1.Kiến thức:
- Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
- Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.
2. Kĩ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện ( chọn ampe kế thích hợp 1và mắc đúng qui tắc dùng).
6 trang |
Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Môn Vật lý lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 28: Bài 24: Cường độ dòng điện (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 Ngày 22-03-07………………………………
Tiết 28: Bài 24: CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I- MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.
2. Kĩ năng: Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện ( chọn ampe kế thích hợp 1và mắc đúng qui tắc dùng).
3. Thái độ: - Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN.
Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm.
II- CHUẨN BỊ:
Đồ dùng cho mỗi nhóm HS: 2 pin 1,5V và đế lắp; 1 bóng đèn, 1 khoá, 5 dây nối; 1 ampe kế.
- Bảng 1 SGK ( làm 6 bảng nhóm).
Đồ dùng cho GV:
Hình vẽ to H 24.1;24.2; 24.3 SGK ; bảng 2 SGK;
Như đồ dùng của HS
Nguồn là ăcqui 12V.
1 ampe kế loại to.
1 đồng hồ vạn năng (hiện số).
1 biến trở.
Phiếu học tập:
TT
Nguồn điện
Cường độ dòng điện
1
2pin
I1 =………..A
2
4pin
I2 = ……….A
NHẬN XÉT: mối liên hệ giữa độ sáng của đèn và cường độ dòng điện qua đèn.
C2: Dòng điện chạy qua đèn có cường độ càng …………………..thì đèn càng ………………………
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
KIẾN THỨC
5P
10P
10P
12P
6P
2P
HĐ1: KTBC- giới thiệu bài mới.
- Nêu các tác dụng của dòng điện?
* Vào bài: Dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Mỗi tác dụng này có thể mạnh, yếu khác nhau tuỳ thuộc vào cường độ dòng điện.Cường độ dòng điện là một đại lượng vật lý, vì vậy nó có đơn vị đo và dụng cụ đo riêng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cường độ dòng điện qua bài học hôm nay.
HĐ2: Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện.
-GV giới thiệu mạch điện TN hình 24.1. Thông báo với HS: ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện để cho biết dòng điện mạnh hay yếu, biến trở là dụng cụ để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
- GV làm TN cho HS quan sát. GV dịch chuyển con chạy của biến trở để thay đổi độ sáng của bóng đèn. Yêu cầu HS quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh, yếu để hoàn thành nhận xét (chưa yêu cầu HS đọc số chỉ của ampe kế).
- Gọi vài HS đọc nhận xét – GV sửa cách dùng câu từ của HS và chốt lại nhận xét đúng.
- GV thông báo về cường độ dòng điện, kí hiệu và đơn vị cường độ dòng điện. Lưu ý HS khi viết kí hiệu, đơn vị đúng.
HĐ 3: Tìm hiểu về ampe kế
- GV nhắc lại HS ghi vở: ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ampe kế:
+ Nhận biết: GV đưa ra 2 đồng hồ đo điện giống nhau ampe kế và vônkế. Hỏi : Điểm nào trên mặt đồng hồ đo giúp chúng ta phân biệt ampe kế với dụng cụ đo khác.
+ Yêu cầu các nhóm, tìm hiểu về GHĐ, ĐCNN của ampe kế của nhóm mình và tìm hiểu một số đặc điểm của ampe kế theo trình tự mục b,c,d.
- Điều khiển thảo luận các nội dung mục a, b, c, d. – chốt lại kết quả đúng.
HĐ 4: Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện.
- GV giới thiệu kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện, bổ sung thêm kí hiệu cho chốt (+), chốt (-) của ampe kế
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3, chỉ rõ chốt (+), chốt (-) của ampe kế trên sơ đồ mạch điện.
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ.
- GV treo bảng số liệu hình 24.4, hãy cho biết ampe kế của nhóm em có thể dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào? Tại sao?
- GV lưu ý HS khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ dùng điện nào ta phải chọn ampe kế có GHĐ phù hợp, nhưng trong các ampe kế đó ampe kế có ĐCNN càng nhỏ, độ chính xác của kết quả đo càng cao.
- Yêu cầu các nhóm mắc mạch điện H24.3 ( chưa đóng công tắc).
- GV kiểm tra mạch mắc của các nhóm. Lưu ý HS mắc đúng, đảm bảo chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn, không được mắc trực tiếp chốt(+),chốt(-) của ampe kế với hai cực của nguồn điện, nhắc nhở sai sót của HS khi chưa điều chỉnh kim ampe kế về vạch số 0. Sau đó cho các nhóm đóng công tắc.
- Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch điện, ta cần phải chọn ampe kế, mắc ampe kế vào trong mạch điện như thế nào?
- Đặt mắt đọc kết quả đo như thế nào để kết quả chính xác?
GV chốt lại một số điểm lưu ý khi sử dụng ampe kế.
- Yêu cầu các nhóm mắc thêm 2 pin cho nguồn điện và tiến hành tương tự để đo cường độ dòng điện trong mạch trong trường hợp này, quan sát độ sáng của đèn, hoàn thành mục 6 và trả lời câu C2.
