1.Kiến thức :
- Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại .
- Chỉ ra được tia khúc xạ, tia phản xạ, góc tới, góc khúc xạ.
2. Kĩ năng :
- Biết nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng thí nghiệm .
- Biết tìm ra qui luật qua 1 hiện tượng .
4 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 24 - Tiết 46 - Bài 40 : Hiện tượng khúc xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 24 Ngày soạn : 15/02/2013
Tiết : 46 Ngày dạy : 21/02/2013
BÀI 40 : HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức :
- Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại .
- Chỉ ra được tia khúc xạ, tia phản xạ, góc tới, góc khúc xạ.
2. Kĩ năng :
- Biết nghiên cứu 1 hiện tượng khúc xạ ánh sáng bằng thí nghiệm .
- Biết tìm ra qui luật qua 1 hiện tượng .
3. Thái độ :
- Nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng à thu thập thông tin
II. Chuẩn bị :
1. Giáo viên:
- Nội dung kiến thức bài học
- 1 bình thuỷ tinh hoặc hình nhựa trong . 1 bình chứa nước sạch. 1 ca múc nước. 1 miếng gỗ phẳng, mềm để cắm đinh gim. 3 chiếc đinh gim .
2. Học sinh :
- Học bài và làm bài trước khi lên lớp.
- Tự giác, tự đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức đã học
III.Tổ chức hoạt động dạy và học :
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số vệ sinh lớp .
9A1……….. 9A2…………. 9A3………….. 9A4…………..
2. Kiểm tra bài cũ : Không kiểm tra
3. Tiến trình:
GV tổ chức các hoạt động
Hoạt động của học sinh
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1 :Giới thiệu bài mới
Hôm nay chúng ta sẽ đi vào 1 chương mới=>quang học
- HS lắng nghe
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng từ không khí sang nước.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 40.2 kết hợp với thông tin ở mục 1 phần 1 ở SGK .
- Nhận xét về đường truyền của tia sáng ?
- Tại sao trong môi trường nước, không khí ánh sáng truyền thẳng .
- Hiện tượng ánh sáng truyền từ không khí sang nước có tuân theo định luật truyền thẳng của ánh sáng không ?
- Hiện tựơng khúc xã ánh sáng là gì ? Học sinh đọc mục 3 , chỉ trên hình vẽ 40.2 , nêu các khái niệm
- Giáo viên làm thí nghiệm như hình 40.2.
- Quan sát làm C1, C2.
- Khi tia sáng truyến từ không khí sang nước tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào ?
- So sánh góc tới và góc khúc xạ ?
- Làm C3 ?
- Học sinh cho học sinh nhận xét à chốt kết quả đúng
- Vẽ lại kết luận bằng hình vẽ
-Trả lời câu hỏi của giáo viên:
+ Từ S à I tryền thẳng
+ Từ I à K tryền thẳng
+ Từ S à K bị gãy khúc
- Rút ra kết luận
-Quan sát hình 40.2.
-Chỉ các khái niệm trên hình vẽ
-Quan sát thí nghiệm
-Thảo luận nhóm làm C1:
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới
+ Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới
C2 :
- Rút ra kết luận à hoàn tất vào vở.
I.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
1.Quan sát :
- ánh sáng đi từ S à I truyền thẳng
- ánh sáng đi từ I à K truyền thẳng .
- ánh sáng đi từ S đến mặt phân cách rồi đến K bị gãy khúc tại I .
2.Kết luận :
Tia sáng đi từ không khí sang nước thì bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa 2 môi trường. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng .
3. Vài khái niệm :
- SI : Tia tới .
- IK : Tia khúc xạ .
- NN’ : đường pháp truyền tải điểm tới vuông góc mặt phân cách giữa 2 môi trường .
- SIN : góc tới I
- KIN’ : Góc khúc xạ r
- Mặt phẳng chứa SI và đường pháp tuyến là mặt phẳng tới .
4.Thí nghiệm : SGK
5.Kết luận :
C3:
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí.
- Đọc dự đoán ?
- Nêu dự đoán của mình C4 ?
- Nêu các bước làm thí nghiệm ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo tuần tự các bước , uốn nắn sai xót khi cần thiết ?
