- Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
- Nêu được đơn vị cường độ dòng điện, ký hiệu của nó.
- Biết sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
II – Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm HS: 1 nguồn pin (2 pin 1,5V), 1 công tắc, 5 dây nối, 1 bóng đèn, 1 ampe kế.
- GV: acquy (nguồn 12V), công tắc, dây nối, đồng hồ vạn năng, biến trở.
- Các hình vẽ 24.1, 24.2 và 24.3 SGK.
3 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 28 - Bài 24 - Cường độ dòng điện (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Châu Phong Ngày 26/03/2007
GV : Lê Hồng Quân Tuần 28
Môn: Vật lý Tiết 28
Lớp 7 - Bài 24
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I – Mục tiêu:
- Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
- Nêu được đơn vị cường độ dòng điện, ký hiệu của nó.
- Biết sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
II – Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm HS: 1 nguồn pin (2 pin 1,5V), 1 công tắc, 5 dây nối, 1 bóng đèn, 1 ampe kế.
- GV: acquy (nguồn 12V), công tắc, dây nối, đồng hồ vạn năng, biến trở.
- Các hình vẽ 24.1, 24.2 và 24.3 SGK.
III – Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: (2 phút)
- Gọi lớp trưởng báo cáo sĩ số.
2. Tổ chức tình huống học tập: (2 phút)
GV yêu cầu học sinh đọc phần mở bài, tự giới thiệu bài mới và ký hiệu của cường độ dòng điện.
3. Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện: (10 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
GV treo hình 24.1 và giới thiệu mạch điện, nêu các tác dụng của các dụng cụ sử dụng trong mạch điện (phát sáng và nhiệt).
Thông báo về công dụng của ampe kế và biến trở cùng với cách đọc giá trị cường độ trên ampe kế.
@ Tiến hành thí nghiệm cho HS quan sát.
Yêu cầu HS đọc thông báo về cường độ dòng điện và đơn vị của cường độ dòng điện.
à Quan sát hình vẽ, nghe thông báo về tác dụng của các dụng cụ.
à 1 HS đọc kết quả trong thí nghiệm của GV, 1 HS khác ghi giá trị của ampe kế lúc đèn sáng mạnh và yếu.
à So sánh 2 giá trị I vừa ghi được để nêu nhận xét.
à Đọc thông báo.
I – CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN:
1. Thí nghiệm:
(SGK)
2. Nhận xét:
Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
3. Cường độ dòng điện:
- Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện.
- Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A).
Ngoài ra còn dùng miliampe (mA).
1mA = 0,001A
4. Tìm hiểu ampe kế: (10 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
GV treo hình 24.2, giới thiệu dụng cụ.
? Ampe kế dùng để làm gì?
Hướng dẫn HS tìm hiểu ampe kế dựa vào 4 nội dung trong SGK so với dụng cụ thực tế.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu C1.
Hướng dẫn HS các xác định độ chia nhỏ nhất và quy tắc dùng ampe kế.
à Quan sát hình vẽ.
à Đọc SGK để trả lời câu hỏi.
D Thảo luận nhóm tìm hiểu 4 nội dung câu C1.
à Quan sát và tìm hiểu cách đọc độ chia nhỏ nhất và cách dùng ampe kế.
II – AMPE KẾ:
1. Công dụng:
Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
2. Các nhận biết:
- Trên mặt có ghi chữ A.
- Có 1 kim quay và trên mặt chia độ có GHĐ và ĐCNN.
- Có 2 chốt ghi dấu (+) và dấu (–).
4. Đo cường độ dòng điện: (15 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
GV treo hình vẽ 24.3 cho HS quan sát mạch điện và hướng dẫn HS lắp mạch điện như hình vẽ.
à Lưu ý HS mắc đúng quy tắc.
Yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ mạch điện mình vừa mắc.
Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành C2.
@ Các nhóm lắp mạch điện theo sự hướng dẫn của GV.
D Các nhóm thảo luận và vẽ sơ đồ mạch điện.
@ Thực hiện các bước 5 và 6 như SGK.
D Thảo luận nhóm rút ra nhận xét từ kết quả thu được từ thí nghiệm.
III – ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN:
I1 = …………….A
I2 = …………….A
Nhận xét: Dòng điện qua đèn có cường độ lớn (nhỏ) hơn thì đèn sáng mạnh (yếu) hơn.
5. Vận dụng, củng cố và giao nhiệm vụ về nhà: (6 phút)
Trợ giúp của GV
Hoạt động của HS
Kiến thức trọng tâm
Yêu cầu HS đọc và trả lời C3,C4, C5.
& Tổng kết và củng cố:
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.
- ? Ampe kế dùng để làm gì? Đơn vị đo cường độ dòng điện và ký hiệu của nó.
H Đọc Có thể em chưa biết, làm tất cả BT trong SBT, xem trước bài học mới.
à Hoạt động cá nhân.
C5:
A mắc đúng vì chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.
IV – VẬN DỤNG:
C3:
a) 0,175A = 175 mA.
b) 0,8A = 380 mA.
c) 1250mA = 1,25 A.
d) 280mA = 0,28 A.
C4:
2 – a ; 3 – b ; 4 – c
File đính kèm:
- Ly 7 tiet 28.doc