. Kiến thức:
- Biết được đinh nghĩa về chất dẫn điện và chất cách điện
- Biết được quy ước về chiều dòng điện
2. Kĩ năng:
- Nắm được bản chất của dòng điện trong kim loại
- Làm được các thí nghiệm kiểm chứng.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
- Nghiêm túc trong giờ học.
2 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1128 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 23 - Tiết 22 - Bài 20: Chất dẫn và chất cách điện dòng điện trong kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 22
BÀI 20: CHẤT DẪN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được đinh nghĩa về chất dẫn điện và chất cách điện
- Biết được quy ước về chiều dòng điện
2. Kĩ năng:
- Nắm được bản chất của dòng điện trong kim loại
- Làm được các thí nghiệm kiểm chứng.
3. Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức để giải thích 1 số hiện tượng đơn giản
- Nghiêm túc trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Một số thiết bị dùng điện: Bóng đèn, công tắc, ổ lấy điện, dây nối.
Hình vẽ lớn:Hình 20. 1, 20. 3 SGK.
Nhóm HS: Một bóng đèn có đui cài hoặc đui xoắn, một một đoạn dây cắm, pin, 1 bóng đèn pin, 5 đoạn dây điện(30 cm) có mỏ kẹp, dây đồng, dây thép, dây nhôm, thanh thuỷ tinh, vỏ nhựa bút bi, ruột bút chì, miếng sứ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp(1’): Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
HS: Trả lời phần ghi nhớ. Sửa BT 19. 1, 19. 2
GV: nhận xét, cho điểm
3. Bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Nội dung
HĐ1: Đặt vấn đề 2’
Gọi HS đọc SGK
GV nhắc lại vào bài mới
Đọc phần đầu bài
Chú ý lắng nghe
HĐ 2: Tìm hiểu chất dẫn điện và chất cách điện. 5’
C1: Quan sát và nhận biết hình 20. 1 hoặc các vật thật tương ứng và cho biết chúng gồm:
Các bộ phận dẫn điện là. . . .
Các bộ phận cách điện là. . .
Gọi học sinh nhóm khác nhận xét
Nhận xét và chốt lại
Thảo luận nhóm, trả lời
1. Dây tóc, trục hai đầu dây đèn, hai chốt cắm,lõi dây phích cắm.
2. Trụ thuỷ tinh, thuỷ tinh trong bóng đèn, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây của phích cắm.
HS thảo luận trả lời.
Bài 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN - DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI.
I. Chất dẫn điện và chất cách điện:
Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
HĐ3: Xác định vật dẫn điện, vật cách điện. 9’
Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm HS
Cho HS tiến hành thí nghiệm.
Hướng dẫn những nhóm gặp khó khăn
Cho trả lời câu hỏi C2, C3.
Gọi HS nhận xét
Nhận xét, chốt lại.
Nhận dụng cụ thí nghiệm của giáo viên
Tiến hành thí nghiệm
Cá nhân trả lời câu C2, C3.
Nhận xét câu trả lời của bạn
Chú ý lắng nghe
C2: Các vật liệu dẫn điện là: Dây đồng, nhôm, kẽm; Các vật liệu cách điện là: Sứ, cao su, nhựa.
C3:
HĐ4:Tìm hiểu dòng điện trong kim loại. 11’
Thông báo nội dung ở mục II với HS. Nêu các câu cho HS trả lời.
C4: Trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích âm và hạt nào mang điện tích dương?
C5: Hãy cho biết trong mô hình 20. 3.
- Ký hiệu nào biễu diễn các electron tự do?
C6: Hãy cho biết electron bị cực nào của pin đẩy, cực nào của pin hút? Hình 20. 4. Hãy vẽ thêm mũi tên cho mỗi electron tự do này để chỉ chiều chuyển dịch có hướng của chúng
Gọi HS nhận xét
Nhận xét và chốt lại.
Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
C4: Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương
C5:Các electron tự do là các còng tròn nhỏ có dấu(-) phần còn lại là những vòng tròn lớn bị khuyết có dấu (+) mang điện tích dương vì nguyên tử thiếu electron.
C6: Electron tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút. Chiều mũi tên như hình vẽ.
II. Dòng điện trong kim loại:
1. Electron tự do trong kim loại:
2. Dòng điện trong kim loại:
Kết luận: Các electron tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.
Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do chuyển dịch có hướng.
HĐ 5: Vận dụng 10’
Gọi HS đọc các câu hỏi và thảo luận câu C7,C8,C9
Gọi nhóm lên trình bày câu trả lời của nhóm mình.
Nhóm khác nhận xét
Nhận xét và chốt lại
HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
Trình bày cách trả lời của nhóm.
Nhận xét
Chú ya lắng nghe
II. Vận dụng:
C7: b. Một đoạn bút chì.
C8: c. Nhựa.
C9: c. Một đoạn dây nhựa.
4. Củng cố. 2’
- Cho học sinh nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- Đọc phần có thể em chưa biết.
5. Dặn dò: 1’
- Làm các bài tập 20. 1,20. 2 SBT.
- Xem trước bài 21 cho tiết học tới.
IV. Rút Kinh Nghiệm
Tổ trưởng kí duyệt
Hoàng Vĩnh Hoàn
File đính kèm:
- Tuần 23.doc