-Làm C5, C6 ?
-Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng nào ?
-So sánh độ lớn góc khúc xạ và góc tới ?
-Rút ra kết luận ?
-Giáo viên chốt lại kết luận đúng của bài .
- Nêu dự đoán
- Hoạt động nhóm là thí nghiệm theo hướng dẫn của giáo viên
- Làm C5, C6
- Rút ra kết luận à Ghi vào vở.
II.Sự khúc xạ của tia sáng khi truyền từ nước sang không khí
1.Dự đoán :
2.Thí nghiệm kiểm tra (SGK)
C6 : Đường truyền của tia sáng từ nước à không khí bị khúc xạ tại mặt phân cách
B : Điểm tới , AB: tia tới ; BC : tia khúc xạ .
Góc khúc xạ > góc tới
Có thể dùng thước đo độ hoặc chứng minh hình học để thấy
3.Kết luận ;
Hoạt động 4 : Vận dụng.
-Vẽ lại hiện tượng phản xạ ánh sáng và khúc xạ ánh sáng ?
-Thông báo : Trong thực tế có thể xảy ra cùng 1 lúc cả 2 hiện tượng trên .
Ví dụ : ánh sáng truyền từ không khí vào mặt nước
-Phân biệt sự giống và khác nhau của hiện tượng phản xã ánh sáng và khúc xã ánh sáng
-C7 ? C8 ?
Học sinh khác nhận xét à. Giáo viên chốt lại kết quả đúng .
Hướng dẫn hs trả lời
Giáo viên chốt lại kết quả đúng .
-Cá nhân làm C7, C8
à Hoàn tất vào vở
C7: Phân biệt hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng
Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
-Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt củ
-Góc phản xạ bằng góc tới
-Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị gã khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai .
-Góc khúc vạ và góc tới không bằng nhau .
C8:Khi chưa đổ nước vào bát ta không nhìn thấy đầu dưới (A ) của chiếc đũa .
Trong không khí ánh sáng chỉ đi theo đường thẳng từ A đến mắt . Nhưng những điểm trên chiếc đũa thẳng đã chắn mắt đường truyền đó , nên tia sáng này không đến mắt được .
Giữ nguyên vị trí mắt và đũa và đổ nước vào bát tới một vị trí nào đó ta lại thấy A
Theo hình vẽ 40.3 cho ta thấy :không có tia sáng đi theo đường thẳng nối từ A tới mắt . Một tia sáng AI đến mặt nước , bị khúc xạ đi được tới mắt nên ta nhìn thấy A
III.Vận dụng
C7: Phân biệt hiện tượng khúc xạ và phản xạ ánh sáng
Hiện tượng phản xạ ánh sáng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
-Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị hắt trở lại môi trường trong suốt củ
-Góc phản xạ bằng góc tới
-Tia tới gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt bị gã khúc tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai .
-Góc khúc vạ và góc tới không bằng nhau .
C8:Khi chưa đổ nước vào bát ta không nhìn thấy đầu dưới (A ) của chiếc đũa .
Trong khong khí ánh sáng chỉ đi theo đường thẳng từ A đến mắt . Nhưng những điểm trên chiếc đũa thhẳng đã chắn mắt đường truyền đó , nên tia sáng này không đến mắt được .
Giữ nguyên vị trí mắt và đãu đỗ nước vào bát tới một vị trí nào đó ta lại thấy A
Theo hình vẽ 40.3 cho ta thấy :không có tia sáng đi theo đường thẳng nối từ A tới mắt . Một tia sáng AI đến mặt nước , bị khúc xạ đi được tới mắt nên ta nhìn thấy A
IV. Củng cố :
- Phân biệt sự khác nhau giữa ánh sáng đi từ môi trường không khí à nước và ánh sáng đi từ môi trường nước à không khí .
- Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì ? nêu kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi ánh sáng tuyền từ không khí sang nước và ngược lại ?
V. Hướng dẫn về nhà :
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ
- Cho hs đọc phần có thể em chưa biết
- Làm bài tập SBT
- Xem trước bài 41 SGK.
File đính kèm:
- tuan24ly9tiet46.doc