- Hướng dẫn HS thảo luận – rút ra nhận xét.
HĐ5: Củng cố – vận dụng –hdvn
- Yêu cầu HS nhắc lại những điểm cần ghi nhớ trong tiết học.
- Vận dụng trả lời C3, C4, C5. Với C4, GV viết lên bảng thành 2 cột:
1 cột là GHĐ của một số ampe kế, 1 cột là giá trị cần đo để HS dùng gạch nối để chọn.
- Hướng dẫn thảo luận câu C3, C4, C5 chốt lại câu trả lời đúng để HS ghi vào vở.
- Còn thời gian cho HS đọc phần “ Có thể em chưa biết”
Hướng dẫn về nhà:
Học bài : học ở vở ghi và xem thêm SGK.
Làm bài tập từ bài 1 đến bài 6 SBT.Xem trước: Bài 25: Hiệu điện thế.
-Yêu cầu HS nêu được 5 tác dụng của dòng điện.
- HS quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng với khi bóng đèn sáng mạnh, yếu để hoàn thành nhận xét.
*Nhận xét: Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
- HS lắng nghe và ghi vào vở kí hiệu của cường độ dòng điện I và đơn vị đo là ampe(kí hiệu là A).
- HS ghi vở :ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện.
- HS quan sát mặt ampe kế để nêu đựoc đặc điểm phân biệt ampe kế với dụng cụ đo điện khác. ( Trên mặt ampe kế có ghi A hoặc mA).
- HS hoạt động theo nhóm, tìm hiểu một số đặc điểm của ampe kế.
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày các nội dung mục a,b,c, d đã thảo luận trong nhóm và nêu nhận xét các ý kiến của các nhóm khác trong lớp. Yêu cầu nêu được:
a. Hình 24.2a: GHĐ: 100mA; ĐCNN: 10mA.
Hình 24.2b:
GHĐ: 6A; ĐCNN: 0,5A.
b. Ampe kế H24.2a,b dùng kim chỉ thị. Ampe kế H24.2c hiện số.
c. Ampe kế có 2 chốt nối dây dẫn : chốt dương(+), chốt âm(-).
d. HS nhận biết được chốt điều chỉnh kim của ampe kế cụ thể của nhóm mình.
- Vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3.
- Nhận xét sơ đồ mạch điện của bạn ở trên bảng.
- HS dựa vào bảng số liệu và GHĐ của ampe kế nhóm mình để trả lời câu hỏi của GV.
- Mắc mạch điện hình 24.3 (với nguồn điện 2 pin theo nhóm).
-Khi GV đã kiểm tra mạch đúng, đóng công tắc và đọc số chỉ của ampe kế , ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Tự ghi vào vở những điểm cần lưu ý khi sử dụng ampe kế đo cường độ dòng điện.
+Chọn ampe kế có GHĐ phù hợp với giá trị cường độ dòng điện muốn đo.
+Phải điều chỉnh để kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
+Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế với cực (+) của nguồn điện.
+Khi đọc kết quả phải đặt mắt sao cho kim che khuất ảnh của nó trong gương.
-Các nhóm tiến hành TN với nguồn 4 pin, quan sát, nhận xét, hoàn thành mục 6 và câu C2.
*Nhận xét: dòng điện qua đèn có cường độ lớn (nhỏ) hơn thì đèn sáng mạnh (yếu )hơn.
-HS nhớ tại lớp các điểm cần ghi nhớ như phần ghi nhớ SGK.
- Vận dụng làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C3, C4, C5.
Câu C3:
a) 175mA b) 380mA
c)1,25 A d) 0,28A.
Câu C4:
2.a; 3.b; 4.c
Câu C5: chọn a
- HS chữa bài nếu sai.
- Đọc phần “có thể em chưa biết”
I CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN.
1. Thí nghiệm: H24.1 SGK.
Nhận xét: Đèn sáng càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn.
2. Cường độ dòng điện:
a) Số chỉ của ampe kế là giá trị của cường độ dòng điện.
+ Cường độ dòng điện được kí hiệu: I
b) Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A)
Ngoài ra còn dùng miliampe (mA).
1A = 1000mA.
1mA = 0,001A
II- Ampe kế
1. Công dụng: ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện.
2. Cách nhận biết:
+ Trên mặt có ghi chữ A hoặc mA.
+ Có 1 kim quay và trên mặt chia độ có GHĐ và ĐCNN.
+ Có hai chốt ghi dấu (+) và dấu (-).
III- ĐO CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN.
Vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3:
2. Mắc mạch điện hình 24.3
*Nhận xét:
Dòng điện qua đèn có cường độ lớn (nhỏ) hơn thì đèn sáng mạnh(yếu)hơn.
IV. VẬN DỤNG
GHI NHỚ: SGK TR.68
* Rút Kinh Nghiệm Bổ Sung :
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- 29.DOC