiện tượng và trình bày xem thanh nhựa và thanh thủy tinh có mang cùng loại điện tích không?
GV: Yêu cầu HS tìm từ thích hợp để hoàn thành câu nhận xét trong SGK.
GV: Vậy căn cứ vào các TN trên ta có thể kết luận có mấy loại điện tích và các vật mang điện tích thế nào thì hút nhau hoặc đẩy nhau?
GV: Thông báo quy ước về hai loại điện tích.
GV: Yêu cầu HS vận dụng trả lời câu C1.
I. HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH.
1. Thí nghiệm 1:
a) Tiến hành thí nghiệm.
HS: Đọc TN1 và các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành TN theo hướng dẫn của GV.
+ Khi chưa cọ xát hai mảnh nilông không hút nhau, không đẩy nhau.
+ Khi đã bị cọ xát thì mảnh nilông xòe rộng ra nghĩa là chúng đẩy nhau.
HS: Hoạt động cá nhân tìm từ thích hợp để hoàn chỉnh nhận xét.
b) Nhận xét: Hai vật giống nhau , được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và khi đặt gần nhau thì chúng đẩy nhau.
HS: Căn cứ vào TN đã làm ở phần mở bài để rút ra nhận xét : hai thanh nhựa đẩy nhau. Nhận xét trên là đúng.
2. Thí nghiệm 2:
a) Tiến hành thí nghiệm.
HS: Tiến hành TN theo nhóm và quan sát hiện tượng để thảo luận chung ở lớp.
+ Thanh thủy tinh và thanh nhựa hút nhau.
+ Hai thanh không mang điện tích cùng loại. Điện tích trên thanh nhựa và thanh thủy tinh thuộc hai loại khác nhau.
HS: Hoạt động cá nhân tìm từ thích hợp để hoàn chỉnh nhận xét.
b) Nhận xét: Thanh nhựa sẫm màu và thanh thủy tinh khi được cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại.
3. Kết luận:
HS: Thảo luận nhóm hoàn thành câu kết luận trong SGK.
+ Có hai lọai điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, mang điện tích khác loại thì hút nhau.
+ Có hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm(-).
HS: Hoạt động cá nhân trả lời câu C1:
C1: Mảnh vải mang điện tích dương. Vì hai vật nhiễm điện hút nhau thì mang điện tích khác loại. Thanh nhựa sẫm màu khi được cọ xát bằng mảnh vải mang điện tích âm còn mảnh vải mang điện tích dương.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo nguyên tử. (8 phút)
GV: Treo tranh vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4 SGK.
GV: Yêu cầu HS đọc phần II trong SGK.
GV: Gọi một HS trình bày sơ lược về cấu tạo nguyên tử .
GV: Thông báo : Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ bé nếu xếp xát nhau thành một hàng dài 1mm thì có khoảng 10 triệu nguyên tử.
II. SƠ LƯỢC VỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ.
HS: Quan sát tranh vẽ và đọc phần II trong SGK, thảo luận để biết được sơ lược của cấu tạo nguyên tử.
Hoạt động 4: Vận dụng (8phút)
GV: Hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu từ C2 đến C4.
III. VẬN DỤNG.
HS: Hoạt động cá nhân trả lời C2, C3, C4 dưới sự hướng dẫn của GV.
C2: Trước khi cọ xát trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích dương tồn tại ở hạt nhân của nguyên tử, còn các điện tích âm tồn tại ở các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.
C3: Vì các vật đó chưa nhiễm điện, các điện tích dương và âm trung hòa lẫn nhau.
C4: Sau khi cọ xát thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm electron. Mảnh vải nhiễm điện dương do mất bớt electron.
4. Củng Cố : (3 phút)
+ GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
+ Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích.
+ Thế nào là vật mang điện tích dương, thế nào là vật mang điện tích âm?
5. Dặn dò. (1 phút)
+ Về nhà học bài theo vở ghi + SGK. Trả lời lại các câu từ C1 đến C4 vào vở ghi.
+ Làm bài tập trong SBT.
+ Đọc trước bài 19 chuẩn bị cho tiết học sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Duyệt của tổ chuyên môn
File đính kèm:
- li 7 tuan 21.doc